KHÔNG TƯ TÌNH TÀ NIỆM VỚI VỢ NGƯỜI
Giảng rộng
Người đời thường chẳng yêu ai hơn yêu vợ mình, mà cũng chẳng căm ghét ai hơn ghét kẻ dan díu với vợ mình. Tự thân mình cũng chẳng yêu ai hơn vợ, cũng chẳng căm ghét ai hơn kẻ dan díu với vợ mình. Chỉ một câu: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác”1 có thể ghi nhớ làm theo suốt đời. Đặt mình vào vị trí của người để quán xét thì tự nhiên sẽ có sự tỉnh giác mạnh mẽ.
Dâm dục là cửa ngõ của mọi điều ác. Xưa nay những bậc anh tài hào kiệt do tham dâm mà phạm vào tội lỗi, trái nghịch phép vua, đánh mất tính mạng, tuyệt diệt dòng họ... thật nhiều không kể xiết. Người đời ai cũng có thể thấy ra cái hại của sự dâm dục, nhưng lại không kiềm chế vượt qua được, đều do lửa ái dục nung đốt quá mạnh trong lòng. Đang lúc lửa dục bốc cao, ví như có người lấy đạo đức chính nghĩa mà nêu khuôn phép, lấy việc quỷ thần thường ở bên cạnh dò xét mà răn nhắc cho kinh sợ, lấy chuyện nhân quả báo ứng rõ ràng mà đe dọa,
kẻ tham dâm cũng phớt lờ đi tất cả, chỉ thấy sự khoái lạc trước mắt mà thôi, không cần biết đến những khổ đau cay đắng của ngày sau.
1 Khổng tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác.)
Khi còn tuổi trẻ, tôi cũng từng phạm vào căn bệnh ấy, nay vẫn thường đớn đau tự trách, nên viết ra tập sách “Dục hải hồi cuồng” (欲海回狂) để khuyên răn nhắc nhở người đời, trong đó phần lớn trích dẫn từ Kinh điển, chỉ nhấn mạnh vào hai chữ “bất tịnh” làm điều cốt yếu. Chỉ cần quán sát phân tích thật kỹ hai căn của người nam và người nữ, ắt sẽ thấy ngay là vô cùng ô uế, bất tịnh, từ đó có thể dứt sạch nguồn gốc ái dục, đoạn trừ dòng giống ma dâm, cho dù có người đẹp như Tây Thi đứng ngay trước mặt cũng nhìn thấy chỉ như con khỉ ghẻ lở mà thôi, làm sao có thể sinh tâm luyến ái?
Sách Cảm ứng thiên (感應篇) nói rằng: “Vì thấy sắc đẹp của người kia nên khởi tâm tham ái, muốn chiếm hữu.” Thế nên khi nhìn thấy hình sắc ấy mà đã cho là xinh đẹp, ắt phần nhiều phải khởi tâm tham muốn chiếm hữu cho riêng mình. Nếu có thể quán xét thấy rõ hình sắc ấy là bất tịnh, là xấu xa ô uế, ắt tâm dâm dục tự nhiên không thể khởi sinh, làm sao có sự tham muốn?
Trưng dẫn sự tích
MỸ NỮ KHÔNG CÓ GÌ ĐẸP1
Vào thời đức Phật còn tại thế, có một người bà-la-môn sinh được cô con gái đoan trang xinh đẹp vô cùng. Ông ta lấy làm tự hào, nên treo một bảng cáo thị trước nhà nói rằng, nếu ai có thể chỉ ra được chỗ xấu của con gái ông thì sẽ được thưởng bằng vàng. Trong vòng 90 ngày, không thấy có ai đến chỉ trích cả.
Bấy giờ, người bà-la-môn kia liền dẫn cô con gái đến chỗ đức
1 Trích từ kinh Tạp thí dụ (雜譬喻經). (Chú giải của soạn giả) Kinh Tạp thí dụ (雜譬喻經) hiện có 3 bản dịch trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, bản thứ nhất được xếp vào tập 4, kinh số 204, có 1 quyển, do ngài Chi Lâu Ca Sấm dịch vào đời Hậu Hán, bản thứ hai được xếp vào tập 4, kinh số 205, có 2 quyển, mất tên người dịch, bản thứ ba được xếp vào tập 4, kinh số 207, có 1 quyển, do ngài Đạo Lược soạn. Tuy nhiên,
câu chuyện này thật ra là trích lại từ sách Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), được đưa vào Đại Chánh tân tu
Đại tạng kinh thuộc tập 53, kinh số 2122, tổng cộng có 100 quyển, do ngài Đạo Thế soạn vào đời Đường. Đoạn trích này nằm trong quyển 75, bắt đầu từ dòng thứ 22, trang 848, tờ b, với câu mở đầu là “又雜譬喻 經云” (Hựu Tạp thí dụ kinh vân - Kinh Tạp thí dụ lại có nói rằng). An Sỹ toàn thư đã dẫn chú căn cứ vào câu này chứ không phải trích từ chính văn kinh.
Phật. Đức Phật liền chê rằng: “Cô gái này quá xấu, chẳng có gì đẹp.” Ngài A-nan bạch Phật: “Cô gái đẹp thế này, vì sao Phật nói là quá xấu?”
Đức Phật liền dạy: “Mắt không bị huyễn hoặc bởi hình sắc giả tạm, ấy gọi là mắt đẹp; tai không nghe những tiếng tà mị xấu ác, ấy gọi là tai đẹp; lưỡi không tham muốn vị ngon, ấy gọi là lưỡi đẹp; thân không ưa thích những thứ lụa là mềm mại, ấy gọi là thân đẹp; tay không trộm cắp tài sản người khác, ấy gọi là tay đẹp. Cô gái này hiện nay mắt thì đam mê hình sắc, tai thích nghe tiếng thị phi, mũi tham muốn hương thơm, thân ưa thích lụa là, tay muốn lấy tài sản người khác, chỉ sơ lược kể ra như vậy đã thấy không có gì là đẹp cả.”
Lời bàn
Ý nghĩa trong chuyện này chính là quý trọng đạo đức mà xem thường sắc đẹp. Quý trọng đạo đức ắt sẽ như hậu phi Khương Nguyên,1 xem trọng sắc đẹp ắt sẽ như Đát Kỷ, Bao Tự.2 Chính sự phân biệt giữa tà mị với đoan chính sẽ lập tức quyết định sự hưng vong của đất nước, sự thiện ác của mỗi người.
CON NGƯỜI NHƯ CÁI TÚI DA3
Xưa, ở nước Câu-thiểm-di4 có người tên là Ma-nhân-đề, sinh được một cô con gái đoan trang xinh đẹp, liền đưa đến chỗ đức Phật, tự nguyện cho con mình theo Phật nâng khăn sửa túi.5
Khương Nguyên là hậu phi của vua Đế Khốc thời cổ đại Trung Hoa, được cho là rất đoan trang, hiền
thục, nhân từ.
Đát Kỷ là ái phi của Trụ vương, Bao Tự là ái phi của U vương nhà Chu. Cả hai người đều là nguyên nhân
dẫn đến họa mất nước.
Trích từ kinh Xuất diệu (出曜经). (Chú giải của soạn giả) Kinh Xuất diệu (出曜經) được đưa vào Đại Chánh
tân tu Đại tạng kinh thuộc tập 4, kinh số 212, tổng cộng 30 quyển, do ngài Trúc Phật Niệm dịch từ Phạn văn sang Hán văn vào đời Dao Tần. Tuy nhiên, câu chuyện này thật ra được An Sỹ toàn thư trích lại từ sách Pháp uyển châu lâm (sách đã dẫn trên), quyển 21, bắt đầu từ dòng thứ 19, trang 444, tờ a. Phần trích này có đoạn mở đầu trước đó ghi là: 如出曜經云 (Như Xuất diệu kinh vân - Như trong kinh Xuất diệu có nói
rằng). An Sỹ toàn thư đã dẫn chú căn cứ vào câu này chứ không phải trích từ chính văn kinh.
Câu-thiểm-di là tên phiên âm từ Phạn ngữ Kauśāmbī, là một quốc gia thời cổ đại thuộc miền trung Ấn Độ,
vị trí ngày nay nằm về phía tây bắc của thành phố Allahabad, cách khoảng hơn 40 dặm.
Đoạn trích này lược bỏ kinh văn khá nhiều nên thành hơi khó hiểu. Theo kinh văn thì ông Ma-nhân-đề
Đức Phật liền hỏi: “Ông cho rằng con gái ông thật xinh đẹp lắm sao?” Ma-nhân-đề đáp: “Đúng vậy, con tôi thật rất đẹp, nhìn kỹ từ đầu xuống chân không có chỗ nào là không đẹp cả.”
Đức Phật dạy: “Thật sai lầm thay cái nhìn bằng mắt thịt. Nay ta nhìn con gái ông từ đầu xuống chân, chẳng thấy có chỗ nào đẹp cả. Ông nhìn thấy trên đầu là tóc, nhưng tóc ấy cùng loại với lông, cũng không khác gì lông nơi đuôi ngựa. Bên dưới tóc là hộp sọ, nhưng sọ ấy tức là xương, nếu so với xương trong đầu lợn đã giết mổ ra, thật cũng không khác. Trong sọ là não, hình dạng nhão nhoẹt chẳng khác chất bùn, nhưng lại có mùi hôi tanh khó ngửi, như đổ tràn trên đất thì ai ai cũng ghê sợ không dám giẫm đạp lên. Cặp mắt đó lại giống như hố nước, thường chảy ra nước mắt. Trong mũi đầy nước mũi, trong miệng là đờm dãi... Bên trong là gan thận phèo phổi hết thảy đều tanh hôi. Trong ruột già, bàng quang thì chứa đầy phẩn dơ, nước tiểu. Chân tay chẳng qua là những đốt xương, gân tủy bọc trong lớp da, phải dựa vào hơi thở vào ra mà cử động, khác nào người máy bằng gỗ, cử động được là nhờ máy móc bên trong, nếu máy móc ngừng hoạt động ắt toàn thân đều tan rã, từng chi tiết bị tháo rời, chân tay vứt ra bừa bãi... Con người mà ta nhìn thấy bất quá cũng chỉ là như vậy, có chỗ nào là đẹp?”
Lời bàn
Dơ nhớp thay thân xác thịt này! Bên trong xác thịt lại là nơi tụ tập các loại trùng cực nhỏ. Trong Kinh dạy rằng: “Con người
thấy con gái mình xinh đẹp không ai bằng nên rất tự hào, đặt tên là Vô Tỉ (nghĩa là không ai sánh bằng). Có vị quốc vương nước lân cận sang cầu hôn, ông từ chối và nói rằng: “Phải là người có hình dung tướng mạo xinh đẹp tương đương với con ta thì ta mới gả.” Khi đức Phật hoằng hóa ngang qua nước Câu-thiểm- di, Ma-nhân-đề vừa được thấy Phật tướng hảo quang minh thì hết sức vui mừng, nghĩ rằng: “Người này chính thật xứng đáng làm chồng con ta.” Liền về bảo vợ chuẩn bị trang điểm cho con gái để đưa đến gặp Phật. Khi hai người cùng đưa con đến chỗ Phật đang thuyết pháp, người vợ nhìn thấy đức Phật liền nói với chồng: “Vị này là bậc phi phàm, ắt không có tâm dâm dục, chúng ta không nên nói ra chuyện này mà tự chuốc lấy sự xấu hổ.” Nói rồi lại đem nhiều lý lẽ giải thích cho chồng, nhưng người chồng không nghe, nói: “Đó không phải việc bà có thể biết được. Nếu bà không thích chuyện này, có thể tự quay về, một mình tôi sẽ đưa con đến gặp Phật.” Rồi ông nhất định đưa con đến trước Phật, thưa rằng: “Đại nhân, ngài đi giáo hóa khắp nơi mệt nhọc, không người chăm sóc. Nay tôi nguyện dâng đứa con gái này theo nâng khăn sửa túi cho ngài.”
từ sau khi ra khỏi bào thai, thân thể tự nhiên sinh ra các loại trùng cực nhỏ, vì quá nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được. Tất cả có 80 chủng loại. Trong số đó, mắt thường chỉ có thể nhìn thấy được duy nhất loài ký sinh trong ruột mà thôi. Khi con người ăn uống, thức ăn vừa vào miệng thì những loài ký sinh này rất vui mừng, nằm trong ruột mà chờ. Thức ăn tiêu hóa rồi, nước tiểu đi vào bàng quang, cặn bã đi vào ruột già, những sự dơ nhớp khó có thể nói hết.”
Than ôi, đường đường một đấng nam nhi, nay lại khởi lòng ham muốn cái chỗ dơ nhớp khó nói hết như thế, lại dốc lòng dốc ý để mong cầu, sinh ra đủ cách luyến lưu, thật không thể nói được như thế là tâm địa gì?
Kinh Đại Bảo Tích1 dạy rằng: “Bồ Tát quán sát thấy chúng sinh say mê ham thích chuyện dâm dục, liền khởi lên ý nghĩ rằng: ‘Những chúng sinh ấy đều từng có thời gian nằm trong thai mẹ, rồi chui qua nữ căn mà sinh ra, sao không biết xấu hổ lại còn cùng nhau làm những việc như thế?’”
Than ôi! Kẻ buông thả không nghĩ đến còn có thể làm được, người suy xét cặn kẽ ắt phải thấy quả thật đáng xấu hổ lắm thay!
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |