Dịch nghĩa: Bài ca về người gãy đàn đất Long Thành
Người đẹp Long Thành
Họ tên không được biết
Riêng thạo đàn Nguyễn cầm
Dân trong thành gọi nàng là cô Cầm
Gãy khúc "Cung phụng" từ triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt từ trời đưa xuống thế gian.
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến tiệc
Tuổi cô cỡ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa xôi
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc vui đãi tôi
Ca kỹ trẻ xinh cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòng
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàng
Thành quách đã chuyển, người cũng đổi thay
Nương dâu trở thành biển cả đã nhiều
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Sót lại đây còn người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Hai mắt trừng lên tưởng nhớ chuyện xưa
Thương cho đối mặt mà chẳng nhìn nhận ra nhau.
3. Sa hành đoản ca沙行短歌 – Cao Bá Quát高伯适
a. Tiểu sử tác giả
Cao Bá Quát 高伯适 (1809?-1855) tự Chu Thần 周臣 sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, ất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự
Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. Nhưng ông được lòng ân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh hần thương dân yêu nước của ông. Tác phẩm của ông còn được lưu đến nay là 1353 bài thơ, 21 bài văn xuôi, một số bài ca trù và khá nhiều câu đối.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm giao thiệp tìm gươm báu
Một đời chỉ cúi trước hoa mai)
Đôi câu đối ấy đã thâu tóm khá đầy đủ hoài bão và phẩm chất Cao Bá Quát. Lúc trẻ Cao Bá Quát cũng như trăm nghìn sỹ tử khác mong học giỏi đỗ cao để giúp đời. Trong thơ thấy rõ cái hăng hái thường tình ấy Trên đường công danh đã mấy ai nhàn/ Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây. Nhưng cũng nhận ra ngay trong cơn hăng hái trên đường đi thi ấy cái khí phách khác thường của ông:
Sóng biển trào lên như đầu bạc lô nhô
Gió giận dữ đánh chìm cả những chiếc thuyền to
Chớp giật sấm ran ai nấy đều xanh mắt,
Giữa cảnh, con chim hải âu vẫn nhởn nhơ
Sau này trong truyền thuyết về Cao nhiều giai thoại cũng vẽ nên sự bình thản của ông giữa gian lao như hải âu giữa bão: Một chiếc cùm lim chân có đế/ Ba vòng xích sắt bước thì vương.
Khí phách ấy bắt nguồn từ chất tâm hồn của Cao Bá Quát. Tâm hồn ấy cao rộng. Qua núi Dục Thúy: Ta muốn trèo lên đỉnh núi cao ngất kia/ Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước. Tâm hồn ấy giàu năng lực bên trong, chấp nhận cái khó của đường đời:
Bãi cát dài, bãi cát dài!
Bước một bước lại như lùi một bước.
Trong tình cảnh oan khốc bị giam cầm, tra tấn chỉ vì tội sửa vào bài thi cho một thí sinh có tài vô ý phạm trường quy, ông tỉnh táo và can đảm coi việc mình làm là việc thiện, mà việc thiện thì ở hoàn cảnh nào cũng nên làm. Ông coi công lý thời ấy như cái máy làm nhục người (Bài thơ tả cái cùm). Ông nhìn thẳng vào chiếc roi da đang quật nhoang nhoáng vào người mình, ông tả nó và tả chính tâm trạng mình, như một cuộc đọ sức. Cái việc tả chính xác với các chi tiết nghiêm lạnh cho thấy ai vững hơn ai:
Roi quất nhoang nhoáng bay đi liệng lại như ánh chớp.
Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào bờ ao lở
Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nồi nước sôi (...)
Ở nơi góc đài những giọt sương trong cũng vì ta mà bay lên
Roi song rủ xuống thôi không hăng như trước nữa
Chắp tay đứng, ruột mềm quặn lại như cuốn vào ngón tay được.
Ông nhìn sông dài như lưỡi kiếm dựng giữa trời xanh. Ông hỏi hoa sen ngươi có hồng bằng mặt rượu của ta không? Ông thấy núi như chiếc chén xà cừ của khách say. Khí phách, tài tử như Cao Bá Quát lại là người thắm thiết tình cảm, đặc biệt tình cảm gia đình. Ông có những câu thơ thương vợ thương con tình cảm chân thực, ngôn ngữ mộc mạc, hình như ông không muốn vẻ đẹp của tài thơ làm mờ đi nét thực của cảm xúc. Một số truyền thuyết muốn nhấn mạnh khí phách Cao Bá Quát đã mô tả ông có tính cách ngang tàng khinh bạc, coi nhẹ tình cảm, e không đúng. Cao Bá Quát khí phách nhưng đa cảm, đó là sự phong phú của tâm hồn ông. Thương xót người thân và thương xót mọi người nghèo khổ, bị ức hiếp. Hãy nghe ông mời một người đói cùng ăn Than ôi hãy ngừng lệ/ Một bữa ta tạm mời/ Đời người như quán trọ/ Ung dung nào mấy ai/ Thong thả đừng nuốt vội/ No ứ dễ hại người. Cao Bá Quát đã thấy nguồn gốc nỗi khổ ấy, không dễ nói thẳng ra, nhưng ông đã tìm cách nói:
Nghe nói xe Rồng vừa ngự tới
Cung vua sẵn đó lại cung vua
Tâm sự nhà nho Cao Bá Quát rối bời: Tâm sự và tóc có chi phải so sánh vắn dài/ Đến lúc đã rối bời thì cùng rối bời như nhau. Rối bời vì ái quốc thì không thể trung quân.
Cuối đời, những bài thơ Cao Bá Quát càng nặng trĩu nội tâm. Không chỉ buồn thương, mà có buồn thương cũng không chỉ vì thân danh mình lận đận. Hoài bão của con người một đời chỉ cúi trước hoa mai rộng xa hơn nhiều. Trước cảnh đời ngang trái ấy ông không thể làm tấm bia không chữ, (Thế sự hà kham một tự bi). Ông phải có thái độ, nhưng thái độ ấy không thể nói trong thơ. Ông như cái hạt sen ôm tấm lòng đắng ngắt chỉ mình mình biết (Liên tử hữu tâm tri độc khổ). Đêm xuân đọc sách mà như đối thoại với người xưa (Bùi ngùi xuân này ngồi đối diện với người xưa) mà như giao lưu với vũ trụ (Dưới có người không ngủ/ Trên có vì sao muốn rơi). Trong bài Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, ý chí hành động của Cao Bá Quát đã rõ, sau khi nhắc đến Chu An, Nguyễn Trãi, ông viết:
Khách nam nhi chẳng vì thế thái
Đem thân ra đỡ lấy cương thường
Năm 1853 Cao Bá Quát đã trở thành một trong những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Bối cảnh lịch sử chưa đủ chín để cuộc khởi nghĩa thành công. Nhưng Cao Bá Quát đã trở thành hình tượng sáng chói của lớp nhà thơ hoạt động, từ thơ mà thành chiến sỹ, lấy máu để diễn tả cao nhất cảm xúc của chính mình.
Hà Nội 1-11-2000
Vũ Quần Phương
b. Tác phẩm:
沙行短歌
長沙復長沙,
一步一回卻。
日入行未已,
客子淚交落。
君不學仙家美睡翁,
登山涉水怨何窮。
古來名利人,
奔走路途中。
風前酒店有美酒,
醒者常少醉者同。
長沙長沙奈渠何,
坦路茫茫畏路多。
聽我一倡窮途歌。
北山之北山萬疊,
南山之南波萬級,
君胡為乎沙上立。
Phiên âm: Sa hành đoản ca
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang uý lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc, sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?
Dịch nghĩa: Bài ca đi trên cát (Người dịch: Huệ Chi)
Bãi cát, bãi cát dài!
Mỗi bước lại như lùi.
Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,
Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi!
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận không nguôi.
Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời.
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả, hỏi tỉnh được mấy người?
Bãi cát, bãi cát, ngao ngán lòng,
Đường phẳng mờ mịt, đường hiểm vô cùng!
Nghe ta ca "cùng đồ" một khúc!
Phía bắc núi Bắc, núi muôn lớp!
Phía nam núi Nam, sóng muôn đợt!
Sao mình anh còn trơ lại trên bãi cát?
4. Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm吳時任
Ngô Thì Nhậm 吳時任 (1745-1803) là một "Sĩ phu Bắc Hà" kiệt xuất (người làng Tả Thanh Oai, Hà Đông), đỗ tiến sĩ năm 1776. Ông từng làm quan dưới thời Lê mạt, nhưng ngôi sao Ngô Thì Nhậm chỉ thực sự bừng sáng rực rỡ khi ông được gặp gỡ người anh hùng Nguyễn Huệ, tựa như Lã Vọng gặp Chu Văn Vương thuở trước.
Với khối óc mẫn tuệ phi thường, Ngô Thì Nhậm mau lẹ nhận chân được chân lí của thời đại mình: Nguyễn Huệ chính là người anh hùng, là bậc minh quân của dân tộc. Đó là mẫu người "anh hùng áo vải", từ nhân dân mà ra, nhưng đã kết tinh được toàn bộ tinh hoa của dân tộc và trở thành biểu tượng cao nhất của dân tộc thời đại bấy giờ.
Triều đại Tây Sơn tiến bộ hơn, tất yếu sẽ thay thế cho triều đại Lê - Trịnh đã đến kì mạt vận. Tiêu chuẩn cao nhất đối với một sĩ phu chân chính là phải xác định rõ con đường mình phải đi (từ bỏ cái gì, theo cái gì?) và làm gì để cống hiến nhiều nhất cho dân tộc mình?
Tư duy của Ngô Thì Nhậm rất chuẩn xác, do đó hành động của ông trong cả cuộc đời cũng hoàn toàn chuẩn xác. Ông là mẫu mực cao nhất của một trí thức chân chính thời đại Tây Sơn.
Những đóng góp của ông cho người anh hùng Nguyễn Huệ (cũng là cho đất nước) rất đáng kể, cả về chính trị, ngoại giao lẫn quân sự. Ông đã bổ khuyết những chỗ thiếu hụt của Quang Trung (do nhà vua xuất thân từ tầng lớp bình dân, không thể có được vốn học vấn uyên bác như ông). Có thể nói, sức mạnh anh hùng vô song của Nguyễn Huệ cộng với trí tuệ viên mãn của Ngô Thì Nhậm là những nhân tố cực kì quan trọng khiến triều đại Tây Sơn đạt tới đỉnh cao hiển hách, đã làm cho triều đình nhà Thanh vô cùng vị nể.
Tài năng của Ngô Thì Nhậm còn được thể hiện rõ nét ở một bình diện khác: Ông là một thi nhân đích thực, chủ nhân của một gia tài văn chương đồ sộ: 600 bài thơ và 15 tác phẩm lớn.
Phan Huy Ích đã nhận định về ông: "Tài uyên bác thông đạt, trở thành ngọn cờ chót vót giữa rừng nho chúng ta".
Thơ Ngô Thì Nhậm bao hàm nhiều mảng đề tài: Những bài thơ tức cảnh cho thấy ông có khả năng chộp bắt cái THẦN của mỗi đối tượng ông mô tả. Ví dụ chỉ với hai câu thơ:
Khinh tuyết, ngạo sương, riêng bẩm tính
Khuôn thiêng khéo đã đúc nên dày.
đã khắc họa một ấn tượng mạnh về cốt cách của "cây tùng đơn lẻ" - ngụ ý ca tụng cốt cách của một đấng trượng phu chân chính.
Trong những bài thơ "ngôn chí", thơ "tư tưởng", ông trình bày những tư tưởng của một trí thức ở tầm cao của lịch sử, nêu bật những gì ông chấp nhận và những gì ông phủ nhận không khoan nhượng. Chẳng hạn, xét thời vua Lê - chúa Trịnh - chúa Nguyễn, ông viết:
Vua - tôi đứng sững ba chân vạc,
Ông, tế (ông nhạc, chàng rể) hằn nhau, nửa cuộc cờ!
...Cương thường muôn thuở còn bia miệng,
Hổ chọi, rồng tranh khéo vẽ trò!
Trong những bài thơ vịnh nhân vật lịch sử, ông bộc lộ những tình cảm khâm phục, thương xót... của mình với người xưa: Gia Cát Lượng, Giả Nghị, Nhạc Phi, Chiêu Quân, Văn Thiên Tường, Tô Đông Pha... Có thể dễ dàng nhận thấy ông tâm đắc.
Mảng thơ vô cùng quí giá của Ngô Thì Nhậm là mảng thơ trữ tình, ở đó tình cảm đầy ắp của ông như tuôn trào dưới ngòi bút. Chẳng hạn, trên đường đi sứ Trung Hoa, gặp ngày sinh nhật của cha (Ngô Thì Sĩ), nhớ đến cha đã mất, ông viết:
Xa xa xe hạc cách mây,
Lấy ai rượu thọ chén đầy dâng cha?
Rau thơm dâu cả ở nhà
Vắng tin mai nở, sứ xa cõi ngoài...
Ngoài thơ, Ngô Thì Nhậm còn viết phú, và những bài "chiếu" làm thay vua Quang Trung, (như Nguyễn Trãi xưa viết thay Lê Lợi) mà người ta thấy ông đã lồng không ít những lý tưởng của ông trong đó: Chiếu lên ngôi vua (1788), Chiếu cầu hiền v.v...
Có lẽ điều đáng tiếc nhất trong văn nghiệp của Ngô Thì Nhậm là ông đã không chú tâm sáng tác "thơ Nôm", nền thơ dân tộc mà những bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm... đã dày công vun đắp. Tuyển chọn một số thi phẩm tiêu biểu viết bằng Hán văn của Ngô Thì Nhậm, được các dịch giả am tường Hán học dịch thành thơ Việt Nam, chúng tôi mong chuyển tải đến quí độc giả cái hơi thở nồng nàn của tâm hồn và trí tuệ một đấng sĩ phu kiệt xuất nửa cuối thế kỷ XVIII mà tấm lòng son của ông còn rạng rỡ mãi với sử xanh...
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 06-1999
KIỀU VĂN
IV. Văn bản Hán Văn của Hồ Chí Minh:
1. Mộ 暮 - Hồ Chí Minh
暮
倦鳥歸林尋宿樹
孤雲慢慢度天空
山村少女磨包粟
包粟磨完爐已烘
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Chiều tối (Người dịch: Nam Trân)
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
2. Vọng nguyệt望月 – Hồ Chí Minh
望月
獄中無酒亦無花
對此良宵奈若何
人向窗前看明月
月從窗隙看詩家
Phiên âm: Vọng nguyệt
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa: Ngắm trăng
(Người dịch: Nam Trân)
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
3. Tảo giải早解 – Hồ Chí Minh
早解
一次雞啼夜未闌
群星擁月上秋山
征人已在征途上
迎面秋風陣陣寒
東方白色已成紅
幽暗殘餘早一空
暖氣包羅全宇宙
行人詩興忽加濃
Phiên âm: Tảo giải
Nhất thứ kê đề dạ vị lan
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dư tảo nhất không
Noãn khí bao la toàn vũ trụ
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch nghĩa: Giải đi sớm (Người dịch: Nam Trân)
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đến tàn, quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
PHẦN III. BÀI TẬP
I. Bài tập phân biệt nghĩa:
1. Dựa vào ý nghĩa của chữ Minh, sắp xếp các từ ghép đã xáo trộn sau đây vào ô mang nghĩa tương ứng:
Minh 明
(Sáng, sáng suốt)
|
Minh 盟
(Thề thốt)
|
Minh 冥
(Tối tăm)
|
Minh 鸣
(Kêu, hót)
|
Minh 銘
(Khắc)
|
|
|
|
|
|
U minh, minh mẫn, bi minh, thệ hải minh sơn, minh bạch, minh xác, minh hiển, minh tinh, minh điểu, minh khắc, minh khí, văn minh, minh nguyệt, cao minh, minh giám, quang minh lỗi lạc, đồng minh, liên minh, thanh minh, minh cảm, minh cổ, minh hội, minh oan, minh ước.
2. Dựa vào ý nghĩa của chữ Thanh, sắp xếp các từ ghép đã xáo trộn sau đây vào ô mang nghĩa tương ứng:
Thanh青
(Màu xanh)
|
Thanh清
(Trong, sạch)
|
Thanh聲
(Âm thanh)
|
|
|
|
Thanh xuân, thanh bạch, thanh niên, thanh tra, thanh tịnh, thanh trừ, thanh thiếu niên, thanh quy, thanh lý, thanh trừng, thanh cao, thanh khiết, thanh danh, thanh minh, thanh lương, thanh nhạc, thanh tân, thanh tú, thanh toán, thanh thế, thanh hưởng, thanh nhàn, thanh đạm, thanh liêm, thanh điệu, âm thanh, thanh sơn, thanh liên.
3. Dựa vào ý nghĩa của chữ Vũ, sắp xếp các từ ghép đã xáo trộn sau đây vào ô mang nghĩa tương ứng:
Vũ雨
(?)
|
Vũ武
(? )
|
Vũ舞
(?)
|
Vũ羽
(?)
|
Vũ宇
(?)
|
|
|
|
|
|
Vũ lực, vũ bão, vũ nữ, vũ lượng, vũ thuật, vũ phu, lông vũ, vũ công, hoàn vũ, vũ kịch, vũ đài, vũ trang, vũ khí, vân vũ, võ sĩ, vũ trụ, vũ khúc, vũ mao, vũ lộ, vũ đạo, vũ trường, võ nghệ, vũ hội, quỳnh lâu ngọc vũ.
4. Xác định nghĩa của chữ Viên trong các trường hợp sau và phân nhóm, viết đúng hình thức chữ Hán của chữ Viên đó.
Lâm viên, viên nghệ, nhân viên, viên mãn, viên chức, cố viên, giáo viên, đoàn viên (Đoàn Thanh niên), (bữa cơm) đoàn viên, công viên, vận động viên, nhân viên, viên thành, hoa viên, phát thanh viên, đào viên.
5. Xác định nghĩa của chữ Nguyên trong các trường hợp sau và phân nhóm, viết đúng hình thức chữ Hán của chữ Nguyên đó.
Nguyên đán, đồng nguyên, nguyên tử, nguyên tiêu, nguyên lý, nguyên soái, nguyên liệu, nguyên thủ, nguyên tố, nguyên thủy, nguyên bản, thảo nguyên, nguyên âm, nguyên văn, nguyên hình, nguyên nhân, nguyên tắc, nguyên tác, Tam giáo đồng nguyên, Nguyên Thủy Thiên Tôn, cao nguyên, bình nguyên, trạng nguyên, Trung Nguyên, Tây Nguyên.
6. Dựa vào tự điển, hãy phân biệt các từ ngữ chỉ kiến trúc, nhà cửa sau: Gia家, thất室, trạch宅, đường堂, phủ府, cung宮, điện殿, viện院, đình庭, dinh營 (doanh), đài臺, điếm店, thự墅, phố鋪, xá舍, ốc屋, lầu樓, các閣, sảnh廳, phòng房, khố庫。
7. Dựa vào tự điển, hãy phân biệt các từ ngữ chỉ cơ sở thờ tự sau: Đình亭, chùa寺, miếu廟, quán觀, am庵, cốc谷, thất室, điện殿, đàn壇, viện院, các閣, dinh營, cung宮.
8. Dựa vào tự điển, hãy phân biệt các từ ngữ chỉ cái chết sau: tự ải自縊, tự giảo自絞, tự quyên khu 自捐軀(tự quyên sinh自捐生, tự quyên mạng自捐命), tự sát自殺, tự tận自盡, tự tử自死, tự thiêu自燒, tự trầm自沉, tự vẫn自刎, băng崩, hoăng薨, tốt卒, thất lộc失祿, tử死, vong亡。
II. Bài tập viết chữ Hán và giải thích nghĩa của chữ, từ, ngữ, thành ngữ:
1. Tra cứu và giải thích ý nghĩa các con cờ trong bàn cờ tướng.
2. Viết ra chữ Hán rồi giải thích nghĩa đen (nghĩa tường minh) và nghĩa bóng (nghĩa hàm ẩn) của các từ sau đây: tâm can, đầu não, can đảm, thủ túc, tâm phúc, đoạn trường, tâm huyết, nhiệt huyết, huyết quản, huyết thống, can trường.
3. Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa của các từ sau đây trên cơ sở giải thích nghĩa từng chữ: hợp lý, thất sắc, thành công, khai mạc, bãi chức, thất học, hoàn bị, tối đa, nhượng bộ, hiếu danh, công trái, chính phủ, nội các, thủ tướng, lưu manh, lỗ mãng, giao lưu, khẩu khí, Giao Chỉ, quy phạm, quy củ, phương phi, thủ đoạn, đinh ninh, nhiệt tình, thất tình, lục dục, bành trướng, độc đáo, tân lang, tân nương, hồng nương, quần thoa, hồng quần, bình thản, lãnh đạm, phấn chấn, phong tỏa, toại nguyện, tửu lượng…
4. Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa của các thuật ngữ văn học, báo chí, biên tập sau đây trên cơ sở giải thích nghĩa từng chữ: lãng mạn, hiện thực, tùy bút, tản văn, nhuận bút, nguyệt san, tuần san, biền văn, phú, hịch, chiếu, biểu, cáo, kệ, trào phúng, phúng thích, trào lộng, tài tử, thi nhân, trước tác, biên tập,
5. Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa của các từ có yếu tố Thương sau đây: Thương mại, thương cục, thương điếm, thương giới, thương hiệu, thương khách, thương nghiệp, thương phẩm, thương thuyền, thương trường, thương ước, thương vụ.
6. Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa của các từ có yếu tố Thảo sau đây: Thu thảo, thảo mộc, thảo khấu, thảo lư, thảo đường, thảo dã, thảo dân.
7. Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa của các từ có yếu tố Hòa sau đây: Hòa thuận, hòa bình, hòa hiếu, bất hòa, hòa mục, hòa hảo, hòa hoãn, hòa kết, hiền hòa, dung hòa, hòa hợp, hòa nhã.
8. Viết ra chữ Hán và giải thích nghĩa của các thành ngữ sau đây:
Tu mi nam tử
Cao phi viễn tẩu
Tái ông thất mã
Hành tẩu giang hồ
Vô danh tiểu tốt
Bách niên giai lão
|
Tang bồng hồ thỉ
Kim chi ngọc diệp
Nam tu nữ nhũ
Lang bạt kì hồ
Tha phương lữ thứ
Phong hòa vũ thuận
|
Hồng nhan bạc mệnh
Bĩ sắc tư phong
Bĩ cực thái lai
Cầm kì thi họa
Sắc cầm hảo hiệp
Loan phụng hòa minh
|
III. Bài tập sưu tầm:
1. Sưu tầm các câu đối và thành ngữ chữ Hán thường dùng để chúc Tết.
2. Sưu tầm các câu đối và thành ngữ chữ Hán thường dùng để chúc cô dâu, chú rể trong lễ cưới.
3. Sưu tầm và dịch nghĩa các tư liệu Hán Nôm hiện còn ở địa phương anh/ chị.
PHẦN IV. PHỤ LỤC
I. Tam thiên tự - Soạn giả Đoàn Trung Còn
天thiên: trời. 地điạ: đất.
舉cử : cất. 存tồn: còn.
子tử : con. 孫tôn: cháu.
六lục: sáu. 三tam: ba
家gia: nhà 國quốc: nước
前tiền: trước 後hậu: sau
牛ngưu: trâu 馬mã: ngựa
距cự : cựa 牙nha: răng
無vô : chăng 有hữu: có
犬khuyển: chó 羊dương: dê
歸qui: về 走tẩu: chạy
拜bái: lạy 跪quỵ: quỳ
去khứ: đi 來lai: lại
女nữ: gái 男nam: trai
帶đái: đai (thắt lưng) 冠quan: mũ
足túc: đủ 多đa : nhiều
愛ái: yêu 憎tăng: ghét
識thức: biết 知tri: hay
木mộc: cây 根căn: rễ
易dị: dễ 難nan: khôn
旨chỉ: ngon 甘cam: ngọt
柱trụ: cột 樑lương: rường
床sàng:giường 席tịch: chiếu
欠khiếm: thiếu 餘dư: thừa
鋤sừ: bừa 鞠cúc: cuốc
燭chúc: đuốc 燈đăng: đèn
升thăng: lên 降giáng: xuống
田điền: ruộng 宅trạch: nhà
老lão: già 童đồng: trẻ
雀tước: sẻ 鷄雞kê: gà
我ngã: ta 他tha: khác
伯bá: bác 姨di: dì
鉛diên: chì 錫tích: thiết
役dịch: việc 功công:công
翰hàn: lông 翼dực: cánh
聖thánh: thánh 賢hiền: hiền
僊仙tiên: tiên 佛phật: bụt
潦lạo: lụt 潮triều: triều
鳶diên: diều 鳳凤phượng: phượng
丈trượng: trượng尋tầm: tầm
盤bàn: mâm 盏trản: chén
繭kiển: kén 絲ty: tơ
梅mai: mơ 李lý: mận (cũng là họ Lý)
滓tử: cặn 清thanh: trong
胸hung:lòng 臆ức: ngực
墨mặc: mực 硃chu: son
嬌kiều: non 熟thục: chín
愼thận: ghín (cẩn thận) 廉liêm: ngay
私tư: tây 慕mộ: mến
至chí: đến 回hồi: về
鄉(鄕)hương: quê 巿thị: chợ
婦phụ: vợ 夫phu: chồng
內nội: trong 中trung: giữa
門môn: cửa 屋ốc: nhà
英anh: hoa 蒂đế: rễ
菲phỉ:hẹ 葱thông:hành
蒼thương: xanh白bạch: trắng
苦khổ: đắng 酸toan: chua
騶sô: sô 驾giá: giá
石thạch: đá 金kim: vàng
衢cù: đàng 巷hạng: ngõ
鐸Đạc mõ 鐘chung: chuông
方Phương: vuông 直trực: thẳng
桌Trác: đẳng 函hàm: hòm
窥窺khuy:dòm 察sát: xét
miện: lét 占chiêm: xem
妹muội em 姊tỷ: chị
柿thị: thị 桃đào điều
斤cân:rìu 斧phủ: búa
穀cốc: lúa 蔴ma: vừng
薑khương: gừng芥giới: cải
是thị: phải 非phi: chăng
筍duẫn: măng 芽nha: mống (mầm)
皼cổ: trống 鉦chinh: chiêng
傾khuynh:nghiêng 仰ngưỡng: ngửa
半bán: nửa 雙song: đôi
餌nhĩ: mồi 綸luân: chỉ
猴hầu: khỉ 虎hổ: hùm
壜đàm: chum (hũ,vò) 臼cữu: cái cối
暮mộ: tối 朝triều: mai
長长trường: dài 短đoản: ngắn
蛇xà: rắn 象tượng : voi
位vị: ngôi 階giai: thứ
據cứ: (chứng)cứ 依y:y
葵quì: hoa quì 藿hoắc: hoa hoắc
閣các:gác樓lâu: lầu
侍thị: chầu 歌ca: hát
扇phiến: quạt du: dù
秋thu: mùa thu 夏hạ: mùa hạ
冰băng : giá 雨vũ: mưa
餞tiễn: đưa 迎nghinh: rước
水thủy: nước 泥nê: bùn
khôi: hòn 堆đôi: đống
芡khiếm: súng 蓮liên: sen
名danh: tên 姓tánh: họ
笱cẩu: đó 荃thuyên:nơm
飯phạn: cơm 漿tương: nước
尺xích: thước 分phân: phân
斤cân: cân 斗đẩu: đấu
熊hùng: gấu 豹báo: beo
貓miêu: mèo 鼠thử: chuột
腸tràng: ruột 背bối: lưng
林lâm: rừng 海hải: biển
置trí: để 排bài: bày
正chính:ngay 邪tà: vạy
恃thị: cậy 僑kiều: nhờ
碁棋kỳ: cờ 博bác: bạc
懶lãn: nhác 側trắc: nghiêng
呈trình: chiềng 說thuyết: nói
呼hô: gọi 召triệu: vời
晒sái: phơi 烝chưng: nấu
裔duệ: gấu (áo) 襟khâm: tay (áo)
II. Tam tự kinh (trích đọc) – Vương Ứng Lân:
人之初,性本善。性相近,習相遠。
苟不教,性乃遷。教之道,貴以專。
昔孟母,擇鄰處。子不學,斷機杼。
竇燕山,有義方。教五子,名俱揚。
養不教,父之過。教不嚴,師之惰。
子不學,非所宜。幼不學,老何為。
玉不琢,不成器。人不學,不知義。
為人子,方少時。親師友,習禮儀。
香九齡,能溫席。孝於親,所當執。
融四歲,能讓梨。弟於長,宜先知。
首孝弟,次見聞。知某數,識某文。
一而十,十而百。百而千,千而萬。
三才者,天地人。三光者,日月星。
三綱者,君臣義。父子親,夫婦順。
曰春夏,曰秋冬。此四時,運不窮。
曰南北,曰西東。此四方,應乎中。
曰水火,木金土。此五行,本乎數。
曰仁義,禮智信。此五常,不容紊。
稻粱菽,麥黍稷。此六穀,人所食。
馬牛羊,雞犬豕。此六畜,人所飼。
曰喜怒,曰哀懼。愛惡欲,七情具。
匏土革,木石金。與絲竹,乃八音。
高曾祖,父而身。身而子,子而孫。
自子孫,至玄曾。乃九族,人之倫。
父子恩,夫婦從。兄則友,弟則恭。
長幼序,友與朋。君則敬,臣則忠。
此十義,人所同。
凡訓蒙,須講究。詳訓詁,明句讀。
為學者,必有初。小學終,至四書。
論語者,二十篇。群弟子,記善言。
孟子者,七篇止。講道德,說仁義。
作中庸,子思筆。中不偏,庸不易。
作大學,乃曾子。自修齊,至平治。
孝經通,四書熟。如六經,始可讀。
詩書易,禮春秋。號六經,當講求。
有連山,有歸藏。有周易,三易詳。
有典謨,有訓誥。有誓命,書之奧。
我周公,作周禮。著六官,存治體。
大小戴,著禮記。述聖言,禮樂備。
曰國風,曰雅頌。號四詩,當諷詠。
Bản dịch Hán Việt - và giải nghĩa:
NHÂN CHI SƠ con người lúc nhỏ
TÍNH BỔN THIỆN bản tính vốn thiện
TÍNH TƯƠNG CẬN tính gần giống nhau
TẬP TƯƠNG VIỄN do học tập nên khác nhau
CẨU BẤT GIÁO nếu không được dạy
TÍNH NÃI THIÊN tính sẽ thay đổi
GIÁO CHI ÐẠO đường lối giáo dục
QUÍ DĨ CHUYÊN quí ở chỗ chuyên tâm
TÍCH MẠNH MẪU tích xưa mẹ của Mạnh Tử
TRẠCH LÂN XƯ chọn láng giềng
TỬ BẤT HỌC con không học
ÐOẠN CƠ TRŨ cắt ngay khung dệt
ÐẬU YẾN SƠN người họ Ðậu ở Yến sơn
HỮU NGHI PHƯƠNG có phương pháp thích nghi
GIÁO NGŨ TỬ dạy năm con trai
DANH CỤ TRƯƠNG đều thành người có tên tuổi
DƯỠNG BẤT GIÁO nuôi mà không dạy
PHỤ CHI QÚA là lỗi của cha
GIÁO BẤT NGHIÊM dạy mà không nghiêm
SƯ CHI ÐỌA là lỗi của thầy
TỬ BẤT HỌC người mà không học
PHI SỞ NGHI không biết lễ nghi cư xử
ẤU BẤT HỌC nhỏ mà không học
LÃO HÀ VI già biết làm gì
NGỌC BẤT TRÁC ngọc mà không mài dũa
BẤT THÀNH KHÍ không thành đồ hữu dụng
NHÂN BẤT HỌC người không học
BẤT TRI LÝ không biết nghĩa lý
VI NHÂN TỬ là con người
PHƯƠNG THIẾU THỜI ngay lúc thiếu thời
THÂN SƯ HỮU thân với thầy và bạn
TẬP LỄ NGHI học tập lễ nghi
HƯƠNG CỬU LINH Hương mới chín tuổi
NĂNG ÔN TỊCH đã biết sưởi ấm chiếu
HIẾU Ư THÂN hiếu với người thân
SỞ ÐƯƠNG CHẤP phải giữ thành thói quen
DUNG TỨ TUẾ Khổng Dung mới 4 tuổi
NĂNG NHƯỢNG LÊ đã biết nhường trái lê
ÐỄ Ư TRƯỞNG bổn phận trẻ đối với người lớn
NGHI TIÊN TRI phải biết từ sớm
ÐẦU HIẾU ÐỄ trước là hiếu
THỨ KIẾN VĂN sau mới đọc sách vở
TRI MỖ SỐ biết số học
THỨC MỖ VĂN hiểu chữ nghiã
NHẤT NHI THẬP một rồi mười
THẬP NHI BÁCH mười rồi trăm
BÁCH NHI THIÊN trăm rồi ngàn
THIÊN NHI VẠN ngàn rồi vạn
TAM TÀI GIẢ ba nguyên lực là
THIÊN ÐỊA NHÂN trời, đất, người
TAM QUANG GIẢ ba nguồn sáng
NHẬT NGUYỆT TINH mặt trời, trăng và sao
TAM CƯƠNG GIẢ ba giềng mối
QUÂN THẦN NGHIÃ nghĩa vua và bầy tôi
PHỤ TỬ THÂN tình cha con
PHU PHỤ THUẬN vợ chồng hòa thuận
VIẾT XUÂN HẠ gọi là xuân, hạ,
VIẾT THU ÐÔNG gọi là thu, đông,
THỬ TỨ THỜI đó là 4 mùa
VẬN BẤT CÙNG chuyển vận không cùng
VIẾT NAM BẮC gọi là nam bắc
VIẾT TÂY ÐÔNG gọi là tây đông
THỬ TỨ PHƯƠNG đó là bốn phương
ỨNG HỒ TRUNG ứng với trung tâm
VIẾT THỦY HỎA gọi là nước, lửa,
MỘC KIM THỔ gỗ, kim khí, đất
THỬ NGŨ HÀNH đó là ngũ hành
BẢN HỒ SỐ làm căn bản cho số
VIẾT NHÂN NGHĨA gọi là nhân nghĩa
LỄ TRÍ TÍN lễ, trí, và tín
THỬ NGŨ THƯỜNG đó là ngũ thường
BẤT DUNG VĂN không được sai lệch
ÐẠO LƯƠNG TÚC thóc, kê, gạo
MẠNH THỬ TẮC lúa mạch, thử và tắc
THỬ LỤC CỐC đó là sáu loại hạt
NHÂN SỞ THỰC người có thể ăn
MÃ NGƯU DƯƠNG ngựa, bò, dê
KÊ CẨU THỈ gà, chó, heo
THỬ LỤC SÚC đó là 6 súc vật
NHÂN SỞ TỰ người có thể nuôi
VIẾT HỈ NỘ gọi là vui, giận
VIẾT AI CỤ gọi là buồn, sợ
ÁI Ố DỤC yêu, ghét, thích
THẤT TÌNH CỤ đủ bảy (mức độ) tình cảm
BẦU THỔ CÁCH vỏ bầu đất
MỘC THẠCH KIM gỗ, đá, kim khí
TI DỮ TRÚC dây tơ và tre trúc
NÃI BÁT ÂM đó là tám loại âm
CAO TẰNG TỔ kỵ, cụ, ông,
PHỤ NHI THÂN cha tới bản thân
THÂN NHI TỬ bản thân tơí con
TỬ NHI TÔN con rồi tới cháu
TỰ TỬ TÔN từ con cháu
CHÍ HUYỀN TẰNG cho đến cháu chăt chít
NÃI CỮU TỘ gồm có chín đời
NHÂN CHI LUÂN là liên hệ căn bản
PHỤ TỬ ÂN tình cha con
PHU PHỤ TÒNG vợ tùng phục chồng
HUYNH TẮC HỮU làm anh phải thân thiết
ÐỆ TẮC CUNG làm em phải cung kính
TRƯỞNG ẤU TỰ lớn nhỏ theo thứ tự
HỮU DƯ BẰNG thân thiết với bằng hữu
QUÂN TẮC KÍNH vua coi trọng bề tôi
THẦN TẮC TRUNG bề tôi trung với vua
THỬ THẬP NGHI đó là 10 nguyên tắc
NHÂN SỞ ÐỒNG mội người đều như nhau
PHÀM HUẤN MÔNG phàm dạy trẻ
TU GIÃNG CỨU phải giảng giải tìm kiếm
TƯỜNG HUẤN HỔ tường tận các lời dạy
MINH CÚ ÐỘC rõ ràng câu chữ
VI HỌC GIẢ là người có học
TẤT HỮU SƠ tất phải có lúc khởi đầu
TIỂU HỌC CHUNG hết sách Tiểu Học
CHÍ TỨ THƯ tới sách Tứ Thư
LUẬN NGỮ GIẢ sách Luận Ngữ
NHỊ THẬP THIÊN có 20 chương
QUẦN ÐỆ TỬ các đệ tử
KÝ THIỆN NGÔN ghi lại lời tốt lành
MẠNH TỬ GIẢ sách Mạnh Tử
THẤT THIÊN CHỈ chỉ có 7 chương
GIẢNG ÐẠO ÐỨC giảng đạo đức
THUYẾT NHÂN NGHĨA nói chuyện nhân nghĩa
TÁC TRUNG DUNG làm sách Trung Dung
NÃI KHỔNG CẤP là do Khổng Cấp
TRUNG BẤT THIÊN trung là không thiên lệch
DUNG BẤT DỊ dung là không thay đổi
TÁC ÐẠI HỌC làm sách Ðại Học
NÃI TĂNG TỬ là do Tăng Tử
TỰ TU TỀ từ tu thân tề gia
CHÍ BÌNH TRỊ đến trị quốc, bình thiên hạ
HIẾU KINH THÔNG thông hiểu Hiếu Kinh
TỨ THƯ THỤC thành thạo Tứ Thư
NHƯ LỤC KINH thì biết lục kinh
TỬ KHẢ ÐỘC bắt đầu có thể đọc được
THI THƯ DỊCH Kinh Thi, Thư, Dịch
LỄ XUÂN THU Lễ Ký và Xuân Thu
HIỆU LỤC KINH gọi là Lục Kinh
ÐƯƠNG GIẢNG CẦU phải được giảng giải và nghiên cứu
HỮU LIÊN SƠN có (kinh Dịch) của Liên Sơn
HỮU QUI TÀNG của Qui Tàng
HỮU CHU DỊCH của Kinh Chu
TAM DỊCH XƯƠNG tường tận cả 3 Kinh Dịch đó
HỮU ÐIỂN MÔ có điển cố, kế sách
HỮU HUẤN CÁO có Huấn lệnh, Cáo lệnh
HỮU THỆ MỆNH có Thệ mệnh lệnh
THƯ CHI ÁO sách rất thâm sâu
NGÃ CHÂU CÔNG ngài Châu Công của ta
TÁC CHU LỄ làm sách Chu Lễ
TRƯỚC LỤC QUAN cùng sách Lục Quan
TỒN TRỊ THỂ bảo tồn thể chế trị nước
ÐẠI TIỂU TẠI anh em họ Tại
CHÚ LỄ KÝ chú thích sách Lễ Ký
THUẬT THÁNH NGÔN thuật lại lời thánh hiền
LỄ NHẠC BỊ hoàn tất Lễ Nhạc
VIẾT QUỐC PHONG nói về Quốc Phong
VIẾT NHÃ TỤNG nói về Nhã và Tụng
HIỆU TỨ THI là 4 phần của Kinh Thi
ÐƯƠNG PHÓNG VỊNH nên ngâm đọc.
III. Cảm hoài感懷 – Đặng Dung鄧容
感懷
世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英雄飮恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉帶月磨
Phiên âm: Cảm hoài - Đặng Dung
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai, đồ điếu thành công dị,
Sự khứ, anh hùng ẩm hận đa
Tri chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị phục, đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma
IV. Loạn thời亂時 (Trích Chinh phụ ngâm)– Đặng Trần Côn
天地風塵
紅顏多屯
悠悠彼蒼兮誰造因
鼓鼙聲動長城月
烽火影照甘泉雲
九重按劍起當席
半夜飛檄傳將軍
清平三百年天下
從此戎衣屬武臣
使星天門催曉發
行人重法輕離別
弓箭兮在腰
妻孥兮別袂
獵獵旌旗兮出塞愁
喧喧簫鼓兮辭家怨
有怨兮分攜
有愁兮契闊
良人二十吳門豪
投筆硯兮事弓刀
直把連城獻明聖
願將尺劍斬天驕
丈夫千里志馬革
泰山一擲輕鴻毛
便辭閨閫從征戰
西風鳴鞭出渭橋
Loạn thời
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân
Thanh bình tam bách niên thiên hạ
Tùng thử nhung y thuộc vũ thần
Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát
Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt
Cung tiễn hề tại yêu
Thê noa hề biệt khuyết
Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu
Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán
Hữu oán hề phân huề
Hữu sầu hề khế khoát
Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
Đầu bút nghiên hề sự cung đao
Trực bả liên thành hiến minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu
Trượng phu thiên lý chí mã cách
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến
Tây phong minh tiên xuất Vị kiều
V. Mối quan hệ giữa tản văn, phú và biền văn trong hệ thống thể loại văn học Trung Quốc
1. Đặt vấn đề
Tản văn là một trong những thể loại quan trọng của văn học Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng, từ khi có văn tự để ghi chép thì đã bắt đầu có thể loại tản văn. Các tài liệu giáp cốt thời cổ đại Trung Quốc ghi chép lại nội dung chiêm bói, cũng như các bài minh được khắc trên chuông đỉnh thời đó tuy nội dung còn thô sơ, nhưng ghi chép sự việc (tự sự) đã khá hoàn chỉnh, ngôn ngữ sinh động, có thể xem là hình thức cổ xưa nhất của tản văn Trung Quốc. Trải qua hơn 3000 năm phát triển cho đến nay, tản văn trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sự hình thành và hưng thịnh của các thể loại văn học khác, trong đó, tiêu biểu nhất là phú và biền văn.
Khái niệm tản văn cũng được xác định theo nhiều góc độ khác nhau. Nếu nhìn từ nghĩa hẹp, tản văn, phú và biền văn là ba thể loại văn học độc lập nhau. Còn xét từ nghĩa rộng, phú và biền văn đều là những thể loại nhỏ thuộc tản văn, được hình thành trên nền tảng đặc trưng thể loại của tản văn. Hơn nữa, khái niệm tản văn truyền thống cũng khác xa với khái niệm tản văn phổ biến hiện nay. Khái niệm tản văn truyền thống được dùng để phân biệt với văn vần (vận văn), bao gồm những trước tác thuộc các lĩnh vực văn - sử - triết, có hoặc không có đặc tính văn học và sử dụng các thủ pháp sáng tác của văn học cổ điển. Trong khi khái niệm tản văn từ phong trào Ngũ Tứ trở về sau chịu ảnh hưởng của lí luận văn học phương Tây, được dùng để phân biệt với thơ ca, tiểu thuyết và hí kịch; chỉ bao hàm những sáng tác mang đặc tính văn học và sử dụng các thủ pháp sáng tác của văn học hiện đại. Bài viết này sử dụng khái niệm tản văn dưới góc nhìn truyền thống.
2. So sánh đặc trưng thể loại của tản văn, phú và biền văn
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |