HĐ2:
- GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan.
- HS trả lời phương án lựa chọn
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Có những câu nào em xác định sai ?
? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
- GV nêu đề bài phần trắc nghiệm tự luận.
* Ưu điểm :
- Nêu được Khái niệm câu trần thuật đơn có từ là.
- Xác định được CN, VN trong câu.
- Viết được đoạn văn hoàn chỉnh trong đó có sử dụng tu từ so sánh, nhân hoá.
- Một số bài viết có cảm xúc.
* Nhược điểm :
- Một vài bài xác định chưa chính xác CN,VN.
- Một số bài viết chưa sử dụng tu từ so sánh, nhân hoá.
* Kết quả cụ thể:
Lớp
|
TS
|
D5
|
5-6
|
7-8
|
9-10
|
6a
|
38
|
0
|
25
|
11
|
2
|
6b
|
37
|
0
|
24
|
13
|
0
|
|
65
|
0
|
49
|
24
|
2
|
? Bài viết của em mắc lỗi gì?
? Bài của em có ưu điểm gì ?
- GV đọc bài có đoạn văn viết khá có sử dụng tu từ nhân hoá, so sánh: Hiệp, Trang.
|
I. TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
* Đề bài : Tả quang cảnh khu vườn nhà em trong một ngày đẹp trời.
*Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (Tả cảnh)
- Yêu cầu: Tả khu vườn của gia đình vào ngày đẹp trời.
* Dàn bài:
* Mở bài:
Giới thiệu về khu vườn định tả: ở đâu, trong không gian, thời gian nào?
* Thân bài:
+ Buổi sáng:
- Mặt trời: lên ...
- Âm thanh: tiếng chim
- Vườn cây: Bừng tỉnh, màu sắc, không khí,
- Tâm trạng của em.
+ Buổi trưa :
- Mặt trời lên cao, nắng
- Âm thanh: tiếng ve
- Vườn cây: Tả nột số cây tiêu biểu : Nhãn, mít, na, giàn mướp, giàn thiên lí
( HS tả chi tiết về thân, lá, hoa, quả, giá trị kinh tế)
- Cảm nhận chung của em về khu vườn: Yêu thích, khoan khoái, thư thái...khi ở trong vườn)
- Kết hợp tả cảnh chim, ong bướm
* Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ về ý nghĩa của không gian vườn đối với đời sống con người trong điều kiện cảnh báo về ô nhiễm môi trường do con người gây ra.
* Nhận xét chung:
* Trả bài - chữa lỗi:
+ Lỗi chính tả:
- Hạt xương -> hạt sương;
- quay khu vườn -> quanh khu vườn;
- trong sanh -> trong xanh
+ Lỗi dùng từ:
- Hoa nở dội -> hoa nở rộ
- Thanh lịch và nhon nhã -> nho nhã
- Cây xoài thì cao nhưng sần sùi trông ghe tởm- trông xấu xí
+ Lỗi diễn đạt:
- Khu vườn đã gắn bó với ông tuổi trẻ -> Tuổi trẻ của ông đã gắn bó với khu vườn này.
- Hoa Loa Kèn đủ sắc các màu -> hoa Loa Kèn đủ các màu sắc.
+ Lỗi câu:
- Hôm ấy, là sáng chủ nhật. Tôi ra vườn -> Hôm ấy, là sáng chủ nhật, Tôi ra vườn.
- Mỗi sáng chủ nhật, sau khi ngủ dậy. Em lại đi ra vườn -> Mỗi sáng chủ nhật, sau khi ngủ dậy, em lại đi ra vườn.
II.TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT:
1. Phần trắc nghiệm Khách quan:
Đáp án:
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
Đáp án
|
A
|
C
|
B
|
B
|
C
|
D
|
A
|
Câu 8: VD: Mặt trời đội biển nhô màu mới.
Câu 9: 1- c, 2 - d, 3 - b, 4 - a.
2. Phần tự luận
* Nhận xét
3. Trả bài, chữa lỗi
|
* Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà:
- GV lưu ý cho học sinh viết bài văn miêu tả cảnh cần theo trình tự: Từ xa đến gần, miêu tả khái quát đến cụ thỂ.
- Cần lưu ý cách dùng từ, đặt câu.
- Ôn lại toàn bộ văn Miêu Tả, phần Tiếng Việt trong chương trình học kì II.
- Đọc trước bài tổng kết Văn, Tập làm văn, trả lời câu h
Ngày soạn: …/04/2013 Tuần 34,Tiết 133
Ngày giảng: …/04/2013 Lớp 6ab
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.
- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu cuarbaif tổng kết.
- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các thể loai văn học vào bài ôn tập và làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi các văn bản đã học.
2. HS: Ôn tập kiến thức văn học.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
* Ổn định tổ chức:
- Xuyên suất giờ học.
* Kiểm tra bài cũ: - Tích hợp trong dạy bài mới?
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
|
Nội dung
|
HĐ1:
? Em hãy kể tên các văn bản đã học trong năm ?
- HS bổ xung
- GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ- - HS đối chiếu, bổ sung.
HĐ2: HD HS ôn lại một số khái niệm thuật ngữ đã học.
- GV hướng dẫn HS trả lời về các khái niệm
- HS bổ xung
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3:
|
A. PHẦN VĂN.
I. KỂ TÊN CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VĂN HỌC
1 - Truyện truyền thuyết:
2 - Truyện cổ tích:
3 - Truyện ngụ ngôn:
4 - Truyện cười:
5 - Truyện trung đại:
6 - Văn bản nhật dụng:
III. CÁC VĂN BẢN TRUYỆN:
|
- GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống- xây dựng nội dung điền vào bảng.
STT
|
Tên văn bản
|
Nhân vật chính
|
Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
|
1
|
Con Rồng, cháu tiên
|
Âu Cơ, LLQuân
|
- Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ, sinh ra dân tộc Việt Nam -> đề cao nguồn gốc dân tộc
|
2
|
Bánh chưng, bánh giầy
|
Lang Liêu
|
- Chăm chỉ, cần cù, gần gũi dân , đề cao lao động.
|
3
|
Thánh gióng
|
Thánh Gióng
|
- Người anh hùng mang sức mạnh của cộng đồng.
|
4
|
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
|
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
|
- Sức mạnh chống trả , chế ngự thiên nhiên
|
5
|
Sự tích Hồ Gươm
|
Lê Lợi
|
- Tướng tài, gây thanh thế cho cuộc kháng chiến.
|
6
|
Thạch sanh
|
Thạch sanh
|
- Thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng, đề cao lòng nhân đạo và yêu hoà bình.
|
7
|
Em bé thông minh
|
Em bé
|
- Thông minh, đề cao tài trí.
|
8
|
Cây bút thần
|
Mã Lương.
|
- Tài giỏi, giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác.
|
9
|
Ông lão ...
|
Ông lão và mụ vợ
|
- Nhu nhược
- Tham lam, bội bạc
-> ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
|
10
|
Con hổ có nghĩa
|
Con hổ
|
- Đề cao ân nghĩa.
|
11
|
Mẹ hiền dạy con
|
Người mẹ
|
- Thương con, tấm gương sáng về cách dạy con
|
12
|
Thầy thuốc
|
Thái y họ phạm
|
- Giỏi, có lòng nhân đức-> Đề cao đức tính cao đẹp của bậc lương y.
|
13
|
Bài học đường đời...
|
Dế Mèn
|
- Kiêu căng, xốc nổi-> Rút ra được bài học.
|
14
|
Bức tranh của em gái tôi
|
Người anh
Người em
|
- Tự ái , ghen tị
- Tài năng,, vị tha, nhân hậu.
|
15
|
Buổi học cuối cùng
|
Phrăng
Ha Men
|
- Mải chơi, lườihọc-> Muốn được học tập
- Yêu tiếng nói dân tộc -> Yêu nước.
|
- Trong các nhân vật chính trên, chon 3 em nhân vật mà em thích nhất ? Vì sao ?
HĐ4: Hướng dẫn học sinh so sánh điểm giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại:
? Về phương thức biểu đạt, các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại có điểm gì giống nhau ?
HĐ5:
? Kể tên văn bản thể hiện lòng yêu nước?
? Kể tên các văn bản thể hiện lòng nhân ái?
|
IV. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA TRUYỆN DÂN GIAN, TRUYỆN TRUNG ĐẠI, TRUYỆN HIỆN ĐẠI:
Giống nhau: Các truyện đều trình bày diễn biến sự việc nên đều sử dụng chung phương thức biểu đạt là tự sự.
V. CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH:
*Thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc: Lượm,Cầu Long Biên -Chứng nhân lịch sử; Cây tre Việt Nam, Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Lao xao, Động Phong Nha, Cô Tô.
* Thể hiện lòng nhân ái:Sọ Dừa, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa, Thầy thuốcgiỏi cốt nhất ở tấm lòng, bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của
em gái tôi, Đêm nay Bác không ngủ.
|
* Củng cố- Hướng dẫn học ở nhà:
- GV hệ thống kiến thức cơ bản
- Các nhân vật chính trong các tác phẩm có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung?
- Ôn các văn bản đã học, nắm chắc nội dung, nghệ thuật từng văn bản.
- Đọc bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt và ghi nhớ những từ khó hiểu, từ mới.
- Lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn.
- Tiếp tục ôn tập phần TLV
Ngày soạn: …/04/2013 Tuần 34,Tiết 134
Ngày giảng: …/04/2013 Lớp 6ab
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Hệ thống các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản: Tự sự, miêu tả, hành chính công vụ( đơn từ).
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức vào làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi các văn bản và phương thức biểu đạt.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
* Ổn định tổ chức:
- Xuyên suất giờ học.
* Kiểm tra bài cũ: - Tích hợp trong dạy bài mới?
* Bài mới:
I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC:
HS đọc yêu cầu 1- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Nhận xét.
|
TT
|
PT biểu đạt
|
Các bài văn đã học
|
1
2
|
T   ự sự
M  iêu tả
|
- Truyền thuyết : Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giày
- Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh ...
- Ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi...
- Truyện cười : Treo biển, Lợn cưới, áo mới ...
- Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy
con...
- Tiểu thuyết : Bài học đường đời..., Vượt thác .
- Truyện ngắn : Bức tranh của em gái tôi.
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự : Đêm nay Bác không ngủ.
|
3
|
Biểu cảm
|
- Lượm
- Mưa
|
4
|
N ghị luận
|
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Lũng yờu nước
|
5
|
Thuyết minh
|
- Động Phong Nha , Cầu Long Biên...,
|
* Phương thức biểu đạt :
- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà->Lớp nhận xét -> GV nhận xét, kết luận.
TT
|
Tên văn bản
|
Phương thức biểu đạt chính
|
1
|
Thạch Sanh
|
Tự sự
|
2
|
Lượm
|
Biểu cảm
|
3
|
Mưa
|
Biểu cảm
|
4
|
Bài học đường đời...
|
Miêu tả
|
5
|
Cây tre Việt Nam
|
Thuyết minh
|
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM:
1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày:
Văn bản
|
Mục đích
|
Nội dung
|
Hình thức
|
Tự sự
|
Thông báo, giải thích, nhận thức
|
- Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
|
Văn xuôi, tự do
|
Miêu tả
|
Hình dung, cảm nhận
|
- T/ chất, thuộc tính của con người, sự vật
|
Văn xuôi, tự do
|
Đơn từ
|
Đề đạt yêu cầu
|
Lí do và yêu cầu
|
Theo mẫu, không theo mẫu
|
2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả:
Các phần
|
Tự sự
|
Miêu tả
|
Mở bài
|
Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc
|
- Giới thiệu đối tượng
|
Thân bài
|
Diễn biến tình tiết sự việc
|
-Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể.
|
Kết bài
|
- Kết quả sự việc, suy nghĩ
|
- Cảm xúc, suy nghĩ
|
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |