Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Trắc nghiệm triết 2
Kinh tế chính trị Mác Lênin (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Trắc nghiệm triết 2
Kinh tế chính trị Mác Lênin (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
Downloaded by XIII zisugiri (vgnguyenxiii@gmail.com)
lOMoARcPSD|14370787
Dựa vào học thuyết giá trị giải thích cho câu hỏi: vì sao sản phẩm thủ công thường
có giá trị cao hơn sản phẩm sản xuất hàng loạt
Để giải thích cho câu hỏi trên thì ta hãy tập trung vào việc làm rõ bản chất giá trị,
lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hoá. Giá trị của hàng hoá là hao phí LĐXH của nhà sản xuất kết tinh trong
hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hoá được đo bởi thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Thời gian lao động xã hội cần thiết
là thời
gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong các điều kiện trung bình
của xã hội với một trình độ kĩ thuật công nghệ, thiết bị trung bình, một người lao
động có mức độ thành thạo trung bình và mọi điều kiện khác là trung bình, không
thuận lợi cũng không bất lợi. Vậy những nhân tố nào của xã hội có sự ảnh hưởng
đến lượng giá trị hàng hoá?. Đó chính là:
- Năng suất lao động_ là phạm trù phản ánh khả năng hiệu suất của người lao
động, nó được đo bởi số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc
số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Khi năng
suất lao động tăng lên thì khối lượng hàng hoá sản xuất trong1 đơn vị thời gian
tăng lên, làm cho thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá giảm xuống,
vì vậy giá trị của 1 đơn vị hàng hoá sẽ giảm xuống. Tức là giá trị của 1 đơn vị hàng
hoá sẽ tỉ lệ nghịch với năng suất lao động.
- Cường độ lao động: là phạm trù phản ánh mật độ làm việc trong 1 khoảng thời
gian. Khi cường độ lao động tăng lên, thời gian làm việc trong 1 ngày của người đó
cũng tăng lên, dẫn tới khối lượng hàng hoá sản xuất trong một đơn vị thời gian
tăng lên, nhưng thời gian cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá thì vẫn vậy.
Chứng tỏ cường độ lao động không ảnh hưởng đến giá trị của 1 đơn vị sản phẩm
nhưng nó tỉ lệ thuận với giá trị của tổng sản phẩm
- Mức độ phức tạp của lao động: Có 2 loại lao động, Lao động giản đơn là lao
động mà bất kì một người lao động bình thường nào, k cần trải qua đào tạo cũng có
thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo
huấn luyện mới có thể thực hiện được. Lao động phức tạp thực chất là lao động
giản đơn được nhân lên.
. Vì vậy,
trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra
nhiều gía trị hơn lao động giản đơn.
Vậy sau khi làm rõ được bản chất của những khái niệm trên,
chúng ta đã có đủ cơ
sở để giải thích câu hỏi được đặt ra ở đề bài.
Downloaded by XIII zisugiri (vgnguyenxiii@gmail.com)
lOMoARcPSD|14370787
Sản phẩm thủ công là sản phẩm được tạo ra bằng tay hoặc có thêm sự trợ giúp của
các công cụ thô sơ. Sản phẩm sản xuất hàng loạt là sản xuất số lượng lớn các sản
phẩm chuẩn hoá, thường được sử dụng dây chuyền lắp ráp hay dây chuyền tự động
hoá. Ta có thể thấy, trong cùng 1 điều kiện bình thường, thời gian lao động xã hội
kết tinh trong sản phẩm thủ công là rất lớn so với sản phẩm sản xuất hàng loạt. Nếu
nhưu 1 cỗ máy hay 1 dây chuyền có thể tạo ra hàng trăm sản phẩm trong 1 giờ thfi
một người thợ thủ công chỉ có thể tạo ra được vài sản phẩm trong cùng 1 khoảng
thời gian đó. Đó cũng là lý do vì sao sản phẩm thủ công lại độc đáo, bởi rất khó có
thể làm lại 1 thứ giống y hệt và mất tgian rất lâu để thực hiện. Vì vậy nên giá trị
của sản phẩm thủ công cao hơn sản phẩm sản xuất hàng loạt.
Theo học thuyết giá trị ta thấy, khi năng suất lao động tăng thì giá trị của 1 đơn vị
hàng hoá sẽ giảm xuống. Mà năng suất lao động của sản phẩm sản xuất hàng loạt
sẽ cao hơn sản phẩm thủ công vì năng suất lao động ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Trình độ khoa học kĩ thuật, ứng dựng công nghê, quy mô tổ chức quản lý,…
Dựa vào mức độ phức tạp của lao động, ta thấy lao động càng phức tạp thì mức độ
kết tinh trong sản phẩm càng cao. Xét về mức độ tỉ mỉ, tgian đào tạo để trở thành 1
người lao động lành nghề thì người thợ thủ công phải cần nhiều tgian để học việc
hơn người thợ lao động trong nhà máy. Bởi đơn giản vì sản xuất hàng loạt mỗi
người lao động chỉ làm một công đoạn trong một quá trình làm ra sản phẩm, còn
người thợ thủ công thì họ phải làm hết các khâu để tạo ra sản phẩm. Không nh Hơn
nữa, sản phẩm thủ công còn có những đặc điểm riêng như: tính cá nhân của sản
phẩm, giá trị văn hoá tinh thần lớn, mà giá trị của sản phẩm sản xuất hàng loạt khó
có thể có được.
Downloaded by XIII zisugiri (vgnguyenxiii@gmail.com)
lOMoARcPSD|14370787
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |