GIẾT DÊ HÓA RA GIẾT CON GÁI6
Đời nhà Đường, trong khoảng niên hiệu Trinh Quán,7 quan Trưởng sứ Ngụy vương phủ ở Kinh Triệu là Vi Khánh Trị có đứa con gái mất sớm. Cả hai vợ chồng đều hết sức đau đớn, thương tiếc. Sau đó hai năm, Vi Khánh Trị có dịp đãi khách, mua về
thụy là Văn Trung.
Tức là năm 1061.
Là loại mũ có tua chung quanh, một phần trong quan phục. Chỉ các quan từ hàng đại phu trở lên đến vua
chúa mới được đội loại mũ này.
Chuyện này trích ra từ Âu Dương công hành trạng (歐陽公行狀) và Vận ngữ dương thu (韻語陽秋). (Chú
giải của soạn giả)
Xem trong sách Cát an cựu phủ chí (吉安舊府志). (Chú giải của soạn giả)
Xem trong sách Kim thang biên (金湯編). (Chú giải của soạn giả)
Trích từ sách Minh Báo Ký (冥報記). (Chú giải của soạn giả) Sách này được đưa vào Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh thuộc tập 51, kinh số 2082, tổng cộng có ba quyển, do Đường Lâm soạn vào đời Đường. Câu chuyện này bắt đầu từ dòng thứ 13, trang 800, tờ c, thuộc quyển 3. Soạn giả lược kể lại, không trích nguyên văn.
Tức trong khoảng từ năm 627 đến năm 649.
một con dê để chuẩn bị giết thịt. Đêm đó, người vợ của Khánh Trị nằm mộng thấy con gái hiện về, mặc quần xanh, áo trắng, trên đầu giắt đôi trâm ngọc, khóc nói với mẹ rằng: “Khi con còn sống, thường lấy tiền bạc của cha mẹ tiêu dùng mà không hỏi xin, nay phải đọa làm thân dê để trả nợ. Sáng ngày mai con sẽ bị giết, con dê xanh đầu trắng chính là con đó, xin mẹ thương mà cứu vớt.”
Người mẹ thức giấc kinh hãi, lập tức đích thân đi xem, thấy con dê sắp bị giết thịt quả nhiên nửa thân màu xanh, đầu trắng, lại có hai chòm lông trắng trên đầu phảng phất giống như đôi trâm ngọc. Bà lập tức bảo gia nhân dừng lại không được giết.
Lát sau thì Vi Khánh Trị đến, thấy khách đã tới mà việc nấu nướng còn chưa xong thì giận lắm, quát nạt nhà bếp. Nhà bếp sợ tội, lập tức phải giết dê. Đến khi dọn lên, khách mời không ai động đũa. Khánh Trị thấy lạ gạn hỏi, quan khách đều đáp rằng: “Trong lúc giết dê, chúng tôi từ xa đều nhìn thấy đó là một đứa bé gái.”
Đến khi Khánh Trị hỏi lại người vợ mới biết rõ sự việc, trong lòng đau đớn muôn phần, không lâu sau phát bệnh mà chết.
Lời bàn
Chuyện này tương tự như chuyện “Cứu dê hóa ra cứu con gái” đã thuật ở trước. Cũng là trộm tiền của cha mẹ, cũng là bị đọa làm thân dê. Nhưng trong chuyện trước thì dê không bị giết, còn trong chuyện này thì cuối cùng dê vẫn bị giết. Đó không phải do may mắn hay rủi ro, mà là do số tiền lấy trộm vẫn chưa dùng đến nên khỏi chết, còn đã chi dụng rồi thì phải chịu chết để đền tội.
GIẾT DÊ HÓA RA GIẾT VỢ1
Đời Bắc Tống, Lưu Đạo Nguyên từng làm quan huyện lệnh Bồng Khê. Sau khi thôi việc về quê, một hôm đến chơi nhà họ Tần, nghỉ lại một đêm. Nửa đêm nằm mộng thấy một phụ nữ khóc nói với ông rằng: “Tôi là vợ của chủ nhà họ Tần này, từng đánh chết một người thiếp của chồng, vì thế phải đọa làm thân dê. Hiện đang bị nhốt trong chuồng, sáng mai sẽ bị giết để đãi ông. Thân tôi dù chết cũng đáng tội chẳng tiếc gì, hiềm vì trong bụng đang có dê con, nếu lại vì tôi mà chết thì tội của tôi càng thêm nặng.”
Lưu Đạo Nguyên đợi đến sáng mới đem chuyện ấy ra nói thì dê đã bị giết rồi. Cả nhà họ Tần nghe chuyện đều hết sức kinh sợ, liền đặt dê con trở lại vào bụng mẹ rồi mang ra đồng chôn cất.
Lời bàn
Người gầy dựng cơ nghiệp gia đình không dám dễ duôi vay mượn tiền bạc, vì sợ lời lãi sinh ra ngày càng nhiều không dễ hoàn trả. Người có trí tuệ không dám vay mượn sinh mạng của chúng sinh, vì sợ rồi sẽ phải đem sinh mạng của chính mình ra mà thường bồi. Do đó mà bậc tu hành phát đại nguyện phải cầu vượt thoát Ba cõi, có đủ ngũ nhãn,2 chứng đắc lục thông,3 rõ biết hết mọi việc trong quá khứ, vị lai cũng như hết thảy những việc
Trích từ sách Quảng nhân lục (廣仁錄). (Chú giải của soạn giả)
Ngũ nhãn bao gồm: 1. Nhục nhãn (māṃsa-cakṣus): Mắt của người phàm tục. 2. Thiên nhãn (divya-cakṣus): Mắt của người trời ở cõi Sắc nhờ tu Thiền định mà đạt được. Mắt này có khả năng thấy hết mọi thứ xa gần, trước sau, trong ngoài, ngày đêm, trên dưới... 3. Tuệ nhãn (prajñā-cakṣus). Mắt này có thể thấy rõ chân không vô tướng; tức là thấu suốt hết thảy hiện tượng đều là không tướng, định tướng. 4. Pháp nhãn (dharma- cakṣus): Mắt của Bồ tát. Mắt này thấy được tất cả các pháp môn. 5. Phật nhãn (buddha-cakṣus): Mắt Phật. Mắt này có đủ công năng của cả bốn loại mắt trên, thấu suốt hết thảy mọi pháp, không có gì mà chẳng thấy biết.
Lục thông bao gồm: 1. Thần thông (神通) hoặc Như ý thông (如意通; Sanskrit: ṛddhividdhi-abhijñā); 2. Thiên nhĩ thông (天耳通; Sanskrit: divyaśrotam-abhijñā), nghe được tất cả mọi âm thanh; 3. Tha tâm thông (他 心通; Sanskrit: cetaḥpayyāya-abhijñā), tức là rõ được ý của kẻ khác; 4. Túc mệnh thông (宿命通; Sanskrit: pūrvanivāsānusmṛti-abhijñā), biết các tiền kiếp của chính mình; 5. Thiên nhãn thông (天眼通; Sanskrit: divyacakṣur-abhijñā), nhìn thấy địa ngục, chư thiên…; 6. Lậu tận thông (漏盡通; Sanskrit: āśravakṣaya- abhijñā), biết rõ mình đã giải thoát, đoạn diệt ô nhiễm, là thắng trí xuất thế.
của thế gian và xuất thế gian, được như vậy mới xem là thành tựu.
SÁT SINH ĐỂ CÚNG TẾ HẠI ĐẾN NGƯỜI ĐÃ CHẾT1
Vào thời Tiền Đường,2 có người cư sĩ họ Kim, thành tín kiên trì giữ gìn trai giới. Sau khi chết, người này có lần nhập vào một bé trai nói với người nhà rằng: “Ta tuy có tu hành nhưng nghiệp lành vẫn còn chưa đủ để được vãng sinh Tịnh độ. Nay đang ở cõi âm nhưng được an vui lắm, có thể tự do đi lại.”
Sau đó một thời gian, họ Kim cũng nhập vào đứa bé trai ấy mà trách mắng vợ con rằng: “Tại sao lúc xây mộ cho ta lại giết gà cúng tế? Vì việc ấy mà bây giờ ta đi đâu cũng có hai người theo giám sát, không còn được tự do nữa.”
Khi ấy, đứa con dâu của họ Kim đang mang thai, người nhà liền đem việc ấy ra hỏi, họ Kim nói: “Lần này sẽ sinh con trai, mẹ tròn con vuông. Nhưng lần sau cũng sinh con trai nữa, mẹ con đều chết.” Mọi người đều lấy làm lạ, liền ghi chép lại lời ấy. Sau quả nhiên xảy ra đúng như vậy.
Lời bàn
Có lần đức Phật cùng ngài A-nan đi dọc theo bờ sông, nhìn thấy 500 ngạ quỷ vừa đi vừa ca hát. Ngài A-nan thưa hỏi, đức Phật dạy: “Con cháu của những ngạ quỷ này đều vì họ mà tu phước, nên họ sắp được thoát kiếp ngạ quỷ. Vì thế mà họ vui mừng ca hát.”
Tiếp đó lại thấy khoảng mấy trăm người hình dung tốt đẹp vừa đi vừa khóc, ngài A-nan lại thưa hỏi, đức Phật dạy rằng: “Con cháu những người này giết hại sinh mạng để cúng tế, không chịu tu phước, nên họ sắp phải đọa vào địa ngục bị lửa
Trích từ sách Trúc song tùy bút (竹窗隨筆). (Chú giải của soạn giả)
Nhà Đường cai trị từ năm 618, đến năm 690 thì Võ Tắc Thiên lập ra nhà Võ Chu. Đến năm 705, Đường
Trung Tông lên ngôi nối lại nhà Đường nên gọi là Hậu Đường. Giai đoạn trước nhà Võ Chu được gọi là Tiền Đường.
dữ thiêu đốt. Vì thế mà họ khóc lóc.”1
Người đời si mê không biết, cho rằng việc cúng tế thịnh soạn là làm vinh hiển, rạng rỡ tổ tông, mà không biết rằng những việc ấy thực sự là làm hại đến người đã chết.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |