1. Tiêu chuẩn 1: Về phát triển kinh tế.
a) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, không có hộ đói;
b) Hộ nghèo ở đô thị dưới 4%, vùng nông thôn dưới 6%.
2. Tiêu chuẩn 2: Về phát triển văn hóa-xã hội.
a) Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, không có hủ tục lạc hậu mê tín; từ 60% trở lên thôn, khu phố có Nhà văn hóa; Thôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa từ 80% trở lên; Gia đình văn hóa từ 80% trở lên; xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công. Có đội văn nghệ quần chúng, có trạm truyền thanh, có phòng đọc sách;
b) Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở trở lên; Trẻ em đến tuổi được đi học, có biện pháp giúp đỡ học sinh nghèo, khuyến khích học sinh giỏi. Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Có ít nhất 01 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia;
c) Đạt chuẩn chuẩn quốc gia y tế xã; giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng, phòng dịch theo quy định; Số hộ có nhà tắm, hố xí, dùng nước sạch từ 80% trở lên;
d) Có môi trường cảnh quan sạch đẹp, không bị ô nhiễm.
3. Tiêu chuẩn 3: Về an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội.
a) Đảng bộ, (chi bộ) trong sạch, vững mạnh. Số Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh từ 80% trở lên. Không có Chi bộ yếu kém;
b) Chính quyền vững mạnh; các đoàn thể chính trị được công nhận vững mạnh; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Khiếu kiện, đơn thư của nhân dân được giải quyết ở cơ sở;
d) Đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm, ma tuý;
e) Xây dựng hương ước, quy ước, quy chế cụm dân cư;
f) Không có điểm nóng về tình hình an ninh trật tự.
4. Tiêu chuẩn 4: Về cơ sở vật chất - kết cấu hạ tầng.
a) Đường làng, ngõ xóm thông thoáng, được cải tạo nâng cấp theo hướng bê tông hóa, nhựa hóa;
b) Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các công trình phúc lợi, di tích danh lam thắng cảnh;
c) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và bài trừ mê tín dị đoan;
d) Có điện lưới quốc gia;
e) Trung tâm xã được xây dựng, quy hoạch.
Điều 15. Thủ tục công nhận danh hiệu Xã - phường - thị trấn văn hóa:
1. Điều kiện công nhận:
a) Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này.
b) Có thời gian phát động xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã giữ vững danh hiệu “Xã - phường - thị trấn văn hóa” các năm sau. Đạt từ 80 điểm trở lên.
c) Được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Xã - phường - thị trấn văn hóa.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Công văn đề nghị của UBND huyện, thị xã, thành phố;
b) Bảng chấm điểm, báo cáo kết quả triển khai xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu “Xã - phường - thị trấn văn hóa” (có so sánh với thời gian chưa phát động xây dựng hoặc so với năm đã được công nhận danh hiệu trước đó) có xác nhận của UBND huyện, thị xã, thành phố;
c) Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện, thị xã, thành phố.
3. Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng tỉnh kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh xét quyết định công nhận hoặc tái công nhận danh hiệu “Xã - phường - thị trấn văn hóa” cấp tỉnh đủ tiêu chuẩn theo định kỳ 3 năm 1 lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Xã, phường, thị trấn văn hóa”).
Điều 16. Hình thức công nhận Xã, phường, thị trấn văn hóa:
1. Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định công nhận và tái công nhận Xã - phường - thị trấn văn hóa kèm theo Bằng công nhận theo định kỳ 3 năm một lần (kể từ khi phát động xây dựng hoặc được công nhận danh hiệu “Xã - phường - thị trấn văn hóa”).
2. Bằng công nhận Xã - phường - thị trấn văn hóa được UBND tỉnh trao tại buổi lễ sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm hoặc tổng kết phong trào từng giai đoạn.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng, tùy theo thành tích đạt được đối với các Xã - phường - thị trấn văn hóa tiêu biểu.
Điều 17. Tiêu chuẩn công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh:
1. Tiêu chuẩn 1: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội.
a) Hàng năm hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên chức và người lao động;
b) Chấp hành tốt chế độ phòng gian bảo mật; có lực lượng tự vệ, bảo vệ được huấn luyện theo chế độ, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ quan;
c) Không có trường hợp vi phạm pháp luật, kỷ luật hoặc sai sót nghiêm trọng trong sinh hoạt, công tác.
2. Tiêu chuẩn 2: Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
a) Gia đình công nhân viên chức, lao động hòa thuận gương mẫu, thực hiện tốt các tiêu chuẩn và được công nhận Gia đình văn hóa;
b) Nội bộ đoàn kết, nhất trí thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và các nghĩa vụ, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, không mê tín dị đoan;
d) Thực hiện tốt cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, không có người sinh con thứ 3 trở lên;
e) Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, không cửa quyền, hách dịch, thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch thiệp, nghĩa tình trong quan hệ giải quyết công việc hàng ngày;
f) Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”.
3. Tiêu chuẩn 3: Có môi trường văn hóa lành mạnh.
a) Công sở làm việc xanh, sạch, đẹp; có bảng nội quy, có bảng tên đơn vị; treo cờ, khẩu hiệu đúng quy định, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
b) Giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, nghĩa tình, thân thiện với nhân dân nơi công tác và cư trú;
c) Có tác phong làm việc khoa học, văn minh, hiệu quả;
d) Có các thiết chế văn hóa - thể thao phù hợp;
e) Có các hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách, chế độ, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và tổ chức chính trị xã hội đến công nhân viên chức, lao động;
f) Sắp xếp, bố trí phòng làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
4. Tiêu chuẩn 4: Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
a) Có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa - thể thao;
b) Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng thu hút đông đảo công nhân viên chức, lao động đến sinh hoạt, rèn luyện.
Điều 18. Thủ tục công nhận danh hiệu Đơn vị có Nếp sống văn minh:
1. Điều kiện công nhận:
a) Có thời gian tham gia đăng ký, phát động xây dựng từ 6 tháng trở lên. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại điều 17 Quy chế này, có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên;
b) Được Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn minh (Liên đoàn Lao động) đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
a) Bảng tự chấm điểm của đơn vị;
b) Báo cáo kết quả quá trình triển khai xây dựng Đơn vị có Nếp sống văn minh. Có xác nhận của cấp Ủy trực tiếp quản lý;
c) Công văn đề nghị công nhận danh hiệu của Thủ trưởng đơn vị.
3. Căn cứ đề nghị của cơ quan đơn vị, Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn minh (Liên đoàn Lao động) từng cấp tiến hành xem xét, thẩm định và lập danh sách đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh.
Điều 19. Hình thức công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh:
1. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ra Quyết định công nhận và tái công nhận đơn vị có Nếp sống văn minh kèm theo Giấy công nhận hàng năm.
2. Giấy công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh được Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Đơn vị có Nếp sống văn minh (Liên đoàn Lao động) trao tại buổi lễ sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hàng năm hoặc tổng kết phong trào từng giai đoạn.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |