KHÔNG DÙNG THUỐC ĐỘC BẮT CÁC LOÀI CÁ TÔM DƯỚI NƯỚC
Giảng rộng
Trong ao, hồ, sông, biển ở khắp cõi Diêm-phù-đề có khoảng sáu nghìn bốn trăm loài cá.3 Tuy có rất nhiều giống loài như vậy, nhưng xét ở sự tham sống sợ chết thì tất cả đều giống như nhau. Hết thảy các loài này đều dựa vào nước để làm nơi cư trú, bỗng nhiên vô cớ bị người đầu độc, khiến cho tuyệt diệt cả giống nòi, sao có thể như thế được?
Nhưng nỗi sợ bị giết hại của cá tôm không chỉ riêng có thuốc độc. Đã cấm không được dùng thuốc độc, ắt những phương thức như dùng chài, lưới, mồi câu... hoặc ngăn dòng nước chảy để bắt cá, hết thảy những việc như thế đều không được làm.
1
Chuyện này người ở Côn Sơn tận mắt chứng kiến, nên chép vào đây. (Chú giải của soạn giả)
Chuyện này xảy ra trong khoảng niên hiệu Khang Hy thứ 25-26. (Chú giải của soạn giả) Tức là khoảng năm 1686-1687. Chuyện này đặc biệt trong nguyên tác không có phần “Án” (Lời bàn)
Nguyên tác dẫn chú là “Trích từ Đại tạng kinh”, quả thật không có sự xác định. Tuy nhiên, chúng tôi đã
tìm thấy thông tin này trong sách Pháp uyển châu lâm (sách đã dẫn trước), quyển thứ 44, bắt đầu từ dòng thứ 11, trang 627, tờ a (cùng dòng với dẫn chú về các loài thú ở phần trước).
Trưng dẫn sự tích
CÁ THẦN GIÚP NGƯỜI CÓ CON NỐI DÕI1
Ở gần thôn Yến Đường thuộc huyện Hưu Ninh, tỉnh An Huy, có một cái đầm lớn. Vào niên hiệu Khang Hy năm thứ 3,2 trong đầm bỗng có một loài cá rất lạ. Ngư dân bắt được một ít mang đi bán, nhưng cá ấy có mùi rất tanh nên hiếm người mua.
Lại có một con cá thần, gặp lưới bắt cá là xuyên thủng qua, không có cách gì bắt được nó. Có một ngư dân tên Trình Nhị giận lắm, dùng một cái chĩa lớn nhắm đâm vào cá. Cá tránh thoát được, còn nhảy lên dùng đuôi đâm vào mắt Trình Nhị, khiến ông mù một mắt. Trình Nhị càng thêm tức giận, liền chuẩn bị mang vôi sống đổ xuống khắp đầm để giết hết cá. Cá thần liền hiện lên trong mộng báo việc ấy với ông lý trưởng. Lý trưởng lập tức báo lên quan huyện. Quan huyện ra lệnh ngăn cấm việc ấy, Trình Nhị đành phải thôi.
Nửa tháng sau, ông lý trưởng lại nằm mộng thấy cá hiện đến nói rằng: “Tôi vâng lệnh Long vương đến dự thiết triều ở núi Tề Vân,3 tạm ngụ lại trong đầm này, nhưng quân lính đi theo bị ngư dân ở đây hại chết quá nửa. May nhờ có ông mới giữ được mạng sống mà quay về, nay xin từ biệt. Tôi xem số mạng của ông vốn không có con, nay xin giúp ông có một đứa con trai để nối dõi tông đường, cũng xem như để báo đáp ân đức của ông.”
Hôm sau, gió bão sấm chớp bất ngờ nổi lên, nhà tranh ở ven đầm chỉ chớp mắt bị thổi tung tan tác, cá thần từ đó không biết đi về đâu, chẳng còn thấy nữa.
Lời bàn
Năm sau đó, tiên sinh Viên Ngọ Quỳ đến Tề Vân, có thuê
Chuyện này do tiên sinh Viên Ngọ Quỳ ở Chiết Giang thuật lại. (Chú giải của soạn giả)
Tức là năm 1664.
Núi Tề Vân nằm trong địa hạt của huyện Hưu Ninh.
một chiếc thuyền ở huyện Hưu Ninh, gặp người chèo thuyền lại chính là anh ruột của ngư dân Trình Nhị. Viên Ngọ Quỳ nhân đó biết được chuyện này, liền viết thư kể lại với tôi.
LƯƠN CỨU LỬA TRẢ ƠN1
Vùng Lan Khê thuộc tỉnh Chiết Giang có người tên Đồng Tế Phi, mở một hiệu bán thuốc ở Sùng Minh. Trong khoảng niên hiệu Khang Hy, vào năm Quý Sửu,2 Tế Phi mua một số lươn mang đi phóng sinh. Mấy ngày sau, nằm mộng thấy lươn phun nước dập lửa, có vị thần đứng bên nói rằng: “Ấy là để đền ơn.”
Tỉnh dậy cũng không hiểu được ý nghĩa giấc mộng ấy là thế nào. Chẳng bao lâu sau, nhà hàng xóm phát hỏa, lửa bốc cao đã sắp lan đến nhà Tế Phi, bỗng nhiên trởi đổi hướng gió nên lửa không lan đến nữa. Lúc ấy mới biết là nhờ phước báo của việc phóng sinh lươn.
Lời bàn
Trong năm xảy ra việc này, tôi có nhờ người họ Từ (cũng ở Sùng Minh) tạo một pho tượng Bồ Tát Địa Tạng. Tháng giêng năm sau, tôi thỉnh tượng đến Côn Sơn, họ Từ có gửi kèm cho tôi một phong thư, bên trong ghi chép rõ chuyện này, nhân đó mới được biết mà đưa vào đây.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |