SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015
Trang 110
So sánh t
ừ kiêng kị, uyển ngữ
v
ề những điều không mong muốn
trong Ti
ếng Việt với Tiếng Khmer
Đào Thị Kim Duyên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
TÓM T
ẮT:
T
ừ kiêng kị, uyển ngữ là hiện tượng ngôn
ng
ữ tương đối phức tạp, nó liên quan đến
nhi
ều lĩnh vực như lịch sử, tâm lí, phong tục
t
ập quán, tôn giáo, văn hoá dân tộc. Qua so
sánh t
ừ kiêng kị, uyển ngữ về những điều
không mong mu
ốn trong tiếng Việt với tiếng
Khmer, có th
ể khẳng định bên cạnh sự tương
đồng, kiêng kị, uyển ngữ hai dân tộc Việt,
Khmer c
ũng tồn tại sự khác biệt bởi có sự khác
nhau v
ề đặc điểm tri nhận, nhân tố tâm lí, xã
h
ội, văn hoá... giữa hai dân tộc. Kết quả
nghiên c
ứu của tác giả giúp chúng ta hiểu hơn
n
ền văn hóa của hai dân tộc anh em, tránh
được những “cú sốc văn hoá” để khi giao tiếp
đạt hiệu quả hơn.
T
ừ khóa: kiêng kị, uyển ngữ, nói giảm, nói tránh, giao tiếp, văn hóa
1. Mở đầu
1.1. Kiêng kị, uyển ngữ
Kiêng kị ngôn ngữ đã xuất hiện, tồn tại và phát
triển từ rất lâu trong đời sống sinh hoạt, tôn giáo,
văn hóa của mỗi cộng đồng. “Những từ kiêng kị là
những từ mà khi dùng sẽ bị coi là “xúc phạm”, “sỉ
nhục” hoặc “vô lễ” vì chúng đã đề cập đến những
vấn đề kiêng kị” [1, 42].
Việc xuất hiện những điều kiêng kị và những từ
kiêng kị là động lực chính thúc đẩy sự ra đời của
uyển ngữ. Uyển ngữ là cách nói thay thế những từ
kiêng kị. Uyển ngữ có thể được hiểu “là cách dùng
một từ, một nhóm từ theo lối nói gián tiếp, ít mang ý
nghĩa trực tiếp và không diễn đạt một cách cụ thể
điều được nói tới. Đó là cách diễn đạt một sự vật,
một sự việc nghe chói tai hoặc một điều kiêng kị
bằng những lời ít trần trụi hơn, “mềm” hơn, tạo ra
cảm giác dễ nghe, dễ chịu hơn” [1, 52].
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |