* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả.
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn.
+ HS: Đọc phần Tiểu dẫn.
+ GV: Giới thiệu đôi nét về nhà thơ.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”
+ GV: Từ Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu lại những ý chính về tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về văn bản
+ GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung tóm tắt của truyện, tên các nhân vật chính, và vị trí đoạn trích.
+ GV: Gọi học sinh đọc VB, lưu ý giọng điệu: hăm hở, nồng nhiệt, phân biệt giọng ghét và giọng thương, nhấn mạnh các điệp từ thương, ghét.
+ GV: Đọc lại và giải thích từ khó từ các chú thích.
+ GV: bổ sung: thương, tiếng miền Nam đồng nghĩa với yêu.
+ GV: Yêu cầu học sinh phân đoạn và nêu ý chính của các đoạn
+ HS: Phân đoạn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu qua hệ thống câu hỏi.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lẽ ghét của ông Quán.
+ HS: Đọc lại đoạn từ câu 1 đến câu 8.
+ GV: Bốn câu đầu cho ta biết gì về quan niệm của ông Quán về tình cảm thương ghét?
+ GV: Em hiểu ghét việc tầm phào là việc như thế nào?
+ GV: Việc tầm phào là việc chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu. Ông muốn chỉ cái việc nhỏ nhen của Bùi Kiệm, Trịnh Hâm khi chúng Vân Tiên, Tử Trự làm nhanh và hay lại ngờ là viết tùng cổ thi.
Thực ra đó chỉ là cái cớ để ông bộc lộ quan điểm của mình về lẽ ghét thương.
+ GV: Đó là việc nào trong truyện?
+ GV: Điểm chung của các triều đại này là gì ? Tại sao việc tầm phào mà ông ghét ghê gớm thế?
+ GV: Vậy Cơ sở của lẽ ghét là gì?
+ GV: Cường độ ghét của ông Quán như thế nào?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lẽ thương của ông Quán.
+ HS: Đọc tiếp đến câu 16.
+ GV: Ông Quán thương những ai? Thương cái gì?
+ GV: Điểm chung của những con người này là gì?
+ HS: Tìm hiểu qua điển tích. Sau đó trao đổi, nhận xét
+ GV: Định hướng: Họ là nhũng người hết lòng vì dân vì nước, bôn ba xuôi ngược, vất vả hi sinh….
+ GV: Cường độ thương như thế nào?
+ GV: Cơ sở của lẽ thương theo quan điểm đạo đức của tác giả?
+ GV: Tại sao những dẫn chứng đều được rút ra từ lịch sử cổ trung đại Trung Quốc?
+ HS: Tìm hiểu qua điển tích. Sau đó nhận xét, bình giá.
+ GV: Định hướng: đoạn thơ bàn về lẽ ghét thương trong đời sống tình cảm của con người. Tất cả lấy từ lịch sử TQ là do thói quen của các nhà nho thời trước, hay lấy tấm gương các nhân vật lịch sử TQ để soi mình trên nhiều phương diện.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan hệ giữa ghét và thương
+ GV: Giải thích 2 câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”?
+ HS: Giải thích.
+ GV: Câu thơ nêu lên mối quan hệ giữa lẽ ghét và thương như thế nào?
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật của đoạn trích
+ GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
+ GV: Hiệu quả của các biện pháp tu từ trong các câu thơ là gì?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
+ GV: Nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
+ GV: gọi HS đọc rõ, to Ghi nhớ SGK.
+ GV: Vì sao nói đoạn thơ mang tính chất triết lí nhưng không hề khô khan?
+ GV: Chốt lại các ý kiến:
Vì bàn luận đạo đức triết lí ở sách vở mà dào dạt cảm xúc. Tình cảm đó xuất phát từ cái tâm trong sáng cao cả của nhà thơ, từ trái tim sâu nặng tình đời, tình người; lời giản dị, mộc mạc, thô sơ đi thẳng vào trái tim người đọc
|
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- 1822-1888, nhà thơ mù xứ Đồng Nai
- Nhà giáo, nhà thơ, thầy thuốc
- Ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước thế kỷ XIX
- Tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút chiến đấu
2. Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”:
- Sáng tác khi ông đã bị mù và làm thầy thuốc ở Gia Định
- Cốt truyện: xung đột giữa thiện và ác
- Đề cao tinh thần nhân nghĩa và khát vọng về một xã hội tốt đẹp
- Truyện Nôm bác học dân gian, được lưu truyền rộng rãi
3. VĂN BẢN:
a. Vị trí đoạn trích:
Lời đối đáp của ông Quán trong quán rượu
b. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “lằng nhằng dối dân”
à Lẽ ghét của ông Quán
- Phần 2: Còn lại
à Lẽ thương
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét:
- Quan niệm của ông Quán:
+ “việc tầm phào”: việc chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu
+ “ghét vào tận tâm”: ghét đến mức tột cùng
à Cơ sở để ông Quán trình bày quan niệm về lẽ ghét thương
+ Việc tầm phào (vu vơ)
+ Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ.
+ Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối.
+ Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
Điểm chung của các triều đại : Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân, làm dân khổ. Điệp từ “dân” lí giải nguyên nhân đó.
=> Cơ sở của lẽ ghét: đứng về phía nhân dân, xuất từ quyền lợi của nhân dân là .
- Cường độ ghét:
“Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”
Nghệ thuật điệp từ + tăng cấp + cách gọi tên: cái ghét ăn tận trong sâu thẳm của lòng người, đến tận cùng cảm xúc trở thành nỗi căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt.
b. Lẽ thương của ông Quán:
+ Khổng Tử: lận đận việc truyền đạo Nho.
+ Nhan Tử: hiếu học, đức độ nhưng chết sớm dở dang.
+ Gia Cát Lượng: có tài mưu lược lớn mà chí nguyện không thành, đến lúc mất đất nước vẫn bị chia ba.
+ Đổng Trọng Thư: có tài đức hơn người mà không được trọng dụng.
+ Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết
+ Hàn Dũ: có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua đừng quá mê tín đạo Phật mà bị đi đày…
+ Thầy Liêm, Lạc (Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo): làm quan nhưng không được tin dùng đành lui về dạy học
Điểm chung: Họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
Điệp từ “thương” lặp lại 9 lần
Cơ sở của tình cảm thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng
3. Quan hệ giữa ghét và thương:
- “Nửa phần lại nửa phần lại thương”, “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
- Mối quan hệ:
+ Tình cảm thương ghét rõ ràng, dứt khoát, không mập mờ, lẫn lộn.
+ Thương là gốc, là cội nguồn cảm xúc, vì thương nên ghét, yêu thương hết mực, căm ghét đến điều.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng điển cố lấy từ sách vở Trung Quốc nhưng quen thuộc, gần gũi với người dân.
- Sử dụng biện pháp tu từ: Điệp từ “thương”, “ghét”+ Đối (đoạn - đoạn, trong cùng câu thơ, đối chéo)
Hiệu quả:
o Biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả, thương ghét đan cài, nối tiếp, thương ra thương, ghét ra ghét.
o Tăng cường độ cảm xúc: yêu thương hết mực, căm ghét đến cùng.
- Lời thơ: mộc mạc, chân chất mà đậm đà cảm xúc.
III. TỔNG KẾT:
Ghi nhớ (SGK).
|