KHÔNG HỦY HOẠI ĐƯỜNG DANH LỢI CỦA NGƯỜI KHÁC
Giảng rộng
Danh là phần tiêu biểu đầy đủ cho thân phận, sự nghiệp của mỗi một cá nhân; lợi là nguồn tài vật giúp người ta có được cơm áo cũng như mọi thứ cần dùng trong sinh hoạt đời sống. Danh lợi của mỗi người đều khó khăn mới gầy dựng được, nhưng hủy hoại đi thì rất dễ dàng nhanh chóng. Nếu có lúc
muốn hủy hoại đường danh lợi của người khác, nên nghĩ lại những khó khăn vất vả mà họ đã phải trải qua để có thể gầy dựng được, như thế liệu có nỡ lòng hủy hoại đi chăng?
Như kẻ ngược gió tung tro bụi, lẽ thường sẽ tự làm dơ bẩn thân mình; ngửa mặt lên trời phun nước bọt, ắt phải rơi trở xuống dơ mặt mình; những việc ấy cũng đều là lẽ tất nhiên. Cho nên, phá hoại danh tiếng của người ắt không khỏi tự làm tổn hại phẩm giá nhân cách của chính mình, mà phá hoại nguồn lợi của người cũng chính là âm thầm làm tiêu tan phúc đức duyên lành của chính mình.
Trưng dẫn sự tích
VÀO TRƯỜNG THI ĐÒI NỢ CŨ1
Vào triều Thanh, ở huyện Hợp Phì thuộc tỉnh An Huy có người họ Hứa, vốn là dòng dõi danh giá. Người anh của ông từng được bổ làm quan Học chính ở một tỉnh nọ, có viên học sĩ trong tỉnh ấy mang 200 lượng bạc đến nhờ họ Hứa nói giúp với anh đề bạt phẩm trật cho được lên ngạch thứ ba. Ông nhận tiền, đồng ý sẽ nói giúp, nhưng rồi sau đó vì nhiều việc quá lại quên đi, chẳng nói gì về việc ấy cả. Đến khi sắp xếp ngạch trật, ông học sĩ này xếp tận dưới hàng thứ sáu. Ông ta tự thấy mình bị mất cả danh lẫn lợi nên uất ức quá treo cổ tự vẫn. Người vợ ông ta cũng đau buồn quá mà thành bệnh rồi chết.
Đến năm Canh Ngọ thuộc niên hiệu Khang Hy,2 họ Hứa vào trường thi, bỗng thấy viên học sĩ đã chết kia đứng ngay trong phòng dành cho thí sinh. Họ Hứa ngay lúc ấy liền hôn mê không còn biết gì nữa, tự đi đến lấy những sợi chỉ hồng trên bàn quan giám khảo, nối từng sợi một lại cho dài ra rồi buộc vào cổ mình, tự đến treo mình lên chỗ cửa phòng. Quanh cổ chỉ quấn
Câu chuyện này những người trong trường thi đều tận mắt chứng kiến. (Chú giải của soạn giả)
Tức là năm 1690.
mỗi một sợi chỉ nhỏ, nhưng hai chân vẫn rời lên khỏi mặt đất cả thước,1 lưỡi cũng theo đó mà lè ra thật dài. Quân canh lập tức bẩm báo lên quan giám khảo, lúc bấy giờ chính là quan Tổng hiến Truyền Công. Ông liền ra lệnh cho quân canh gấp rút cứu xuống. Khi ấy, họ Hứa bỗng trở nên cuồng loạn, nói lảm nhảm như ma quỉ, rồi kể rõ đầu đuôi câu chuyện năm trước đã nhận tiền nhưng không lo xong việc. Kể chuyện rồi, lại chờ khi cửa vừa mở đã hối hả chạy như bay về chỗ trọ. Không lâu sau, họ Hứa treo cổ tự vẫn trong phòng trọ.
Lời bàn
Một sợi chỉ nhỏ mà treo được thân người lên, chẳng phải là hết sức vô lý sao? Nhưng chuyện của họ Hứa thì chính mắt bao nhiêu người trong trường thi khi ấy đều nhìn thấy. Cho nên có thể thấy rằng, khi nghiệp quả đã chín mùi, sự báo ứng thật không thể dùng lý lẽ suy diễn để hiểu hết.
Lại suy cho cùng, đến lúc khởi sinh ba tai kiếp của giai đoạn kiếp mạt, cành lá của cây cỏ đều hóa thành như dao sắc nhọn, người chạm vào liền bị thương tích, nhưng không ai tránh khỏi được kiếp nạn đó. Như khi đức Thế Tôn chịu nạn giáo gỗ đâm chân, cây gỗ ấy chỉ dài một thước mà có thể xuyên qua hòn đá xanh lớn, lại đi theo đức Phật từ nơi này sang nơi khác, chẳng phải càng đáng tin chắc hơn sao?2
Thước cổ của Trung Hoa, bằng khoảng 33 cm.
Chuyện này được ghi chép trong kinh Phật thuyết Hưng khởi hạnh (佛說興起行經), được đưa vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, thuộc tập 4, kinh số 197, tổng cộng có hai quyển, do ngài Khương Mạnh Tường dịch vào đời Hậu Hán. Chuyện bắt đầu từ dòng thứ 13, trang 168, tờ a, phần Phật thuyết mộc sang thích cước nhân duyên kinh - đệ lục (佛說木槍刺脚因緣經第六).
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |