* TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
Hoạt động 1: PHÂN TÍCH ĐỀ
- GV cho HS đọc lại đề bài.
Hoạt động 2: CÔNG BỐ ĐÁP ÁN
-GV công bố đáp án trắc nghiệm và tự luận
Hoạt động 3: NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM
GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài làm ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...)
*Ưu điểm
- Hình thức: Đa số các em trình bày sạch, đẹp.
- Nội dung: Đa số các em có học bài nên làm bài phần trắc nghiệm khá tốt. Biết sắp xếp các câu và biết dùng lời văn của mình khi viết đoạn văn. Đoạn văn có cảm xúc.
* Nhược điểm
- Hình thức
Bên cạnh những ưu điểm thì còn một số hạn chế: Một số em trình bày chưa cẩn thận, còn tẩy xóa khi làm bài, phần trắc nghiệm xóa nhiều câu.
- Nội dung
+ Một số em chưa học bài kĩ nên bài làm chỉ nêu chứ chưa có dẫn chứng. Chưa biết thể hiện cảm xúc.
+ Kĩ năng viết đọan văn, diễn đạt chưa tốt, chưa biết dùng từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn văn cần phải rèn luyện thêm.
Hoạt động 4: THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI LÀM
( Xem cuối giáo án)
*TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
Hoạt động 1: NHẮC LẠI ĐỀ:
- GV cho HS đọc lại đề bài.
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý
(?) Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
(?) Xác định những ý chính cơ bản trong câu truyện?
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DÀN Ý.
- Gv hướng dẫn HS xây dựng dàn ý theo bố cục 3 phần?
Hoạt động 4. NHẬN XÉT ƯU - KHUYẾT ĐIỂM
GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...)
GV: Chỉ ra những nhược điểm: Nội dung bài tự sự, cách sắp xếp các ý tự sự như thế nào?
* Ưu điểm
- Hình thức: Đa số các em trình bày sạch, đẹp, rõ ràng, logic và rõ trọng tâm, nắm được mục đích và yêu cầu của đề bài.
- Nội dung: Nhiều em nắm vững thể loại và phương pháp làm bài. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
* Nhược điểm
- Hình thức: Bên cạnh những ưu điểm thì còn một số hạn chế:
+ Một số em trình bày chưa cẩn thận, còn tẩy xóa khi làm bài.
+ Chữ xấu, viết tắt vẫn còn.
+ Văn tự sự gồm nhiều sự việc, nhưng lại không biết tách các sự việc thành các đoạn văn cho rõ ràng.
- Nội dung:
+ Có bài làm có chi tiết tốt song chưa biết khai thác kết hợp được với tả và biểu cảm.
+ Một số câu chuyện diễn đạt còn sơ sài, đại khái làm mất đi ý nghĩa của truyện.
+ Chưa biết dùng từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn văn nên đoạn văn còn rời rạc.
+ Một số bài chưa kể rõ kỉ niệm đáng nhớ mà chỉ kể chung chung.
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN SỬA LỖI SAI CỤ THỂ
GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu với vấn đề thuyết minh
GV thống kê những lỗi của HS .
Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi.
HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở.
Hoạt động 6: PHÁT BÀI, ĐỐI CHIẾU DÀN Ý, TIẾP TỤC SỬA BÀI
- GV cho 2 HS phát bài cho các em, hướng dẫn HS đối chiếu với dàn ý và sửa bài.
Hoạt động 7: ĐỌC BÀI MẪU
- Gv đọc bài mẫu của các em đạt điểm khá: Uyên Chi (8a1), Minh Trang (8a1), Vân Anh (8a1), Mỹ Linh (8a2)…
Hoạt động 8: GHI ĐIỂM, THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG ( Xem cuối giáo án)
|
* TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. PHÂN TÍCH ĐỀ
- Xem lại tiết 41
II. CÔNG BỐ ĐÁP ÁN
-Xem lại tiết 41
III. NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM
IV. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI LÀM
* TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
I. ĐỀ BÀI
- Xem lại tiết 35, 36.
II. TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý
- Xem lại tiết 35, 36.
III. DÀN Ý
- Xem lại tiết 35,36.
IV. NHẬN XÉT ƯU- KHUYẾT ĐIỂM
* Ưu điểm:
- Hình thức: Đa số các em trình bày sạch, đẹp, rõ ràng, logic và rõ trọng tâm, nắm được mục đích và yêu cầu của đề bài.
- Nội dung: Nhiều em nắm vững thể loại và phương pháp làm bài. Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
* Nhược điểm:
- Hình thức: Bên cạnh những ưu điểm thì còn một số hạn chế:
+ Một số em trình bày chưa cẩn thận, còn tẩy xóa khi làm bài.
+ Chữ xấu, viết tắt vẫn còn.
+ Văn tự sự gồm nhiều sự việc, nhưng lại không biết tách các sự việc thành các đoạn văn cho rõ ràng.
- Nội dung:
+ Có bài làm có chi tiết tốt song chưa biết khai thác kết hợp được với tả và biểu cảm.
+ Một số câu chuyện diễn đạt còn sơ sài, đại khái làm mất đi ý nghĩa của truyện.
V. HƯỚNG DẪN SỬA LỖI SAI CỤ THỂ
( Xem cuối giáo án)
VI. PHÁT BÀI, ĐỐI CHIẾU DÀN Ý, TIẾP TỤC SỬA BÀI
VII. ĐỌC BÀI MẪU
VIII. GHI ĐIỂM, THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ
- Viết lại đoạn văn vào vở bài tập theo dàn bài đã hướng dẫn.
* Bài mới
- Chuẩn bị bài “Bài toán dân số”. Khảo sát bình quân số trẻ / 1 phụ nữ ở thôn của em.
|