2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Trong những năm qua đã có bước chuyển biến rõ nét, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong giai đoạn 2000-2010 đạt 18,36%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 23,49%/năm; giai đoạn 2005-2010 đạt 16,78%/năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch tích cực, năm 2010 đã chiếm 28,64%, tăng 15,87% so với năm 2000.
2.1. Ngành công nghiệp- TTCN
Bảng 9: Một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
2005
|
2009
|
2010
|
Cát sỏi các loại loại
|
1000m3
|
78
|
192
|
208
|
Gạo ngô
|
Tấn
|
30750
|
34060
|
37040
|
Mỳ
|
Tấn
|
260
|
720,7
|
800
|
Đậu phụ
|
Tấn
|
535
|
737,1
|
739,7
|
Rượu trắng
|
1000 lit
|
590
|
713,9
|
750
|
Tơ tằm
|
Tấn
|
8
|
11,8
|
13
|
Quần áo may sẵn
|
1000c
|
52
|
68,4
|
71,4
|
Gỗ xẻ các loại
|
M3
|
|
6808
|
7000
|
Gỗ búc
|
M3
|
|
1712,7
|
2000
|
Giát giường
|
1000 bộ
|
21
|
61,1
|
62
|
Vàng mó
|
Triệu
|
35
|
67,3
|
70
|
Đan lát
|
1000c
|
820
|
779
|
929,6
|
Đá trang sức
|
1000c
|
|
843,9
|
900
|
Gạch nung
|
1000v
|
34500
|
39630
|
62444
|
Ngói múc
|
1000v
|
120
|
126
|
140
|
Ngói vảy
|
1000v
|
4150
|
210
|
230
|
Nông cụ cầm tay
|
1000c
|
10
|
34,5
|
47,3
|
Cày bừa
|
Cỏi
|
215
|
254
|
260
|
Cánh cửa nhôm sắt
|
M2
|
13890
|
30845
|
31200
|
Đồ mộc dân dụng
|
M3
|
|
1875,1
|
8607
|
Tủ các loại
|
Cái
|
945
|
1096
|
1200
|
Giường các loại
|
Cái
|
760
|
1146
|
1200
|
Bàn ghế các loại
|
Bộ
|
895
|
1078
|
1100
|
Xập
|
Cái
|
85
|
116
|
120
|
Cánh cửa
|
Bộ
|
776
|
2839
|
3000
|
Đồ mộc khác
|
cỏi
|
482
|
1669
|
1800
|
(Nguồn: phòng Thống kê huyện Lập Thạch)
Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.
Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh chóng từ 1770 cơ sở với 3922 (năm 2000) lên 3.150 cơ sở (năm 2010) thu hút 7228 lao động.
- Trên địa bàn đã được phê duyệt và hiện đang giải phóng mặt bằng cho khu nhà máy gạch thuộc tập đoàn Prime tại xã Bản Giản, Đồng ích với diện tích 111,5 ha (Bản Giản 90 ha; Đồng ích 21,5 ha). Triển khai xây dựng nhà máy giầy da tại xã Xuân Lôi.
- Tiểu thủ công nghiệp: Đã quy hoạch và đang triển khai 2 cụm tiểu thủ công nghiệp tại Bắc Bình – Thái Hòa và Triệu Đề với các nghề: đan lát, mây tre đan, dệt tơ tằm. Làng nghề mây tre đan xã Triệu Đề đã được công nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & PTNT với 880 hộ sản xuất với trên 4000 lao động. Khu làng nghề tại thị trấn Lập Thạch với diện tích 7,2ha đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Các loại sản phẩm chính như: khai thác cát sỏi, sản xuất gạch, đồ mộc, cắt may, đan lát các loại...
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000-2010 ngành công nghiệp – TTCN đạt 11,73%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 11,6%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 14,98%/năm.
2.2. Xây dựng
Trong giai đoạn 2000-2010 phát triển mạnh, đã tiến hành xây mới được nhiều công trình như các trụ sở UBND các xã thị trấn, trường học các cấp, trạm y tế, công trình thủy lợi,....
Cũng trong giai đoạn vừa qua đã tận dụng mọi nguồn vốn và huy động nội lực để phát triển mạng lưới giao thông. Đã nhựa hóa được 75km đường quốc lộ và tỉnh lộ, hoàn thành cầu Bì La, cứng hóa được trên 51km đường nội thị, đường liên xã.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 2010 đạt 156.810 triệu đồng, phân theo các ngành kinh tế như sau:
Bảng 10: Đầu tư XDCB phân theo nguồn và cấu thành 2007 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Không tính vốn của dân tự đầu tư)
Chỉ tiêu
|
2007
|
2009
|
2010
|
Tỷ lệ 2009 (%)
|
Tổng số
|
69818
|
132702
|
156810
|
|
I. Phân theo nguồn vốn
|
62691
|
132702
|
156810
|
|
- Vốn ngân sách cấp
|
|
|
149693
|
|
Trong đó ngân sách tập trung
|
|
|
|
|
- Vốn tự có của các doanh nghiệp
|
7127
|
|
7117
|
|
II. Phân theo ngành kinh tế
|
69818
|
132702
|
|
100.00
|
- Nông nghiệp
|
6534
|
15376
|
|
11.59
|
- Công nghiệp chế biến
|
|
|
|
|
- Sản xuất, phân phối điện nước
|
16190
|
25629
|
|
19.31
|
- Vận tải, kho bãi, thông tin
|
14451
|
44542
|
|
33.57
|
- Quản lý nhà nước, ANQP
|
6184
|
11653
|
|
8.78
|
- Giáo dục đào tạo
|
20848
|
34562
|
|
26.04
|
- Y tế, cứu trợ
|
3843
|
|
|
|
- Văn hoá thể thao
|
1163
|
940
|
|
0.71
|
- Đảng, đoàn thể, hiệp hội
|
605
|
|
|
|
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện)
Tốc độ tăng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt trên 38%/năm.
Nhìn lại những năm qua, các chương trình đầu tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ sở vật chất, cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trực tiếp đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần thay đổi bộ mặt của nông thôn của huyện.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000-2010 ngành xây dựng đạt 22,44%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 31,42%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 17,48%/năm.
3. Ngành thương mại - dịch vụ
Hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong những năm qua đã có bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.
a. Dịch vụ vận tải:
Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân 20%/năm trong 5 năm gần đây. Có 2 tuyến xe buýt Vĩnh Yên - Lập Thạch với trên 30 lượt xe đi đến mỗi ngày và hàng trăm xe tải lớn nhỏ, đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Dịch vụ vận tải bao gồm cả đường sông và đường bộ. Số lượng phương tiện có 123 ô tô, 8 công nông, 169 thuyền máy.
Khối lượng và doanh thu từ dịch vụ vận tải hàng hóa không ngừng tăng lên, năm 2010 đạt trên 1,5 triệu tấn, doanh thu đạt trên 53 tỷ đồng.
b. Thương nghiệp
Thị trường hàng hoá sôi động, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.
Năm 2010, toàn huyện có 3943 hộ với 8247 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, trong đó:
- Thương nghiệp có 3016 hộ với 3562 lao động. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như buôn bán đồ dùng gia đình, thực phẩm, lương thực, vật liệu xây dựng,….
- Dịch vụ có 626 hộ với 662 lao động, hoạt động trong các lĩnh vực sửa chữa xe máy, xe đạp, uốn tóc, sửa chữa điện tử,…
c. Nhà hàng
Năm 2010, toàn huyện có 533 hộ với 733 lao động kinh doanh nhà hàng chủ yếu kinh doanh hàng ăn uống, giải khát,…
d. Hoạt động bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hướng hiện đại. Đến nay 100% số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã hoặc trạm bưu cục, tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 15 máy/100 dân.
e. Hoạt động ngân hàng
Hệ thống ngân hàng chính sách bám sát các chủ trương của Đảng và Nhà nước, phục vụ tốt các đối tượng chính sách trên địa bàn. Các ngân hàng chuyên doanh có nhiều cố gắng trong việc huy động và cho vay vốn, góp phần tích cực tăng vốn đầu tư phát triển.
Do có nhiều đổi mới về hoạt động kinh doanh, nguồn vốn liên tục tăng trưởng đáp ứng mọi nhu cầu cho vay kinh doanh. Mở rộng các hoạt động tín dụng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả góp phần xoá đói, giảm nghèo.
Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng, ngân hàng biến động theo chiều hướng tốt và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
f. Hệ thống chợ, tụ điểm thương mại
+ Chợ trung tâm huyện Lập Thạch đã hoạt động lâu đời tại trung tâm thị trấn.
+ Chợ nông thôn: có 9 chợ đang hoạt động: Chợ Ngọc Mỹ, chợ Quang Sơn, chợ Ri (Hợp Lý), chợ Trang (Bắc Bình), chợ Đầm (Thái Hòa), chợ Miễu (TT Hoa Sơn), chợ Lối (Xuân Lôi), chợ Triệu Đề, chợ Tiên Lữ.
+ Hiện chưa có tụ điểm thương mại được hình thành rõ rệt, chủ yếu các hộ gia đình mở xung quanh các chợ nông thôn, tại trung tâm các xã, thị trấn như ở khu trung tâm thị trấn Hoa Sơn, khu chợ Đầm (Thái Hòa), khu ngã 4 trung tâm chợ Lối.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trong giai đoạn 2000 - 2010 đạt 22,81%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 20,63%/năm và giai đoạn 2005-2010 đạt 28,75%/năm.
Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành năm 2010 chiếm 30,52% tăng 3,79% so với năm 2000.
4. Hoạt động tài chính – ngân sách
Công tác tài chính, ngân sách đã đi vào nề nếp. Chi ngân sách bám sát và đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Thực hiện đúng luật ngân sách. Làm tốt công tác quản lý thu chi ngân sách.
Tích cực khai thác mọi nguồn thu, quản lý chi chặt chẽ bảo đảm đúng mục đích và tiết kiệm.
Công tác kiểm tra, kiểm soát chi tiêu ngân sách được tiến hành thường xuyên, quản lý kho quỹ an toàn.
4.1. Thu ngân sách
Những năm gần đây, thu ngân sách hàng năm tăng khá. Nếu như năm 2000 tổng thu ngân sách địa phương mới đạt 30.370 triệu đồng thì đến 2009 chỉ tiêu thu đã là 286.559 triệu đồng (ước năm 2010 tổng thu đạt trên 310 tỷ đồng). Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2000-2009 đạt 25,15%.
Về cơ cấu thu, đến năm 2009, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện mới chiếm tỷ trọng 12,98% trong khi nguồn trợ cấp từ ngân sách cấp trên là 84,37%.
Bảng 11: tổng Thu ngân sách giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
|
Các năm
|
|
2000
|
2005
|
2009
|
2010
|
Tổng thu ngân sách
|
30.370
|
137.246
|
286.559
|
310.104
|
I. Thu trên địa bàn huỵện
|
12.726
|
57.414
|
37.183
|
33.033
|
+ Thuế ngoài quốc doanh
|
1.020
|
1.978
|
9.855
|
13.043
|
+ Thuế TNCN
|
|
|
482
|
|
+ Thuế sử dụng đất NN
|
3.622
|
217
|
17
|
39
|
+ Thuế nhà đất
|
254
|
342
|
542
|
560
|
+ Tiền thuê đất
|
21
|
26
|
47
|
|
+ Phí, lệ phí
|
820
|
1.272
|
806
|
1.200
|
+ Tiền sử dụng đất
|
223
|
29.853
|
11.813
|
|
+ Thuế chuyển quyền SD đất
|
20
|
64
|
65
|
|
+ Lệ phí tưrớc bạ
|
8
|
1.791
|
4.812
|
5.300
|
+ Thu SN xã
|
|
214
|
|
|
+ Thu thanh lý tài sản
|
|
59
|
|
|
+ Thu phạt ATGT
|
|
|
2.325
|
|
+ Thu quỹ đất công ích và đất công
|
|
1.741
|
3.052
|
|
+ Thu đóng góp tự nguyện và ngày công LĐcông ích
|
2.582
|
19.042
|
1.941
|
645
|
+ Thu khác
|
4.155
|
815
|
1.426
|
|
II. Thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên
|
17.644
|
76.321
|
241.784
|
261.578
|
III. Thu kết dư
|
|
1.634
|
7.592
|
|
IV. Nguồn khác (Viện trợ không hoàn lại)
|
|
1.877
|
|
4.741
|
IV. Thu chuyển nguồn
|
|
|
|
|
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch và niên giám thống kê huyện Lập Thạch
4.2. Chi ngân sách
Năm 2009, tổng chi trên địa bàn huyện là 236.651 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 64.426 triệu đồng, chiếm 27,22%; chi thường xuyên 123.183 triệu đồng, chiếm 52,05% và chi bổ sung cho ngân sách cấp xã là 49.042 triệu đồng, chiếm 22,70% (tổng chi năm 2010 ước trên 207.484 triệu đồng),
Chi ngân sách huyện giai đoạn 2000 - 2009 đảm bảo các yêu cầu chi thường xuyên, đột xuất phục vụ các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Quản lý chi tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện chi ngân sách, công khai dân chủ, trong phân bổ dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm.
Bảng 12: chi ngân sách giai đoạn 2000 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
|
Các năm
|
|
2000
|
2005
|
2009
|
2010
|
Tổng chi ngân sách
|
21145
|
65935
|
236.651
|
207.484
|
I. Chi đầu tư phát triển
|
5885
|
8880
|
64.426
|
98.243
|
II. Chi thường xuyên
|
15260
|
31713
|
123.183
|
110.057
|
+ Chi SN an ninh
|
|
350
|
473
|
717
|
+ Chi quốc phòng
|
|
407
|
504
|
522
|
+ Chi SN giáo dục và đào tạo nghề
|
1361
|
1116
|
79.843
|
70.160
|
+ Chi SN y tế
|
130
|
611
|
4.625
|
|
+ Chi SN VHTT
|
227
|
760
|
870
|
|
+ Chi SN phát thanh
|
|
244
|
42
|
|
+ Chi SN TDTT
|
|
233
|
|
|
+ Chi SN đảm bảo xã hội
|
|
5792
|
17.489
|
|
+ Chi SN kinh tế
|
915
|
3451
|
2.183
|
|
+ Chi quản lý hành chính
|
7612
|
7677
|
16.378
|
|
+ Chi khác ngân sách
|
5015
|
11072
|
776
|
|
+ Chi dự phòng
|
|
|
|
4.500
|
III. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
|
|
25342
|
49.042
|
86.585
|
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch và niên giám thống kê huyện Lập Thạch
4.3. Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ ngân sách, kiểm soát chi và thanh toán kịp thời, kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt công tác triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ và các đợt phát hành công trái của Nhà nước.
Hoạt động của kho bạc đã đáp ứng được nhu cầu chi theo quy định hiện hành.
5. Công tác quản lý đất đai và tài nguyên, môi trường
Căn cứ Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004, UBND huyện đã lập rà soát điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối; đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp xã, thực hiện nghiêm việc giao đất, thu hồi đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. Huyện cũng xây dựng kế hoạch về việc xử lý các vi phạm, yếu kém trong quá trình quản lý và sử dụng đất; làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện luật đất đai; cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông- lâm nghiệp và đất ở. Công tác dồn điền đổi thửa được triển khai nhưng do đặc thù ruộng đất của địa phương địa hình không bằng phẳng, manh mún nên kết quả đạt được chưa cao.
Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng; một số cơ quan, tổ chức, đoàn thể đã có chương trình cam kết bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân có tiến bộ, công tác quản lý nhà nước về môi trường được tăng cường, một số kỹ thuật công nghệ mới được áp dụng như: Hầm khí biôga, lò gạch thu khói cưỡng bức, chôn ủ rác thải, đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
6. Phát triển kinh tế nhiều thành phần
Thực hiện chủ trương của Đảng và Luật Doanh nghiệp, các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh và bình đẳng trong cơ chế thị trường.
- Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã có sự chuyển đổi tích cực. Một số HTX đã vươn lên đảm nhiệm được các khâu dịch vụ cơ bản, giúp hộ nông dân phát triển sản xuất. Năm 2009, toàn huyện có 30 hợp tác xã, trong đó có 9 HTX dịch vụ điện năng độc lập và 21 HTX dịch vụ tổng hợp (trong đó 12 HTX toàn xã và 9 HTX quy mô thôn). Nhìn chung các HTX nông nghiệp đã khắc phục được một số tồn tại, yếu kém trước đây và hoạt động có hiệu quả làm tốt các khâu dịch vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp như điện, thủy lợi, giống cây trồng vật nuôi, công tác khuyên nông. Tuy nhiên phần lớn trình độ của các cán bộ HTX còn thấp do chưa qua đào tạo, năng lực tổ chức quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển HTX trong cơ chế thị trường.
- Kinh tế cá thể, hộ gia đình phát triển đa dạng, kinh tế trang trại phát triển khá góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo. Toàn huyện có 26 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 19 trang trại tổng hợp, 3 trang trại thủy sản, 2 trang trại trồng rừng, 2 trang trại chăn nuôi. Các trang trại đã từng bước đầu tư vào sản xuất và thu nhập không ngừng được nâng lên, mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng cho mỗi trang trại trở lên.
Tuy nhiên các trang trại trên địa bàn huyện nói riêng cũng như trên địa bàn tỉnh nói chung chưa có sự hợp tác, liên kết với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ với nhau về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của các trang trại sản xuất ra chưa nhiều nhưng đã gặp khó khăn về tiêu thụ, thị trường giá cả chưa ổn định. Chưa có một chính sách thu mua sản phẩm để khuyến khích phát triển trang trại sản xuất nông lâm sản hàng hóa. Do đó cần có chính sách để quản lý, phát triển trang trại để khi các trang trại phát triển, sản xuất ngày càng nhiều thì việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm được quan tâm.
- Các doanh nghiệp nhà nước: nhà nước trung ương có 7 doanh nghiệp (tài chính tín dụng, sản xuất phân phối điện nước,...), nhà nước địa phương có 17 doanh nghiệp (dịch vụ điện năng, tài chính tín dụng, vận tải,...).
- Các doanh nghiệp ngoài nhà nước: có 56 doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương nghiệp sửa chữa,..., đa phần các doanh nghiệp đều hoạt động sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
7. Đánh giá kết cấu hạ tầng cơ sở 7.1. Giao thông 7.1.1. Đường bộ
Trên địa bàn huyện có một số tuyến đường sau:
- Đường Quốc lộ, tỉnh lộ: có chiều dài 75 km hiện đã cứng hóa 74 km, đạt 99%.
+ Đường Quốc lộ lộ 2C (Km37.cầu Liễn Sơn – Km 49+700.Quang Sơn) có chiều dài 13km, mặt đường nhựa, bê tông hóa 100%.
+ Đường tỉnh lộ 305 (cầu Bến Gạo – TT.Lập Thạch) dài 11km, mặt đường nhựa, bê tông hóa 100%.
+ Đường tỉnh lộ 306 (cầu Bì La – TT.Lập Thạch) dài 8km đã nhựa và bê tông hóa 100%.
+ Đường tỉnh lộ 307 (Thái Hòa – TT.Lập Thạch) dài 15km đã nhựa và bê tông hóa 100%.
+ Đường tỉnh lộ 305 C (Xuân Lôi – Phú Hậu) dài 11km đã nhựa và bê tông hóa 100%.
+ Đường đê kết hợp giao thông (Triệu Đề – Liễn Sơn) dài 17km đã nhựa và bê tông hóa được 16km (94%), còn lại 1km là đường cấp phối.
Bảng 13: Hiện trạng giao thông huyện Lập Thạch
STT
|
Loại đường
|
Chiều dài (km)
|
Tỷ lệ (%)
|
|
Tổng cộng
|
1678,36
|
100
|
|
+ Đã cứng hóa
|
1002,5
|
59,73
|
|
+ Đá, cấp phối, đất
|
675,86
|
40,27
|
1
|
Đường quốc lộ, tỉnh lộ
|
75
|
100
|
|
+ Đã cứng hóa
|
74
|
98,67
|
|
+ Đá, cấp phối, đất
|
1
|
1,33
|
2
|
Đường huyện
|
87,7
|
100
|
|
+ Đã cứng hóa
|
50,3
|
57,35
|
|
+ Đá, cấp phối, đất
|
37,4
|
42,65
|
3
|
Đường liên xã, đường làng, nội đồng
|
839,8
|
100
|
|
+ Đã cứng hóa
|
202,34
|
36,5
|
|
+ Đá, cấp phối, đất
|
637,46
|
163,5
|
(Nguồn: Phòng Công thương huyện Lập Thạch)
- Đường huyện: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 87,7km. Hiện nay đã cứng hóa được 50,3km (57%). Một số tuyến đường như đường Xuân Hòa – Bắc Bình – Hợp Lý; Hợp Lý – Ngọc Mỹ; Tử Du – Liên Hòa – Liễn Sơn cơ bản đã thi công xong phần nền và cống thoát nước và đang thi công phần kết cấu mặt.
- Đường xã, thị trấn: Hiện nay các tuyến đường do xã, thị trấn quản lý là 839,8km (bao gồm cả 285,5km đường ra đồng, lên đồi). Trong đó đường giao thông nông thôn 554,3km, đã cứng hóa được 202,34km đạt 36,5% còn lại là đường đất 351,6km (chiếm63,5%).
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư và huy động nhân dân đóng góp nhưng do tính chất huyện miền núi, các điểm dân cư không tập trung do đó khối lượng đường giao thông nông thôn lớn nên tỷ lệ đường được nhựa hoá và bê tông hoá còn thấp, mặt khác tổng vốn đầu tư hàng năm của tỉnh và huyện cho các công trình giao thông rất thấp so với tổng nhu cầu đầu tư cho các công trình giao thông trên địa bàn, chỉ chiếm khoảng từ 5-8% .
7.1.2. Hệ thống điện
Bảng 14 : Thực trạng hệ thống điện huyện Lập Thạch
Số TT
|
Địa phương
|
Chiều dài đường dây (km)
|
Trạm biến áp
|
Cao, trung thế
|
Hạ thế 0,4KV
|
Số lượng (trạm)
|
Công suất (KVA)
|
1
|
TT Lập Thạch
|
2,66
|
9,465
|
11
|
50 – 560
|
2
|
Xã Vân Trục
|
3,01
|
|
3
|
180
|
3
|
Xã Xuân Hoà
|
4,9
|
|
4
|
180
|
4
|
Xã Liễn Sơn
|
4,62
|
|
3
|
180 – 250
|
5
|
TT Hoa Sơn
|
1,795
|
|
4
|
100 – 320
|
6
|
Xã Thỏi Hoà
|
3,36
|
|
7
|
160 – 320
|
7
|
Xã Văn Quán
|
19,6
|
11,365
|
6
|
180 – 250
|
8
|
Xã Đình Chu
|
2,647
|
8,645
|
3
|
180 – 320
|
9
|
Xã Triệu Đề
|
9,87
|
|
4
|
180 – 250
|
10
|
Xã Sơn Đông
|
5,416
|
|
5
|
180 – 320
|
11
|
Xã Bàn Giản
|
0,608
|
|
3
|
160 – 250
|
12
|
Xã Tử Du
|
2,91
|
|
3
|
180 – 250
|
13
|
Xã Liên Hoà
|
1,33
|
|
4
|
180
|
14
|
Xã Đồng ích
|
5,095
|
|
4
|
250 – 320
|
15
|
Xã Hợp Lý
|
2,87
|
|
3
|
180
|
16
|
Xã Ngọc Mỹ
|
10,15
|
|
8
|
100 – 250
|
17
|
Xã Quang Sơn
|
3,71
|
|
4
|
100 – 250
|
18
|
Xã Xuân Lôi
|
2,53
|
|
5
|
100 – 320
|
19
|
Xã Tiên Lữ
|
3,602
|
|
3
|
160 - 250
|
|
Tổng
|
90,683
|
29,475
|
87
|
50 - 560
|
(Nguồn: Chi nhánh điện Lập Thạch)
Hệ thống điện cao thế và hạ thế huyện Lập Thạch cơ bản được xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, 20/20 xã, thị trấn, 100% thôn bản và 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lưới điện cao thế có 2 loại đường dây: đường 10KV có tổng chiều dài 68,91 km; đường dây 35KV có tổng chiều dài 21,773 km. Toàn huyện có 76 trạm hạ thế với tổng dung lượng 15.870 KVA. Dây hạ thế 0,4KVA có chiều dài tổng cộng 29,475 km.
Theo đánh giá của ngành điện, hiện nay các trạm biến áp vận hành đủ tải; vào giờ cao điểm có hiện tượng quá tải (khoảng 20%). Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều vùng còn thiếu điện hoặc điện áp sụt không sử dụng được. Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp – TTCN, dịch vụ thương mại còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
7.1.3. Thuỷ lợi
Cơ sở hạ tầng thủy lợi huyện Lập Thạch bao gồm:
a. Hệ thống đê sông:
Có hơn 15 km đê cấp IVb sông Phó Đáy.
b. Hệ thống hồ, đập:
Trên địa bàn huyện Lập Thạch có 106 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích 216,01 ha; tổng dung tích 5027198,5 m3 với khả năng tưới 4651,98 ha. Ngoài các hệ thống trên còn có hệ thống hồ Vân Trục với diện tích trên 200 ha do công ty thủy lợi Lập Thạch quản lý.
Bảng 15: Thống kê các công trình ao, hồ, đập huyện Lập Thạch
STT
|
Địa điểm
|
Số lượng ao, hồ, đập
|
Tổng DT (ha)
|
Tổng Dung tớch (m3)
|
Khả năng tưới (ha)
|
Vụ chiờm
|
Vụ mựa
|
Vụ đông
|
1
|
Thỏi Hòa
|
7
|
5,57
|
69021,5
|
17
|
17
|
17
|
2
|
Vân Trục
|
7
|
4,25
|
84200
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Liễn Sơn
|
8
|
24,8
|
64000
|
35,6
|
27,2
|
34
|
4
|
Sơn Đông
|
3
|
11
|
40000
|
44
|
8
|
44
|
5
|
Bắc Bình
|
4
|
21,4
|
1052400
|
142,12
|
142,12
|
142,12
|
6
|
Xuân Hòa
|
17
|
23,65
|
1995961
|
263
|
263
|
246
|
7
|
Văn Quán
|
6
|
21,31
|
751332
|
182,7
|
168,8
|
163,8
|
8
|
Đồng Ích
|
2
|
7
|
-
|
24
|
28
|
8
|
9
|
Bàn Giản
|
3
|
-
|
-
|
49,08
|
49,08
|
49,08
|
10
|
TT Lập Thạch
|
2
|
11,9
|
-
|
7,1
|
7,1
|
7,1
|
11
|
Quang Sơn
|
9
|
14,6
|
-
|
207
|
192
|
197
|
12
|
Tử Du
|
3
|
0,74
|
16700
|
31,6
|
31,6
|
31,6
|
13
|
Tiên Lữ
|
4
|
2,41
|
27260
|
5,7
|
-
|
-
|
14
|
Triệu Đề
|
2
|
3,66
|
17000
|
19
|
8,67
|
15,6
|
15
|
Liên Hòa
|
9
|
13,91
|
208650
|
155,17
|
155,17
|
155,17
|
16
|
Xuân Lụi
|
6
|
15,9
|
259200
|
82,8
|
88
|
59,8
|
17
|
TT Hoa Sơn
|
2
|
3
|
-
|
60
|
75
|
55
|
18
|
Đình Chu
|
3
|
3,234
|
62250
|
235,5
|
105,4
|
121
|
19
|
Hợp Lý
|
7
|
19,51
|
376974
|
110
|
73
|
34
|
20
|
Ngọc Mỹ
|
2
|
8,17
|
2250
|
55,6
|
70,6
|
35
|
Tổng
|
106
|
216,014
|
5027198,5
|
1726,97
|
1509,74
|
1415,27
|
(Nguồn: Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc, phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch)
c. Trạm bơm tưới
Lập Thạch có 37 trạm bơm cố định có công suất máy từ 22 – 33kw, lưu lượng nước từ 350 – 900 m3/h. Diện tích tưới tiêu chủ động là 4575,75 ha (đạt 79,50%). Diện tích chưa có công trình thủy lợi là 991,69 ha. Đất bán đồi màu không có khả năng tưới là 187,88 ha.
Bảng 16: Hiện trạng hệ thống của các trạm bơm huyện Lập Thạch
STT
|
Trạm bơm
|
Địa điểm
|
Số máy
|
CS máy (Kw)
|
Ftk (ha)
|
I
|
Trạm bơm tưới
|
|
37
|
888
|
1315
|
1
|
Ba cây
|
Đồng ích
|
2
|
33
|
180
|
2
|
Đồi Bìa
|
"
|
1
|
22
|
15
|
3
|
Bì La
|
"
|
1
|
33
|
20
|
4
|
Hạ ích
|
"
|
1
|
33
|
20
|
5
|
Bến Lở
|
"
|
1
|
33
|
80
|
6
|
Liễn Sơn I
|
Liễn Sơn
|
1
|
33
|
70
|
7
|
Liễn Sơn II
|
"
|
2
|
33
|
|
8
|
Đồng Hầm
|
TT. Lập Thạch
|
1
|
22
|
10
|
9
|
Liên Hòa I
|
Liên Hòa
|
1
|
33
|
40
|
10
|
Liên Hòa II
|
"
|
1
|
22
|
|
11
|
Liên Hòa III
|
"
|
1
|
22
|
|
12
|
Đình Chu I
|
Đình Chu
|
1
|
33
|
60
|
13
|
Đình Chu II
|
"
|
1
|
33
|
|
14
|
Quang Sơn
|
Quang Sơn
|
1
|
33
|
60
|
15
|
Hữu Bình I
|
Bắc Bình
|
1
|
33
|
84
|
16
|
Hữu Bình II
|
"
|
1
|
33
|
56
|
17
|
Cây Gai
|
Thái Hòa
|
3
|
33
|
260
|
18
|
Cội Kðo
|
"
|
1
|
33
|
|
19
|
Trạm bơm Truyền
|
"
|
2
|
22
|
|
20
|
Xe Đình
|
Triệu Đề
|
1
|
30
|
50
|
21
|
Ao Xốc
|
Tiên Lữ
|
1
|
33
|
50
|
22
|
Đầm Vực
|
"
|
1
|
33
|
|
23
|
Văn Quán I
|
Văn Quán
|
2
|
33
|
50
|
24
|
Văn Quán II
|
"
|
1
|
22
|
|
25
|
Phú Đa
|
Sơn Đông
|
2
|
33
|
70
|
26
|
Phú Bình
|
"
|
1
|
33
|
70
|
27
|
Bến Đình
|
"
|
1
|
22
|
20
|
28
|
Hồ Gơng
|
"
|
1
|
22
|
20
|
29
|
Bàn Giản I
|
Bàn Giản
|
1
|
33
|
20
|
30
|
Bàn Giản II
|
"
|
1
|
22
|
10
|
II
|
Trạm bơm tiêu
|
|
|
|
|
(Nguồn: Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc, phòng Nông nghiệp huyện Lập Thạch)
d. Hệ thống kênh mương.
Trên địa bàn huyện có 444,53 km kênh mương. Trong đó kênh cấp 1 là 22,18 km đã được kiên cố hóa do 2 Công ty (Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Lập Thạch và Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn) quản lý. Kênh chính cấp 3 loại 1 có 197,25 km đã kiên cố hóa được 63,75 km (32,31%) ; kênh nhánh cấp 3 loại 2 có 225,1 km và đã kiên cố hóa 12,05 km (5,35%).
Nhìn chung, công tác thuỷ lợi luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo như: Tu bổ đê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.
7.1.4. Bưu chính - viễn thông và phát thanh, truyền hình 7.1.4.1. Bưu chính - viễn thông
a. Về bưu chính:
Mạng lưới bưu chính trên địa bàn huyện gồm:
+ 16 điểm bưu điện văn hoá xã.
+ Đường thư cấp 2 (từ tỉnh về huyện) có 1 tuyến bằng xe chuyên ngành.
+ Đường thư cấp 3: từ huyện đi các xã, phương tiện sử dụng là mô tô, xe máy.
+ Đường thư nội bộ các xã, thị trấn: gồm 20 tuyến. Phương tiện chủ yếu là xe máy và xe đạp.
Nhìn chung các tuyến đều đảm bảo chuyển thư báo trong ngày và hoạt động khá hiệu quả. Mạng thông tin bưu chính về phát hành báo chí được tổ chức từ huyện đến xã, thôn do bưu điện huyện tổ chức thực hiện đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp và nhu cầu của nhân dân.
b. Viễn thông:
- Mạng lưới viễn thông những năm qua đã từng bước được hoàn thiện và hiện đại hoá với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến tháng 12 năm 2009: 100% số thôn, xã, thị trấn có điện thoại. Số máy điện thoại do Trung tâm viễn thông Lập Thạch quản lý là 18029 máy (điện thoại cố định 10807; G phone 5782 máy; di động 1440 thuê bao), bình quân 14,5 máy/100 dân. Hiện có 4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn là VNPT, Điện lực, Mobile và Viettel với 6225 thuê bao di động (1225 thuê bao trả sau; 5000 thuê bao trả trước).
- Về thiết bị chuyển mạch: Trên địa bàn huyện do Trung tâm quản lý, khai thác 6 tổng đài vệ tinh ACATEL; 1 tổng đài truy nhập V5.2 và 4 tổng đài truy nhập MSAN với tổng dung lượng lắp đặt là 15.552 Line (đã sử dụng 12.225 Line) cùng với đó là 11 trạm thu phát sóng di động Vinaphone.
- Về thiết bị Internet ADSL: Trung tâm quản lý và khai thác 7 thiết bị IPDSLAM, đây là thiết bị cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao phục vụ nhu cầu lắp đặt của nhân dân.
- Hệ thống truyền dẫn: Hiện nay hệ thống thu phát sóng Vi ba số đã được thay đổi bằng hệ thống truyền dẫn cáp quang. Trên địa bàn huyện có 169 km cáp quang với 208 sợi.
7.1.4.2. Đài truyền thanh
+ Trong năm 2010 Đài truyền thanh huyện luôn làm tốt vai trò là chiếc cầu nối đưa chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với cuộc sống của nhân dân địa phương. Ngoài công tác phát thanh tiếp âm đài Trung ương 3 chương trình/ngày và đài tỉnh 2 chương trình/ngày, đài đã thực hiện chương trình phát thanh của huyện 4 buổi/tuần với 96 chương trình phát thanh với thời lượng 3360 phút với tổng số trên 1000 tin bài, phóng sự và gần 100 chuyên mục phát thanh trên sóng phát thanh của đài huyện.
+ Mạng lưới phát thanh và truyền hình đã phủ sóng 20/20 xã, thị trấn. Tuy nhiên, diện phủ sóng truyền thanh mới chỉ đạt khoảng 90% do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, máy phát sóng của Đài huyện cũ, công suất nhỏ.
+ Về cơ sở vật chất và trang thiết bị của Đài truyền thanh huyện bao gồm 01 nhà cấp 4 với 05 phòng làm việc. 01 máy phát sóng FM công suất 150W với cột ăng ten cao 30m. 01 đầu thu chuyên dụng và một số thiết bị như đài rađio catset, micro, máy vi tính, 02 máy ảnh kỹ thuật số, 01 bàn trộn âm thanh. Trang thiết bị tuy được đầu tư trang bị nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động trong tình hình mới.
+ Hệ thống truyền thanh cơ sở có 19 đài truyền thanh cấp xã, trong đó có 03 xã (Bắc Bình, Ngọc Mỹ, Văn Quán) có hệ thống truyền thanh không dây (FM) với công suất 50W, cột ăng ten cao 18m, các cụm thu phát và hệ thống loa mỗi xã từ 16 – 17 loa hoạt động thường xuyên.
7.1.5. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 7.1.5.1. Nước sinh hoạt nông thôn
Trên địa bàn huyện hiện đã xây dựng xong nhà máy và hệ thống cung cấp nước cho thị trấn Lập Thạch giai đoạn I, đang tiến hành xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước giai đoạn II. Đến thời điểm điều tra có khoảng 79243 người trên tổng số 124177 người được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (chiếm 63,81%), trong đó từ nước máy 1241 người; từ giếng đào hợp vệ sinh 64345 người; sử dụng nước mưa (lu, bể chứa) 1175 người và nước giếng khoan là 12482 người.
Do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay việc xây dựng một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do Bộ Nông nghiệp và PTNT và một số dự án khác đầu tư nhưng do thiếu phần vốn đối ứng của dân nên vẫn chưa đưa vào sử dụng được gây lãng phí vốn đầu tư.
Bảng 17: hiện trạng nước Sinh hoạt nông thôn
Số TT
|
Chỉ tiêu
|
Số lượng HVS
|
Người dùng
NSHHVS
|
% so tổng
số người
|
|
Tổng số người
|
124177
|
79243
|
63,81
|
1
|
Sử dụng nước máy
|
317
|
1241
|
|
2
|
Sử dụng nước giếng đào HVS
|
19080
|
64345
|
|
3
|
Sử dụng nước mưa (lu, bể chứa)
|
235
|
1175
|
|
4
|
Sử dụng nước giếng khoan
|
3003
|
12482
|
|
(Nguồn: phòng Tài nguyên - Môi trường huyện)
7.1.5.2.Vệ sinh môi trường nông thôn
Hiện tại vấn đề rác thải chưa lớn, song với đà phát triển như hiện nay thì vấn đề này cần phải đặt ra trong quy hoạch. Hiện tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ và các trung tâm y tế thải nước và rác hầu như chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào đất, sông suối,...
Trong thời gian tới, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tăng nhanh. Đây là nguy cơ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện. Thói quen sử dụng nhiều phân vô cơ mất cân đối và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cần được thay dần và chuyển sang sử dụng phân vi sinh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, sản xuất nông nghiệp sạch để tránh ô nhiễm môi trường. Phần lớn các xã chưa xây dựng nơi chứa, xử lý rác thải nên tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn xảy ra. Hệ thống nghĩa địa của huyện chưa có quy hoạch, nằm rải rác trong khu dân cư, đây cũng là nguồn gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Cần có quy hoạch hệ thống nghĩa địa đi cùng với quy hoạch các điểm dân cư.
Hiện nay đã và đang xây dựng 8 khu xử lý rác thải tại 7 xã, thị trấn: TT Lập Thạch, TT Hoa Sơn, Ngọc Mỹ, Thái Hòa, Hợp Lý, Đồng ích, Tiên Lữ. Hỗ trợ nông hộ xây được 701 hầm bioga.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |