THẦN SÔNG XIN THỌ GIỚI2
Vùng Giang Tây có mũi Tầm Ngư, khúc sông nơi đó vô cùng hiểm trở, người đời vẫn đồn rằng có khi không gió mà sóng vẫn cuộn cao đến ba thước. Nơi ấy có miếu thờ Long Vương, thần miếu hết sức linh hiển. Những người buôn bán qua lại nơi đây đều ghé vào cầu đảo, giết hại vật mạng để cúng tế nhiều không kể xiết.
Vào triều Minh, trong khoảng niên hiệu Sùng Trinh,3 một hôm có Luật sư Tam Muội trên đường sắp đi ngang qua miếu. Ông từ giữ miếu trong đêm ấy mộng thấy thần sông hiện ra bảo rằng: “Ngày mai sẽ có một vị tăng đi qua đây. Vị ấy với ta đời trước cùng xuất gia, là huynh đệ đồng sư. Do ngài thấu suốt chánh nhân xuất gia nên đời này vẫn là cao tăng, còn ta do một niệm sai lầm mà đọa vào cảnh giới quỷ thần thọ hưởng huyết thực. Nay nghiệp giết hại của ta quá nhiều, ngày sau chắc chắn sẽ đọa vào địa ngục. Ngày mai ông hãy thỉnh cầu ngài truyền giới cho ta. Từ nay về sau, việc cúng tế cho ta không được dùng rượu thịt nữa.”
Hôm sau, ông từ dò hỏi trên đường, quả nhiên gặp được Luật sư Tam Muội vừa đến, liền thưa rõ với ngài mọi việc. Luật sư nhận lời đến miếu thuyết giới cho thần. Từ đó về sau gió yên
Xem trong Đại tạng nhất lãm (大藏一覽). (Chú giải của soạn giả) Sách này có 10 quyển, hiện chỉ thấy
trong Gia Hưng Tục tạng kinh, kinh số B109. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm được đoạn trích này trong sách Liên tu khởi tín lục (蓮修起信錄), thuộc Vạn tân toản Tục tạng kinh, tập 62, kinh số 1204, tổng cộng có 6 quyển. Đoạn trích này bắt đầu từ dòng thứ 21, trang 710, tờ b, thuộc quyển 6.
Trích từ sách Hiện quả tùy lục (現果隨錄). (Chú giải của soạn giả) Sách này được đưa vào Vạn tân toản
Tục tạng kinh thuộc tập 88, kinh số 1642, tổng cộng có bốn quyển, do ngài Giới Hiển ghi chép vào đời Minh. Thật ra, chúng tôi đã tìm thấy câu chuyện này ở sách Liên tu khởi tín lục (蓮修起信錄), trong Tục tạng kinh, thuộc tập 62, kinh số 1204, tổng cộng có sáu quyển. Câu chuyện này bắt đầu từ dòng thứ 22, trang 710, tờ a, quyển 6, mở đầu bằng câu: - 善果錄云 - Thiện quả lục vân (Sách Thiện quả lục có nói rằng). Rất có thể tiên sinh An Sỹ xác định rằng Thiện quả lục và Hiện quả tùy lục chỉ là cùng một quyển nên dẫn chú như vậy chăng? Bởi chúng tôi không tìm thấy sách “Thiện quả lục” trong Đại tạng kinh.
Tức vào đời Minh Tư Tông, trong khoảng năm 1628 đến năm 1644.
sóng lặng, người qua lại vùng này đều không cần phải cúng tế nữa.
Lời bàn
Các vị quỷ thần trên cạn dưới nước, nếu thọ hưởng sự cúng tế của người đời bằng máu thịt chúng sinh thì tất cả đều phải đọa vào địa ngục. Ngài Đông Nhạc Thánh đế, từ niên hiệu Vĩnh Thuần triều vua Đường Cao Tông1 trở về trước cũng thọ hưởng cúng tế bằng rượu thịt, sau đó phải thỉnh cầu Thiền sư Nguyên Khuê truyền thọ Năm giới,2 nhờ đó mới thoát khỏi tội. Hiện nay, những vị như Văn Xương Đế Quân, Quan đế, đều tuyệt đối không chấp nhận cái lý lẽ dâng cúng rượu thịt. Tăng tử3 có nói rằng: “Người quân tử thương yêu người khác ắt phải dựa vào đức hạnh.” Lẽ nào hai vị Đế Quân lại không được giống như Tăng tử sao?
KHÔNG GIỮ TRAI GIỚI PHẢI TRẢ NGHIỆP CŨ4
Ở Côn Sơn có người tên Ngụy Ứng Chi, ngụ tại trấn Chân Nghĩa, là cháu họ của Ngụy Tử Chiêu.5 Trong khoảng niên hiệu Sùng Trinh, vào mùa xuân năm Canh Ngọ,6 Ứng Chi nằm
Tức là khoảng trước năm 682. Niên hiệu Vĩnh Thuần là những năm từ 682 đến 683.
Xem trong sách Truyền đăng lục (傳燈錄). (Chú giải của soạn giả) Câu chuyện này trước đây cũng được soạn giả dẫn chú đến sách Đường Cao tăng truyện (唐高僧傳).
Tăng tử (曾子), tên thật là Tăng Sâm (曾参), sinh năm 505 trước Công nguyên, mất năm 435 trước Công
nguyên. Ông tên tự là Tử Dư, là học trò xuất sắc của Khổng tử, là người đã soạn ra phần Truyện trong sách Đại học (10 thiên), một trong Tứ thư của Nho giáo. Tăng tử cũng là một trong Nhị thập tứ hiếu (24 người con hiếu). Một lần bị mẹ đánh, ông khóc rất thảm thiết. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi: “Xưa nay ta đánh con chẳng bao giờ khóc, sao hôm nay lại khóc lóc thảm thiết như vậy?” Tăng tử thưa: “Mọi lần mẹ đánh con thấy đau, nên con không khóc, vì biết mẹ còn sức khỏe. Hôm nay mẹ đánh không thấy đau, con biết mẹ đã già yếu đi nhiều nên buồn mà khóc.”
Trích từ sách Hiện quả tùy lục (現果隨錄). (Chú giải của soạn giả) Sách này được đưa vào Vạn tân toản Tục tạng kinh thuộc tập 88, kinh số 1642, tổng cộng có bốn quyển, do Giới Hiển ghi chép vào đời Minh. Câu chuyện này bắt đầu từ dòng thứ 24, trang 33, tờ c, thuộc quyển 1.
An Sỹ toàn thư khắc là Tử Thiều (子韶), nhưng trong Hiện quả tùy lục thấy khắc là Tử Chiêu (子詔). Hai chữ này khá giống nhau nên e rằng An Sỹ toàn thư khi trích lại đã khắc nhầm. Hiện quả tùy lục là văn bản được trích nên chúng tôi đã theo đó mà sửa lại.
An Sỹ toàn thư khắc là Canh Thìn (庚辰), nhưng trong Hiện quả tùy lục khắc là Canh Ngọ (庚午). Xét đoạn
bên dưới nói ba năm sau là năm Quý Dậu thì ở đây Canh Ngọ mới đúng. Rõ ràng An Sỹ toàn thư đã khắc nhầm. Năm Canh Ngọ này tức là năm 1629 theo Tây lịch.
ngủ cùng giường với Tử Chiêu, mắt đang nhắm bỗng khóc to rồi niệm Phật. Tử Chiêu thấy vậy rất sợ, tra hỏi. Ứng Chi đáp: “Cháu nằm mơ thấy mình đi xuống âm phủ, gặp vị tào quan ôm sổ sinh tử đến, nhìn thấy có tên cháu bị chết treo cổ, bên dưới lại có ghi chú rằng: ‘Ba năm sau, vào ngày đó tháng đó... sẽ tự treo cổ chết trong phòng đọc sách.’ Cháu cố gạn hỏi tội gì, nhưng tào quan chỉ nói: ‘Nghiệp báo nhất định phải thế, khó lòng tránh được.’ Cháu lại hỏi: ‘Có cách nào tránh được không?’ Vị ấy đáp: ‘Không có cách nào bằng ăn chay trường và niệm Phật, tinh tấn tu hành thì may ra có thể khỏi.’”
Sau đó, Ứng Chi liền nói với Tử Chiêu: “Từ nay cháu xin chuyên tâm tu hành.” Rồi từ đó phát tâm ăn chay trường, sớm tối niệm Phật, tinh tấn trải qua 8 tháng như vậy. Sau đó lại nghe nhóm bạn bè văn nhân cùng chê bai rằng: “Chỉ là giấc mộng thôi, sao có thể để chuyện như thế huyễn hoặc?” Thế là dần dần bỏ không ăn chay nữa.
Mùa xuân năm Quý Dậu,1 Ứng Chi bỗng dưng vô cớ đóng chặt cửa phòng đọc sách rồi treo cổ tự vẫn. Bấm đốt tay tính lại thì từ lúc nằm mộng đến khi ấy quả đúng ba năm.
Lời bàn
Những kẻ học theo Nho giáo, vì tham miếng ăn ngon nên thường viện dẫn rằng Khổng tử không ăn chay, để biện minh cho việc ăn thịt uống rượu của mình. Nhưng họ không chịu suy nghĩ kỹ để thấy rằng, trong sách Luận ngữ rõ ràng có lời dạy của Khổng tử rằng: “Những lúc giữ trai giới không được ăn thịt cá.” Như vậy đâu thể nói rằng đức Khổng tử chưa từng răn dạy việc không nên ăn thịt uống rượu? Nho gia cũng chủ trương trước mỗi kỳ tế lễ đều phải trai giới thanh tịnh, ấy là vì việc ăn chay giữ giới sẽ giúp cho thân tâm đều được trong sạch, nhờ vậy mới có thể cùng các vị thần linh giao cảm. Từ đó có thể suy ra rằng việc
1 Tức là năm 1632.
ăn thịt uống rượu làm cho con người hôn ám mê muội. Người đời nay hành xử không được như Khổng tử, chỉ riêng muốn học theo Khổng tử việc không ăn chay, như vậy há có thể bước vào cửa thánh được sao?
BÁN CÔNG ĂN CHAY LẬP TỨC MẤT MẠNG1
Huyện Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc, có người họ Vương ăn chay trường được ba năm. Bỗng nhiên thân thể bị ghẻ lở đau đớn không chịu nổi, do đó sinh tâm thối thất, không tin vào công đức của việc ăn chay.
Có người bạn của họ Vương đến thăm bệnh, an ủi rằng: “Anh là người ăn chay, chắc chắn sẽ được trời Phật gia hộ.” Họ Vương nói: “Tôi ăn chay đã ba năm, nay lại chịu nghiệp báo xấu ác như thế này, xem ra ăn chay nào có ích lợi gì?”
Người bạn liền nói: “Nếu anh không muốn ăn chay nữa, anh có thể bán công ăn chay của anh cho tôi được chăng?”
Họ Vương hỏi: “Bán như thế nào?”
Người bạn nói: “Cứ mỗi ngày anh đã ăn chay, trị giá một phân bạc; cộng cả ba năm anh sẽ được 10 lạng 8 cân bạc.”2
Họ Vương nghe vậy mừng lắm, liền viết giấy bán rồi nhận đủ tiền, dự tính hôm sau sẽ thôi không ăn chay nữa. Đêm ấy nằm mộng thấy hai con quỷ đến mắng rằng: “Mạng sống của ông lẽ ra đã dứt từ mười tháng trước, nhờ ăn chay trường mới kéo dài được đến hôm nay. Nay ông bán công ăn chay, vậy tính ra ông đã sống vượt quá số năm đáng sống rồi.” Mắng như vậy rồi, lập tức muốn xông vào bắt mà dẫn đi. Họ Vương van nài xin chậm cho một đêm, định sẽ trả tiền lại cho bạn và phát nguyện ăn chay trường như trước.
Trích từ sách Hiện quả tùy lục (現果隨錄). (Chú giải của soạn giả) Sách đã dẫn trên. Câu chuyện này bắt đầu từ dòng thứ 16, trang 34, tờ a, thuộc quyển 1.
Theo cách tính ở đây thì mỗi lạng bạc có 10 đồng cân, mỗi đồng cân có 10 phân bạc. Mỗi năm có 360
ngày, cộng 3 năm thành 1080 ngày, nên trị giá thành 10 lạng 8 cân bạc.
Hôm sau, họ Vương nói với người bạn kia đòi lại giấy bán công ăn chay. Người bạn nói: “Ngay hôm qua lúc mang về tôi đã khấn trước bàn Phật mà đốt giấy đi rồi.” Họ Vương hết sức hối hận về việc ấy. Quả nhiên sau đó thì chết.
Lời bàn
Người muốn mua công ăn chay, quả là chuyện lạ, mà người chịu bán cũng thật kỳ lạ! Bán rồi, hai bên lại tức thời giao nhận tiền bạc xong ngay, thật càng lạ lùng ít có. Cứ theo như việc này mà xét thì có thể thấy, những người bỏ tiền bạc ra để thỉnh người khác thay mình tụng kinh lễ sám, không phải là không được phước đức.
Người phát tâm ăn chay trường, trước tiên nên khởi năm phép quán bất tịnh, nhờ đó mà đối với các món ăn nấu bằng thịt cá có thể sinh tâm chê chán không còn thèm muốn.
Năm phép quán bất tịnh ấy là:
Nguồn gốc bất tịnh: Quán xét rằng hết thảy các món thịt cá đều có nguồn gốc từ máu thịt, tinh huyết của loài súc vật, cho nên món ăn như vậy quả thật bất tịnh;
Sự nuôi dưỡng bất tịnh: Quán xét rằng hết thảy những gì các loài heo, dê, gà, ngỗng... ăn vào đều toàn là những thứ nhơ nhớp, dơ bẩn, cho nên món ăn như vậy quả thật bất tịnh;
Chỗ ở bất tịnh: Quán xét rằng hết thảy các loài súc vật mà ta giết mổ để ăn thịt đó đều ăn ngủ trong chuồng trại dơ bẩn, hôi hám, ngay nơi đại tiện, tiểu tiện, suốt đời sống chung với phẩn dơ, nước tiểu, cho nên món ăn như vậy quả thật bất tịnh;
Ruột gan đều bất tịnh: Quán xét rằng bên trong thân thể hôi hám của các loài mà chúng ta ăn thịt thực sự chứa đựng toàn những máu mủ, phẩn dơ, nước tiểu, đờm dãi... cho nên món ăn như vậy quả thật bất tịnh;
Chết đi rồi bất tịnh: Quán xét rằng sau khi đã chết, thân thể các loài ấy cũng đều phân rã thối nát, so với xác người chết không có gì khác, cho nên món ăn như vậy quả thật bất tịnh.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |