CHU CẤP CƠM ĂN ÁO MẶC CHO NGƯỜI LỠ ĐƯỜNG ĐÓI RÉT
Giảng rộng
Người lỡ đường đói rét không giống như người nghèo khổ khốn cùng nhưng vẫn đang được ở tại nhà mình. Nếu không phải là những kẻ ngụ cư nơi đất khách, lương tiền đã hết, ắt cũng là người gặp phải hoạn nạn khó khăn đang hết sức cần đến sự giúp đỡ. Những người như vậy là đang nằm trong hoàn cảnh nếu được giúp cho cơm ăn áo mặc thì sống, bằng không được giúp ắt phải chết. Ví như có thể vì họ mà chu cấp giúp đỡ thì tuy giá trị vật chất giúp đỡ là giới hạn, nhưng ân đức ấy quả thật vô cùng.
Trưng dẫn sự tích
LIỀU MẠNG TRẢ ƠN CỨU ĐÓI1
Vào đời Xuân Thu Chiến Quốc, Triệu Tuyên Tử2 làm quan nước Tấn, có lần đi săn ở núi Thủ Dương, bỗng nhìn thấy dưới bóng mát cây dâu có một người đói lả nằm thoi thóp, hỏi ra đã 3
Trích từ sách Tả truyện - 左傳. (Chú giải của soạn giả)
Tức Triệu Thuẫn.
ngày không có gì ăn. Tuyên Tử liền mang thức ăn cho ăn. Người ấy ăn xong, chừa lại một nửa phần thức ăn. Tuyên Tử thấy vậy hỏi, người ấy đáp rằng: “Xin dành phần này cho mẹ già.” Tuyên Tử liền bảo người ấy cứ ăn hết, rồi đưa tặng một giỏ thức ăn với thịt để mang về.
Về sau, Tấn Linh Công muốn giết Triệu Tuyên Tử,1 cho quân giáp sĩ phục sẵn trong cung, đợi Triệu Tuyên Tử vào thì vây giết. Tuyên Tử cô thế lâm nguy, sắp bị giết. Bỗng nhiên có một người xông vào, liều mạng múa giáo đánh giúp, cứu Tuyên Tử thoát chết.
Tuyên Tử hỏi tên, người ấy đáp: “Tôi là người sắp chết đói nằm dưới gốc dâu năm xưa.” Lại muốn hỏi cho rõ tên họ, nơi ở, người ấy không đáp mà bỏ đi. Sau có người biết được nói rằng: “Người ấy tên Linh Chiếp.”
Lời bàn
Làm ơn cho người một bữa ăn, nhờ đó mà được cứu sống; tặng người một manh áo, liền được niệm tình tha chết.2 Ai dám xem thường cho rằng giúp cơm áo đó, chẳng qua chỉ là việc giúp kẻ đói rét giữa đường mà thôi sao?
MAU SINH QUÝ TỬ3
Thân phụ của Phùng Trác Am ngày thường luôn vui vẻ ưa thích làm nhiều việc thiện. Một hôm giữa mùa đông, sáng sớm ông ra đường bỗng gặp một người té ngã nằm ngất trong tuyết
Tấn Linh Công ham mê tửu sắc, Triệu Tuyên Tử (tức Triệu Thuẫn) nhiều lần thẳng thắn can ngăn nên
vua căm ghét, nhiều lần muốn giết Triệu Tuyên Tử nhưng đều không thành.
Tặng người một manh áo, liền được niệm tình tha chết: Cũng vào thời Chiến quốc, quan đại phu nước Ngụy
là Tu Cổ từng vu cáo hãm hại Phạm Thư, cho là tư thông với nước Tề. Phạm Thư bị bức hại phải giả chết rồi trốn sang nước Tần, đổi tên là Trương Lộc. Nước Tần tin dùng Trương Lộc làm Tướng quốc. Sau Tu Cổ có việc sang nước Tần, Phạm Thư vờ mặc áo cũ rách đến xin gặp. Tu Cổ thấy mặc áo cũ rách thì thương xót, lập tức sai người mang ra tặng một bộ y phục. Đến khi biết được Phạm Thư bây giờ chính là Tướng quốc nước Tần, Tu Cổ hết sức kinh hãi, quyết định phen này chắc chắn không thể thoát chết. Không ngờ Phạm Thư cảm động việc Tu Cổ có lòng nhân từ tặng áo nên khoan thứ, tha chết cho Tu Cổ.
Trích từ sách Công quá cách - 功過格. (Chú giải của soạn giả)
lạnh, sờ vào thấy đã tê cứng nửa người. Ông liền cởi áo ấm lông cừu của mình mặc vào cho người ấy, đưa về cho ăn uống đầy đủ, lo lắng chu đáo mọi bề.
Không lâu sau, ông nằm mộng thấy Đông Nhạc Đế hiện đến bảo rằng: “Số mạng của ông vốn dĩ không có con, nay nhờ cứu sống mạng người, do lòng thành đó mà Ngọc Đế đặc biệt có lệnh cho Hàn Kỳ1 đến làm con trai nhà ông.”
Sau đó liền sinh được con trai, nhân nơi giấc mộng mà đặt tên là Phùng Kỳ,2 sau mới lấy tên hiệu là Trác Am.
Phùng Kỳ từ thuở thiếu niên đã tài trí hơn người, 20 tuổi được liệt vào hàng văn sĩ tài danh, 36 tuổi thì đã phụ tá cho quan Tể tướng.3
Lời bàn
Ở quê tôi trước đây cũng có tổ chức một hội Đồng Thiện, ngoài việc giúp đỡ tiền bạc, lương thực cho những người cùng khổ, mỗi mùa đông chúng tôi đều mua rất nhiều chăn bông cũ để giúp cho những người thiếu thốn chăn mền. Hội này ban đầu do Viên Ngọ Quỳ người Chiết Giang đề xướng thành lập. Sau Viên Ngọ Quỳ trở về Chiết Giang, bọn chúng tôi vẫn theo nếp cũ mà làm, chỉ riêng nhóm ông Cao Điện Cửu có một số người không tham gia nữa mà thôi.
Hàn Kỳ (1008-1075) vốn là một vị Tể tướng có tài văn võ song toàn vào đời Tống.
Phùng Kỳ sinh năm 1558, đến năm 18 tuổi (1576) đã đỗ đầu khoa thi Hương vùng Sơn Đông, sang năm
sau (1577) lại đỗ tiếp Tiến sĩ. Ông từng làm đến các chức quan như Lễ bộ hữu thị lang, Lễ bộ thượng thư...
Tức là chức quan Lễ bộ hữu thị lang, phụ tá cho quan Thượng thư.
Giảng rộng
GIÚP QUAN QUÁCH CHO NHÀ NGHÈO KHÓ ĐỂ THI HÀI NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC ẤM CÚNG
Máu mủ, thịt xương... một đãy da. Điên đảo mê lầm nhận: thân ta.
Tắt hơi mới biết toàn hư ngụy, Bao nhiêu xú uế thảy bày ra.
Đó chẳng qua cũng chỉ là chỗ tâm bệnh hết sức thông thường của phần lớn người đời.
Như gặp người có hoàn cảnh bất hạnh, gia đình cùng khốn, không có tiền bạc lo việc an táng người đã chết, hoặc phải để lại qua 3 ngày, hoặc 5 ngày, cho đến 6 tháng, 7 tháng, hình hài thối rửa chẳng còn gì, đến mức người thấy nghe đều không sao chịu nổi... nếu có thể giúp cho họ một cỗ áo quan, giúp đỡ chi phí để an táng thi hài người chết, như vậy đâu phải chỉ riêng người chết thực sự hàm ân kết cỏ ngậm vành mà thôi sao? Xét như tâm niệm an táng thi hài người chết, phàm bất kỳ ai nghe biết đến sự việc ắt cũng đều nên thay người mà lo việc chôn cất.
Trưng dẫn sự tích
MAI TÁNG HÀI CỐT, HƯỞNG QUẢ TỨC THÌ1
Đời Nguyên, ở Hội Kê thuộc tỉnh Chiết Giang có người tên Đường Giác, nhà nghèo khó, nhận dạy học trò để sinh sống.
1 Trích từ sách Công quá cách - 功過格. (Chú giải của soạn giả)
Năm Mậu Dần,1 tướng lãnh nhà Nguyên khai quật lăng tẩm họ Triệu (hoàng gia triều Tống), di cốt đứt đoạn vứt bỏ trong chỗ rậm rạp hoang dã. Đường Giác biết việc ấy hết sức đau lòng, liền gom hết tiền bạc trong nhà được một ít, mua rượu thịt mời bọn thiếu niên trong làng cùng ăn uống. Đợi khi cả bọn đều say sưa, mới bí mật nhờ chúng chôn lấp hài cốt họ Triệu. Cả bọn đều nghe theo. Sau khi làm được việc nghĩa như thế, tên tuổi của Đường Giác được rất nhiều người biết đến.
Sang năm sau Kỷ Mão,2 vào ngày 17 tháng giêng, Đường Giác đang ngồi bỗng dưng chết giấc. Hồi lâu sống lại, kể chuyện vừa rồi đi đến một ngôi bảo điện, trên điện có một người đội vương miện, bước xuống chào nói: “Nhờ ơn ông chôn lấp hài cốt, sẽ báo đáp ân đức. Ông số mệnh kém lắm, nghèo khổ không có vợ con, nay lòng trung nghĩa cảm động thấu trời, Ngọc Đế truyền ban cho ông sẽ thành gia thất, sinh được 3 người con, ruộng đất được 300 mẫu.” Đường Giác bái tạ lui ra, liền giật mình sống lại.
Không lâu sau bỗng có Viên Tuấn Trai đến Hội Kê tìm thầy dạy cho con, vừa xuống xe liền gặp người giới thiệu Đường Giác. Viên Tuấn Trai được biết Đường Giác trước đây từng nổi tiếng làm việc nghĩa nên đặc biệt hết sức kính lễ. Sau đó liền đứng ra lo việc hôn nhân, giúp Đường Giác kết hôn với một người con gái của Quốc công, được thừa kế ruộng đất vua ban. Mọi chi phí tốn kém đều do Viên Tuấn Trai bỏ ra lo liệu. Sau Đường Giác sinh được 3 người con trai, quả đúng như lời thần báo trước.
Lời bàn
Niên hiệu Sùng Ninh năm thứ 33 triều Bắc Tống, có chiếu chỉ của triều đình yêu cầu tất cả các châu huyện đều phải chọn chỗ
Tức là năm 1278.
Tức là năm 1279. Bản gỗ khắc chỗ này là乙卯 - Ất Mão, nhầm chữ 己 (kỷ) thành chữ ất (乙). Vì năm trước là Mậu Dần nên năm tiếp theo tất nhiên phải là Kỷ Mão.
Tức là năm 1104, thuộc đời Tống Huy Tông.
đất cao thoáng không canh tác được trong địa phương mình để lập thành khu mai táng công cộng, gọi là Lậu trạch viên.1 Những hài cốt không thân nhân trước đây được gửi gắm nơi chùa chiền, đạo quán, giờ cũng quy tập về chôn trong đất này. Ngoài ra, triều đình cũng cho kiến lập Tăng xá để lo việc tế cúng, cầu siêu độ cho các vong linh trong địa phương. Đến niên hiệu Hồng Vũ triều Minh,2 cũng có sắc chỉ của triều đình yêu cầu thực hiện như trên, lại có chế định thành điều lệnh rõ ràng.
Tôi cũng từng thấy bên trong thành Tô Châu,3 ở góc phía tây bắc có lập 2 gian thạch thất, hết sức kiên cố, mỗi gian đều có ô cửa mở đường kính chừng một thước, dùng để đưa hài cốt vào bên trong. Lại thấy dùng màu sắc vẽ thành các ký hiệu bên ngoài để phân biệt hài cốt đó là người xuất gia hay tại gia, nam hay nữ... Nơi ấy được gọi là tháp Phổ Đồng. Ví như người quân tử có lòng nhân ái, có thể mô phỏng làm theo như thế, âm đức thật hết sức lớn lao.
LÀM CON ĐỂ BÁO ÂN4
Thượng Lâm làm quan huyện lệnh Vu Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên, có viên huyện úy tên Lý Chú bị bệnh mà chết. Thượng Lâm giúp tiền bạc đưa người mẹ của Lý Chú cùng với thi hài của ông về quê ở Hà Đông. Sau đó lại tìm một nhà danh giá mà đứng ra gả con gái của Lý Chú về làm dâu.
Một đêm nọ, Thượng Lâm nằm mộng bỗng thấy Lý Chú hệt như lúc còn sống, bái lạy ông mà khóc rồi nói rằng: “Số mệnh ông vốn không có con, đội ơn ông giúp đỡ nên tôi đã hết sức
Theo quy định của triều đình, khu đất Lậu trạch viên (漏澤園) này dùng để mai táng những kẻ chết vô
thừa nhận, không thân thích, hoặc những người nghèo khổ đến mức không có tiền chôn cất thân nhân. Chi phí mai táng những trường hợp này do quan địa phương xuất công quỹ để lo liệu.
Tức là từ năm 1368 đến năm 1398, đời Minh Thái Tổ.
Nguyên bản ghi Cô Tô thành (姑蘇城) là tên khác của thành Tô Châu, vì ở đó có núi Cô Tô nên cũng gọi
như vậy.
Trích từ sách Công quá cách - 功過格. (Chú giải của soạn giả)
thỉnh cầu Ngọc Đế, ngài cho tôi được làm con nối dõi nhà ông.” Trong tháng ấy, quả nhiên vợ Thượng Lâm có thai.
Sang năm sau, Thượng Lâm từ quan về quê, một hôm lại mộng thấy Lý Chú nói: “Ngày mai tôi sẽ ra đời.” Quả nhiên hôm sau vợ Thượng Lâm sinh một bé trai. Nhân đó liền đặt tên là Thượng Dĩnh.1 Lớn lên hiếu thảo, hiền hậu trung thực, sau làm quan đến chức Tự thừa.
Lời bàn
Như thế gọi là làm con để trả nợ cho cha. Đời trước của Lý Chú ắt hẳn cũng đã tu tích phước đức, nên đời này tuy sinh ra để báo ân cho người, nhưng bản thân cũng được hưởng phú quý. Cho dù nói thế, nhưng trong biển nghiệp thức mênh mang mờ mịt, muốn tự nhìn lại mình e cũng không có dịp.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |