![]() Thực trạng hoạT ĐỘng phòng chống bệnh truyền nhiễm tạI ĐỊa bàn dự ÁN
Tại địa bàn điều tra, tất cả các tỉnh, huyện, xã đều có ban chỉ đạo phòng chống dịch. Nhờ có ban chỉ đạo các cấp, sự phối hợp giữa ngành y tế và các ban ngành đoàn thể trong hoạt động phòng chống dịch trở nên thuận lợi hơn. Số liệu từ bảng trên cho thấy hầu hết các đơn vị YTDP tuyến tỉnh/ huyện đều đã có sự phối hợp với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong hoạt động phòng chống dịch. Năng lực xét nghiệm chẩn đoán BTN gây dịchNăng lực thực hiện các xét nghiệm cơ bản Bảng . Tỷ lệ TTYTDP tỉnh có khả năng thực hiện các xét nghiêm máu trong chẩn đoán BTN gây dịch
Xét nghiệm máu Bảng số liệu cho thấy năng lực xét nghiệm chẩn đoán BTN gây dịch của các TTYTDP tỉnh còn khá hạn chế. Trong các xét nghiệm máu được thực hiện tại các TTYTDP tỉnh để chẩn đoán BTN gây dịch, chỉ có các test nhanh chẩn đoán HIV, SXH Dengue, viêm gan B là có tỷ lệ cao TTYT DP tỉnh thực hiện được (70% - 80%). Số TTYT DP tỉnh có thể chẩn đoán viêm não Nhật Bản, ELISA chẩn đoán HIV, ELISA chẩn đoán HBV, anti HCV chỉ chiếm tỷ lệ 30% - 40%. Các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Leptospira, sởi, rubbella, chlamydia... chỉ được rất ít TTYTDP tỉnh có khả năng thực hiện (5% -10%). Xét nghiệm phân lập vi khuẩn Bảng . Tỷ lệ TTYTDP tỉnh có khả năng thực hiện các xét nghiêm phân lập vi khuẩn trong chẩn đoán BTN gây dịch
100% TTYTDP tỉnh có khả năng thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Tuy nhiên, đa số TTYTDP tỉnh mới chỉ thực hiện được xét nghiệm phân lập vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn và E.coli (90% - 100%). Khoảng trên dưới 1/2 số TTYTDP tỉnh phân lập được trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu. Rất ít đơn vị phân lập được vi khuẩn dịch hạch, Leptospira, brucella, lao, phế cầu, trực khuẩn than và làm kháng sinh đồ. Đa số các TTYTDP tỉnh có thể thực hiện các xét nghiệm xác định vi sinh vật thực phẩm, vi sinh vật nước, vi sinh vật trong không khí và sản xuất môi trường phục vụ các xét nghiệm về vi sinh vật và công tác vô trùng và hỗ trợ tuyến trước. (Chi tiết xem Error: Reference source not found) Xét nghiệm ký sinh trùng
Biểu đồ . Tỷ lệ TTYTDP tỉnh có thể thực hiện được xét nghiệm ký sinh trùng Khoảng trên một nửa số TTYTDP tỉnh có khả năng thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng đường máu như xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét (bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh), xét nghiệm giun chỉ bạch huyết (55%). Khả năng xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột được khoảng 70% số TTYTDP tỉnh thực hiện được, bao gồm xét nghiệm giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, sán dây lợn, sán dây bò, sán lá gan nhỏ, sán lá phổi... Biểu đồ . Tỷ lệ TTYTDP tỉnh có thể thực hiện được xét nghiệm côn trùng Xét nghiệm côn trùng Loại xét nghiệm côn trùng được đa số TTYTDP tỉnh thực hiện được là giám sát thu thập muỗi và côn trùng tại thực địa và định loại muỗi trưởng thành và bọ gậy, Anopheles, Aedes, Culex, (lần lượt là 75% và 65%). Các xét nghiệm chỉ được trên dưới 1/3 số TTYTDP tỉnh thực hiện là định loại bọ chét và thử độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt muỗi (lần lượt là 30% và 35%). Năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu Bảng . Tỷ lệ TTYTDP tỉnh thực hiện được các xét nghiệm chuyên sâu
Năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu của các đơn vị YTDP tỉnh rất hạn chế. Trừ kỹ thuật xét nghiệm xác định Clostridium perfringens trong nước có 18/20 tỉnh thực hiện được (90%), các kỹ thuật khác có tỷ lệ thực hiện rất thấp. Đặc biệt là chỉ có 9/20 TTYTDP tỉnh (45%) có khả năng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm PCR. Xét nghiệm Western blot chẩn đoán HIV chỉ có thể thực hiện ở 3/20 TTYTDP tỉnh (15%). Tóm lại, hệ thống giám sát BTN là một mạng lưới khá hoàn chỉnh từ tuyến trung ương đến thôn bản, có quy chế hoạt động đầy đủ và rõ ràng, nhất là sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 48/2010/TT - BYT. Đa số các thành phần tham gia hệ thống tại các tỉnh dự án đều tuân thủ quy chế báo cáo BTN gây dịch. Về cơ bản, hệ thống vẫn có khả năng phát hiện và đáp ứng dịch kịp thời do có sự chỉ đạo sát sao của BCĐ PCD các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, đồng tâm hiệp lực giữa ngành y tế với chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong công tác PCD. Tuy nhiên, khả năng phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời với các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là BTN mới nổi ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hệ thống vẫn tồn tại một số thành phần chưa tham gia tích cực vào hoạt động giám sát BTN, thiếu tài liệu hướng dẫn về giám sát nhiều BTN nói chung và bệnh truyền nhiễm mới nổi nói riêng. Bên cạnh đó, nhân lực, trang thiết bị phòng chống BTN còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Khả năng ứng phó với dịch BTN của các đơn vị tuyến huyện/xã còn hạn chế, đa số các LĐ TTYT huyện đều cho rằng tuyến huyện chỉ có khả năng ứng phó với dịch BTN nhỏ, đối với dịch lớn hoặc với BTN mới nổi/tái nổi thì cần có sự hỗ trợ từ tuyến trên, cả về hướng dẫn, kế hoạch, nhân lực, TTB và kinh phí thực hiện. Kiểm dịch y tế biên giớiHệ thống kiểm dịch y tế biên giớiHệ thống kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam do Cục Y tế dự phòng là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật về kiểm dịch y tế biên giới trên phạm vi toàn quốc. Cục Y tế dự phòng là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế 2005, có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và cung cấp cho các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới tại các địa phương để tăng cường giám sát, phòng chống các dịch bệnh lan truyền vào Việt Nam. Dưới Cục YTDP là 4 Viện VSDT và Pasteur, chịu trách nhiệm theo dõi và tham mưu cho Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các biện pháp kiểm dịch y tế cho các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới tuyến tỉnh trên địa bàn Viện phụ trách. Tại tuyến tỉnh, đơn vị kiểm dịch y tế biên giới được bố trí tại Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế trực thuộc Sở Y tế hoặc khoa KDYTBG trực thuộc TTYTDP tỉnh. Hiện nay cả nước có 13 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và 32 TTYTDP tỉnh có hoạt động kiểm dịch y tế biên giới. ![]() Hình . Hệ thống kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam Đắc Lắc chưa có cửa khẩu, nhân dân sinh sống tại vùng biên giới đi lại tự do, thực tế là không được phép, cho đến nay hệ thống y tế cùa tỉnh và tỉnh giáp ranh (thuộc Campuchia) chưa kết nối được với nhau - LĐ TTYTDP tỉnh Đắc Lắc. Ở Đắc Nông có 2 cửa khẩu (Bua Phrăng và Đắc Bơ- Tuy Đức) nhưng chủ yếu là nhân dân qua lại, chưa có xuất nhập khẩu hàng hóa, đây là cửa khẩu nhỏ. Tổ kiểm dịch y tế gồm có 3 người, hàng tháng mỗi người tới cửa khẩu 10 ngày, chủ yếu là giám sát BTN bằng lâm sàng cho những người qua lại. Đến nay công tác này cũng chưa được tỉnh, ngành đầu tư - LĐ TTYTDP tỉnh Đắc Nông. Tại 20 tỉnh dự án, có 5 Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế đặt tại 5 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Lào Cai, Quảng Trị, Tây Ninh, An Giang và 14 khoa kiểm dịch y tế thuộc TTYTDP các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang. Hiện có 52 cửa khẩu đang có hoạt động kiểm dịch y tế tại các tỉnh dự án, trong đó có 1 cửa khẩu đường sắt tại Lào Cai, 3 cửa khẩu đường hàng không tại Hà Nội, Cần Thơ và Kiên Giang, còn lại là các cửa khẩu đường thủy và đường bộ. Hoạt động KDYT biên giới tại các tỉnh dự ánGiám sát bệnh truyền nhiễm nhóm A Chức năng chính của các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới là phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A lan truyền qua cửa khẩu. Hoạt động chủ yếu là tập trung giám sát các đối tượng phải kiểm dịch y tế (người, hàng hóa, phương tiện vận tải) để kịp thời phát hiện, cách ly, theo dõi, xử lý theo quy định; theo dõi chặt chẽ hành khách, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh/xuất cảnh/quá cảnh Việt Nam đặc biệt từ vùng dịch. Hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại các tỉnh dự án được thực hiện thường xuyên theo quy trình quy định trong Nghị định 103/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ. Trong 20 tỉnh dự án, có 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre không có biên giới nên không thành lập đơn vị KDYT biên giới. Tỉnh Đắc Lắc chưa có cửa khẩu nên không triển khai hoạt động. Tỉnh Đắc Nông tuy có triển khai hoạt động kiểm dịch tại cửa khẩu nhưng hoạt động nghèo nàn do chưa được quan tâm đầu tư.
Tại nhiều cửa khẩu, nhất là cửa khẩu đường bộ, rất khó xác định được đối tượng nào đến từ vùng dịch do đó có thể bỏ sót đối tượng cần kiểm dịch. Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức của nhiều chủ phương tiện vận chuyển người, động vật hay hàng hóa về phòng chống BTN chưa tốt, họ thường trốn tránh, không hợp tác với cơ quan kiểm dịch. Kiểm dịch cho người thì tương đối ổn nhưng hàng hóa, động vật, thực vật thì còn phức tạp và gặp nhiều khó khăn do nhập vào nhiều mà phối hợp lại hết sức chung chung. Để kiểm soát được chặt chẽ thì phải thông quan rõ ràng, chứ cứ nhập vào rồi hậu kiểm thì khó... và phải thống nhất một đầu mối kiểm soát rõ ràng thì mới kiểm soát được - PVS cán bộ TTKDYTQT Hà Nội Chỉ kiểm tra đại diện hàng hóa trên phương tiện chứ không thể kiểm tra hết được vì như thế sẽ mất nhiều thời gian - PVS đơn vị KDYT biên giới An Giang. Chưa có thông tư liên tịch giữa Bộ y tế, Bộ tài chính- Tổng cục Hải quan về việc phối hợp trong giám sát BTN nhóm A tại cửa khẩu dẫn đến có cửa khẩu phối hợp rất tốt, có cửa khẩu không. - PVS đơn vị KDYT biên giới Tây Ninh Đối với vấn đề kiểm dịch cho đối tượng là hàng hóa thì phần lớn các đơn vị KDYT cho rằng hoạt động kiểm dịch còn gặp nhiều khó khăn do ở một số cửa khẩu hàng hóa quá nhiều, nhân lực ít và cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan liên ngành không rõ ràng. Dịch xảy ra nhanh, công tác tuyên truyền hạn chế, nên hành khách chưa hiểu tại sao lại phải phun hóa chất vào phương tiện vận chuyển. Một số tài xế cũng không chịu cho phun hóa chất vào phương tiện, không nộp tiền kiểm dịch, đơn vị phải lập biên bản với sự chứng kiến của các bên liên quan, gửi thanh tra Sở y tế - PVS cán bộ đơn vị KDYT Tây Ninh. Hoạt động xử lý y tế hiện nay cũng có những điểm hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là chế tài xử lý các vi phạm quy định kiểm dịch y tế chưa đủ mạnh, đơn vị KDYT cũng không được trao quyền xử lý đối tượng vi phạm quy định kiểm dịch y tế. Bên cạnh đó, nhận thức và ý thức phòng chống BTN của người dân còn hạn chế nên không ủng hộ và gây cản trở hoạt động này. Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp mặc dù có kế hoạch từ 2010 nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng, cơ sở không có, ọp ẹp; TTB cũng chưa có gì, về nhân lực có 3 cán bộ, việc thăm khám hoàn toàn dựa vào lâm sàng - LĐ TTYTDP tỉnh Long An. Nhìn chung hoạt động còn khó khăn, thiếu cán bộ, TTB còn thiếu nhiều - PVS cán bộ TTKDYT quốc tế Hà Nội. Nếu có dịch lớn xảy ra, nhân lực như thế này là không đủ, TTB không đủ trong khi cửa khẩu lại cách quá xa trung tâm - PVS cán bộ KDYT biên giới Nghệ An. Trang thiết bị y tế hỗ trợ phục vụ cho công tác kiểm dịch còn thiếu nhiều - PVS cán bộ KDYT biên giới Đồng Tháp Tại một số cửa khẩu, cơ sở vật chất của đơn vị kiểm dịch còn khó khăn, cán bộ kiểm dịch phải đi ở nhờ cơ quan khác. Tình trạng thiếu phòng cách ly, thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị, thuốc men, vac xin, sinh phẩm tại một số cửa khẩu cũng là rào cản ảnh hưởng đến việc phát hiện và xử lý y tế đối với người được kiểm dịch tại các cửa khẩu. Nhân viên của Viện vẫn chưa được giới thiệu về IHR (đang có kế hoạch xin kinh phí WHO/VN để tập huấn giới thiệu cho cán bộ viện và Sở Y tế, TTYTDP các tỉnh trong năm 2013 - Đại diện Viện Pasteur TPHCM. Cán bộ không có điều kiện cập nhật kiến thức thường xuyên, thiếu kiến thức về vùng miền; chưa được đào tạo về nghề nghiệp đầy đủ và chưa hiểu đúng về ngành kiểm dịch - PVS cán bộ trung tâm KDYTQT Hà Nội. Nhân lực thiếu, chưa được đào tạo cập nhật thông tin thường xuyên nên thiếu đồng bộ trong việc xử lý vi phạm - PVS cán bộ đợn vị KDYT Quảng Trị. Khi học trong trường không có bộ môn này nên không được học, khi ra trường mới được đào tạo trong thời gian ngắn nên cần có bộ môn kiểm dịch trong nhà trường. Cán bộ cấn được tập huấn thường xuyên, liên tuc trong suốt thời gian công tác và cần được đào tạo về ngoại ngữ phù hợp với các nước láng giềng và tiếng Anh - PVS cán bộ đợn vị KDYT Tây Ninh. “Đắc Lắc chưa có cửa khẩu, cán bộ đa số chưa rõ về điều lệ y tế quốc tế, về tài liệu cũng chưa được cung cấp, nếu muốn tìm hiểu cũng phải mày mò; đơn vị cũng chỉ có 2 người đi tập huấn, và hiện nay cũng chưa có nội dung cụ thể để hoạt động” - LĐ TTYTDP Đắc Lắc. Báo cáo số liệu Tại các cửa khẩu đều có cán bộ phụ trách KDYT trực thường xuyên. Số liệu được cán bộ cửa khẩu báo cáo về đơn vị KDYT. Các đơn vị tổng hợp và báo cáo số liệu cho Sở Y tế, TTYTDP tỉnh và Cục YTDP bằng email trước sau đó gửi theo đường công văn. Những BTN thuộc nhóm A được báo cáo hàng tuần dù không có dịch. Những BTN khác chỉ thực hiện báo cáo tuần khi có dịch, còn khi không có dịch thì thực hiện báo cáo theo tháng, quý, năm. Tập huấn đào tạo cán bộ KDYTNhìn chung, các đơn vị KDYT đã tổ chức đào tạo tập huấn về các nội dung quan trọng liên quan đến phòng chống BTN và kiểm dịch y tế biên giới, trong đó chú trọng đến việc phổ biến và cập nhật các văn bản pháp quy về kiểm dịch y tế, tập huấn kỹ thuật phòng chống các bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch và các quy trình xử lý y tế tại cửa khẩu. Đa số các đơn vị KDYT biên giới cũng đã cử cán bộ đi tập huấn về Điều lệ y tế quốc tế (IHR) và 2/3 số đơn vị KDYT biên giới đã triển khai tập huấn về phòng chống BTN mới nổi (APSED) cho đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, một số tỉnh mới chỉ cử 1 - 2 cán bộ đi tập huấn về IHR mà chưa tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ KDYT của tỉnh. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ KDYT tại các tỉnh dự án cho thấy đội ngũ cán bộ KDYT không có điều kiện cập nhật kiến thức về KDYT nên kiến thức của đa số cán bộ kiểm dịch chưa đầy đủ và thiếu cập nhật. Hoạt động tập huấn về điều lệ y tế quốc tế mới chỉ được triển khai cho cán bộ thuộc các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế mà chưa mở rộng đến cán bộ phòng chống bệnh truyền nhiễm trong hệ thống y tế dự phòng, đặc biệt là ở các huyện biên giới. Đa số lãnh đạo các trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết cán bộ của họ chưa được tập huấn về điều lệ y tế quốc tế. Nhiều lãnh đạo các TTYT huyện khu vực biên giới cho biết họ chưa bao giờ nghe nói đến vấn đề này. Trong bối cảnh thiếu nhân lực kiểm dịch y tế quốc tế tại các cửa khẩu có lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa qua lại đông đúc, việc tập huấn/đào tạo cho cán bộ phòng chống dịch về điều lệ y tế quốc tế và sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm dịch và y tế dự phòng có thể tháo gỡ những khó khăn do thiếu nhân lực kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống BTN qua biên giới. “Hiện Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 80 - 90% yêu cầu của IHR. Việt Nam hiện còn đang vướng mắc hai vấn đề là Điều lệ quốc tế yêu cầu thực hiện liên ngành, khai báo về hóa chất và hạt nhân, nhưng hiện chúng ta chưa làm được việc này. Chúng ta có đầu mối quốc gia dựa trên hệ thống sẵn có để thu thập thông tin số liệu. Thực tế là lộ trình này đến năm 2012 là Việt Nam hoàn thiện, nhưng chúng ta xin lùi lại đến năm 2014” - LĐ Cục YTDP - BYT “Viện Pasteur HCM cơ bản có thể đáp ứng IHR/APSED tuy nhiên về an toàn sinh học cấp 3 chưa đạt” - Đại diện Viện Pasteur TP HCM. “Hệ thống y tế VN đã cam kết theo lộ trình thực hiện IHR, tuy nhiên cho đến nay nhiều vấn đề cần phải nỗ lực hơn nữa VD như hệ thống xét nghiệm còn thiếu cả TTB cả nguồn lực và cả về cơ sở vật chất”- Đại diện Viện VSDT Tây Nguyên. “Sự phối hợp với các nước trong việc chia sẻ thông tin, hoạt động và giải pháp liên quan đến PCBTN qua biên giới còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn các rào cản liên quan đến an ninh và nhiều vấn đề nhạy cảm khác...” - Đại diện Viện VSDT Tây Nguyên. “Cho đến nay hệ thống y tế cùa Tỉnh và tỉnh giáp ranh (Việt Nam- Campuchia) chưa kết nối được với nhau” - LĐ TTYTDP Đắc Lắc. “Hệ thống PC BTN chưa đáp ứng IHR về nhân lực (bác sỹ), phòng xét nghiệm không đảm bảo về kỹ thuật và máy móc thiết bị. Cán bộ chưa được tập huấn, đào tạo về IHR” - LĐ TTYTDP Lào Cai. Nhận xét về khả năng đáp ứng điều lệ y tế quốc tế của tỉnh, đa số lãnh đạo đơn vị KDYT các cấp cho rằng Việt nam cần có thêm thời gian để chuẩn bị trước khi chính thức tham gia IHR. LĐ các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới tại các tỉnh dự án cũng đều cho rằng địa phương mình chưa đủ điều kiện tham gia thực hiện điều lệ y tế quốc tế do thiếu nhân lực được đào tạo bài bản về KDYT, thiếu thốn CSVC/TTB phục vụ hoạt động KDYT biên giới tại các cửa khẩu. Bên cạnh đó vấn đề hợp tác khu vực trong phòng chống BTN còn rất hạn chế. Hoạt động thực hiện mô hình cộng đồng vì sức khỏeTrong khuôn khổ Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu Hướng dẫn xây dựng Làng sức khỏe (còn gọi là cộng đồng vì sức khỏe). Theo Tổ chức Y tế thế giới, mô hình cộng đồng vì sức khỏe bao gồm 4 bộ tiêu chí chủ yếu: Cộng đồng sức khỏe; Gia đình sức khỏe; Trường học nâng cao sức khỏe và Chợ lành mạnh. Trong mỗi bộ tiêu chí nói trên đều có các tiêu chí cụ thể về chính sách, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất và chăm sóc sức khỏe với nhiều nội dung. Thang điểm của mỗi bộ tiêu chí là 100 điểm, được đưa ra nhằm đánh giá khách quan các hoạt động vì sức khỏe của tập thể hoặc hộ gia đình. “Sau khi chúng tôi đi họp triển khai các tiêu chí này thì chúng tôi đều bác bỏ hết vì thực hiện những tiêu chí này không phù hợp với xã miền núi đặc biệt vùng sâu vùng xa” - LĐ TTYT huyện Đakrông - Quảng Trị. “Người Vân Kiều sống ở vùng sâu vùng xa, nhận thức hạn chế và phong tục tập quán lạc hậu nên khó xây dựng được làng văn hóa SK - LĐ TTYT huyện Lệ Thủy - Quảng Bình. “Địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, truyền thông thực hiện chưa tốt nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Tiêu chí về chợ sức khỏe cũng rất khó thực hiện, chợ là nơi tạp nham, dân đến từ tứ phương. Nội quy giữa họ là rất khó khăn” - LĐ TTYT huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh. “Các tiêu chí đưa ra quá xa vời so với thực tế, vì vùng ưu tiên là vùng giáp biên, là những nơi vốn tiếp cận với dịch vụ y tế thấp, trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn, giao thông đi lại khó...” - LĐ TTYT huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. “Xã nào đạt 30 - 40% tiêu chí đã là tích cực. Trong khi đó theo tiến độ dự án đề ra, một năm phải làm được 2 xã, năm sau mở rộng tiếp 2 xã khác, như vậy là rất khó” - LĐ BQLDA Nghệ An. “Quy định các khu dân cư, khu phố có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng là không phù hợp do trên thực tế triển khai mỗi xã chỉ có 01 nhà văn hoá” - LĐ TTYTDP tỉnh An Giang. “Các tiêu chuẩn quá khó trong khi đó dự án lại không có kinh phí hỗ trợ. Bên cạnh đó do địa phương không có đủ khả năng, đủ nguồn lực để thực hiện theo đúng các tiêu chí đó’ - LĐ TTYTDP tỉnh Kiên Giang). “Nhiều nơi làm nhà vệ sinh không phù hợp vì không có nước, dân chủ yếu dùng hố xí đào. Bếp làm chung với nhà theo tập quán, khó vận động để tách riêng ra. Nhiều gia đình không quan tâm làm nền và bể chứa phân gia súc cho chuồng trâu... - LĐ TTYT huyện Simacai - Lào Cai. Đến thời điểm điều tra, dự án đã triển khai mô hình cộng đồng vì sức khỏe tại 110 làng ở 55 xã của 55 huyện biên giới (xem Error: Reference source not found và Error: Reference source not found). Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo các đơn vị YTDP các cấp và lãnh đạo cộng đồng tại 31 xã thực hiện mô hình cộng đồng vì sức khỏe cho thấy mô hình được nhiều lãnh đạo chính quyền, ban ngành và cộng đồng ủng hộ do mô hình hướng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên, đa số các lãnh đạo địa phương đều cho rằng rất khó để triển khai mô hình thành công. Lý do là bộ tiêu chí yêu cầu quá cao, nhiều tiêu chí không phù hợp, đặc biệt là ở địa bàn miền núi, nơi có nhiều người nghèo, người DTTS đang sinh sống. Các giải pháp nhằm thực hiện thành công mô hình được nhiều cán bộ thực hiện chương trình đưa ra bao gồm: 1) Không nên áp dụng cứng nhắc 1 bộ tiêu chí cho tất cả các địa phương mà phải điều chỉnh linh hoạt một số tiêu chí không phù hợp với vùng miền; 2) Tăng cường truyền thông cho cộng đồng về mô hình cộng đồng vì sức khỏe, có thể lồng ghép hoạt động truyền thông về mô hình với các hoạt động truyền thông về nội dung khác như nông thôn mới, dân số - KHHGĐ, CSSKSS và dinh dưỡng... để tăng tỷ lệ người dân được truyền thông về mô hình, đặc biệt ở các địa bàn miền núi, DTTS và 3) Thời gian thực hiện mô hình nên kéo dài để cải thiện và duy trì hành vi sức khỏe tốt của cộng đồng. Каталог: files -> activity attachment -> 2017 2017 -> Báo cáo nghiên cứu khả thi dự Án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê KÔng giai đOẠN 2 2017 -> I. Thông tin chung về đề tài 2017 -> Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Quản Lý các Rối Loạn Tâm Thần Thường Gặp trong Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu Lời nói đầu 2017 -> Icd-1o pc: Questionnaire for 2017 -> Ngày Sức khỏe Thế giới 07/4/2017 Trầm cảm: Hãy cùng trò chuyện Chuyên mục Hỏi – Đáp về trầm cảm Thông tin về Ngày Sức khỏe Thế giới Ai quyết định chủ đề cho Ngày Sức khỏe Thế giới? 2017 -> Icd-10 pc: Questionnaire for 2017 -> ĐÁnh giá hiệu lực tồn lưu màn tẩM 2017 -> Báo cáo khoa họC 2017 -> Hà NỘI, 2017 MỤc lụC tải về 0.72 Mb. Chia sẻ với bạn bè của bạn: |