27 loại quả báo thiện ác khác biệt
Sinh làm người
|
Là do
|
1. Tôn quý, được kính ngưỡng
|
Lễ kính, phụng sự Tam bảo
|
2. Giàu sang vô hạn
|
Thực hành bố thí
|
3. Tuổi thọ dài lâu
|
Thực hành trì giới
|
4. Dung mạo đoan chánh
|
Thực hành nhẫn nhục
|
5. Chuyên cần tu tập
|
Thực hành tinh tấn
|
6. Thấu suốt nghĩa lý
|
Thực hành trí tuệ
|
7. Tiếng nói trong trẻo
|
Xưng tán Tam bảo
|
8. Trong sạch thanh khiết
|
Tu tập tâm từ mẫn
|
9. Dơ nhớp, không thanh khiết
|
Tái sinh từ loài lợn
|
10. Keo lận, bủn xỉn
|
Tái sinh từ loài chó
|
11. Ương ngạnh, bạo ngược
|
Tái sinh từ loài dê
|
12. Nhanh lẹ, nóng nảy
|
Tái sinh từ loài khỉ
|
13. Nhạy cảm với mùi vị
|
Tái sinh từ loài cá, rùa...
|
14. Độc ác, thường hại người
|
Tái sinh từ loài rắn
|
15. Không có tâm từ mẫn
|
Tái sinh từ hổ báo, lang sói
|
16. Ngu ngốc, đần độn
|
Không dạy bảo người khác
|
17. Câm điếc
|
Phỉ báng, làm nhục người
|
18. Thấp hèn, bị sai khiến
|
Thiếu nợ không trả
|
19. Xấu xí, đen đúa
|
Ngăn cản Phật pháp
|
20. Sinh vào loài hươu nai
|
Khủng bố, đe dọa người
|
21. Sinh vào loài rồng
|
Thường pha trò, chọc cười
|
22. Thân thể sinh ung nhọt độc
|
Đánh đập, hành hạ người
|
23. Người được gặp vui mừng
|
Niềm nở, tiếp đón người
|
24. Thường bị kiện thưa
|
Giam nhốt, buộc trói người
|
25. Thân thể thấp bé
|
Khinh miệt người khác
|
26. Mặt mũi xấu xí khó coi
|
Thường sân hận, nóng nảy
|
27. Ngu si, thiếu trí
|
Không ham học hỏi
|
LUẬN GIẢI VỀ TÂM ĐỊA
Có quả báo tốt đẹp nhưng không thể thụ hưởng
Một số người tuy có lụa là gấm vóc chất đầy trong rương, nhưng trên thân thể chẳng qua chỉ khoác lên đôi ba mảnh vải thô xấu; có vàng ngọc châu báu chứa đầy trong tủ, nhưng miếng ăn hằng ngày chẳng qua cũng chỉ dùng những món hơn kẻ bần hàn đôi chút, cho rằng như thế là an nhàn; lại ưa thích những việc làm lụng cực nhọc, cho đó là thích thú, khoái lạc. Những người như thế, chỉ thấy họ suốt ngày ưu tư phiền muộn, rõ ràng có được phước báo tốt đẹp nhưng không thể hưởng dụng như người khác. Đó là do đời trước tuy làm việc bố thí nhưng không phát tâm chí thành, hoan hỷ, chỉ do có người khuyến khích, khuyên bảo nên mới miễn cưỡng mà bố thí. Hoặc nếu không phải thế thì là sau khi bố thí lại sinh tâm tiếc nuối, hối tiếc việc đã làm.1
Được thụ hưởng nhưng không có quả báo tốt đẹp
Có những người gia cảnh bần hàn, nhưng thường được sống trong nhà cao cửa rộng của người khác; bữa ăn ở nhà mình thì canh rau qua bữa, nhưng lại thường được dùng những món sơn hào hải vị do người khác chiêu đãi. Người như thế tuy được hưởng thụ nhưng không gọi là có phước báo. Đó là do đời trước không tự mình làm việc bố thí, chỉ biết khuyên bảo, khuyến khích người khác làm việc phước thiện; hoặc do khi nhìn thấy người khác làm việc bố thí liền sinh tâm hoan hỷ, ngợi khen tán thán.
Trước giàu sau nghèo
Kinh Nghiệp báo sai biệt2 dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào,
Đoạn này lấy ý trong kinh Di-lặc sở vấn - 彌勒所問經. (Chú giải của soạn giả)
Tên kinh đầy đủ là Phật vị Thủ Ca Trưởng giả thuyết Nghiệp báo sai biệt kinh - 佛為首迦長者說業報差別 經, do ngài Cù Đàm Pháp Trí dịch vào đời Tùy. Phần trích dẫn này là lược ý, không phải nguyên văn kinh.
trước nghe theo lời khuyên của người khác mà làm việc bố thí, sau lại sinh tâm hối tiếc; do nhân duyên như thế, người ấy đời sau sẽ được giàu có một thời gian, nhưng sau đó lại phải chịu cảnh bần hàn.”
Trước nghèo sau giàu
Kinh văn cũng dạy rằng: “Lại nữa, nếu có chúng sinh nào, do nghe lời khuyên của người khác mà làm việc bố thí nhỏ nhoi, nhưng sau khi bố thí rồi sinh tâm hoan hỷ. Người ấy đời sau sinh ra làm người, trước chịu nghèo khổ nhưng sau được giàu có.”1
Giàu có nhưng phải lao nhọc
Giàu có là nhờ gieo nhân giàu có; nhưng phải lao lực khổ nhọc cũng là do gieo nhân lao khổ. Như trong kinh dạy rằng: “Người cúng dường trai tăng2 ắt sẽ được giàu có vô hạn, ấy là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, nếu có người thỉnh chư tăng đến nhà mình để cúng dường, khiến cho chư tăng phải nhọc sức đi lại vất vả, rồi sau mới dâng cúng thức ăn, người ấy đời sau tuy vẫn được giàu có vô hạn, nhưng lại phải lao nhọc cần khổ.”
Nhàn hạ mà được giàu có
Nếu người phát tâm cúng dường chư tăng, mang thức ăn đến tận am viện, chùa chiền, khiến cho chúng tăng có thể an nhàn thọ dụng, người ấy sẽ được phước báo đời sau sinh ra trong hai cõi trời người, tự nhiên được thụ hưởng mọi điều khoái lạc.
Nội dung trích dẫn được bắt đầu từ dòng thứ 22, trang 893, tờ c, thuộc kinh số 80, được xếp vào tập 1 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh.
Trong nguyên bản không có chú giải riêng cho đoạn này, nhưng chúng tôi có đối chiếu và thấy nội dung
cũng được trích từ kinh Nghiệp báo sai biệt.
Trai tăng: nghi lễ cung thỉnh chư tăng để cúng dường đầy đủ các món nhu yếu như thuốc men, y phục,
thức ăn uống...
Nghèo khổ nhưng có thể bố thí
Kinh văn cũng dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào,1 trước đây từng làm việc bố thí nhưng không gặp được những bậc là ruộng phước của thế gian,2 mãi lưu chuyển trong luân hồi sinh tử. Những chúng sinh ấy khi được sinh ra làm người, do không được gặp bậc phước điền nên việc bố thí chỉ mang lại phước báo rất nhỏ nhoi, thoạt có thoạt không chẳng lâu bền. Tuy nhiên, do đã từng tu tập quen theo hạnh bố thí, nên khi sinh ra dù sống trong cảnh nghèo khó vẫn thường có thể làm việc bố thí.”3
Giàu có nhưng không bố thí
“Lại có những chúng sinh vốn không thường làm việc bố thí, nhân gặp bậc thiện tri thức khuyên bảo nên nhất thời cũng bố thí được một lần, may mắn lại gặp được bậc phước điền đức cao đạo trọng. Nhờ công đức cúng dường bậc phước điền cao trọng, nên đời sau sinh ra được giàu có sung túc. Tuy nhiên, bởi không tập quen hạnh bố thí, nên dù sống trong cảnh giàu sang mà tâm thường keo lận, không làm việc bố thí.”4
Bố thí nhiều, được phước ít
Kinh Bồ Tát bản hạnh dạy rằng:5 “Nếu có chúng sinh làm việc bố thí nhưng không hết lòng, hoặc cúng dường mà không có lòng cung kính; hoặc khi bố thí, cúng dường mà tâm không hoan hỷ; hoặc khi bố thí lại khởi tâm kiêu mạn, tự cao tự đại;
Ở đây nói là chúng sinh, không chỉ riêng loài người. Dùng chữ chúng sinh để chỉ cho khắp hết muôn loài
trong sáu đường (trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh).
Ruộng phước của thế gian: chỉ những bậc đạo cao đức trọng, là nơi cho mọi người cung kính, quy
ngưỡng, nếu ai cúng dường các bậc như thế sẽ được phước báo lớn lao, như người gieo thóc giống vào đám ruộng tốt sẽ thu hoạch được rất nhiều; do đó mà gọi các ngài là ruộng phước của thế gian (phước điền).
Đoạn này trích từ kinh văn đã dẫn trên, bắt đầu từ dòng 5, trang 894, tờ a.
Đoạn này trích từ kinh văn đã dẫn trên, bắt đầu từ dòng 8, trang 894, tờ a.
5 Đoạn này không trích nguyên văn mà chỉ ghi lại ý từ kinh Bồ Tát bản hạnh - 菩薩本行經, quyển 2, thuộc kinh số 155, được xếp vào tập 3 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh. Nội dung này bắt đầu từ dòng 7, trang 114, tờ a.
hoặc bố thí cúng dường cho những kẻ theo tà kiến điên đảo. Bố thí cúng dường như thế cũng giống như người gặp phải mảnh ruộng cằn cỗi bạc màu, tuy gieo giống xuống rất nhiều mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu.”
Bố thí ít, được phước nhiều
Trong kinh này lại cũng dạy rằng: “Nếu vào lúc thực hành bố thí có thể khởi tâm hoan hỷ, tâm cung kính, tâm thanh tịnh, chẳng mong cầu được phước báo, hoặc được cúng dường cho các bậc Bồ Tát, thánh tăng. Bố thí cúng dường được như thế cũng giống như người gặp đám ruộng tốt, tuy gieo giống ít cũng thu hoạch được rất nhiều.”1
Buồn phiền như nhau, thọ báo khác nhau
Sách Pháp uyển châu lâm2 nói rằng: “Ví như có hai người, một người nghèo khổ, một người giàu có. Có kẻ đến cầu xin được giúp đỡ, cả hai người này đều sinh tâm buồn phiền. Người giàu có nhiều của cải buồn phiền vì sợ người kia nài nỉ xin xỏ, hao tốn tiền bạc của mình. Người nghèo khổ lại buồn phiền vì rất muốn giúp người mà không có tiền bạc để giúp. Về sau, người nghèo khổ ấy được sinh lên cõi trời, còn người giàu có kia phải đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Tuy cả hai người đều sinh tâm buồn phiền nhưng lại thọ quả báo khác nhau.”
Tuổi thọ khác nhau, quả phước giống nhau
Ví như một người sống vào thời tuổi thọ lên đến ngàn năm, suốt đời thọ trì Năm giới, thực hành Mười điều lành, so với một
Đoạn này vẫn trích ý từ kinh Bồ Tát bản hạnh như đã dẫn trên. Nội dung bắt đầu từ dòng 10, trang 114,
tờ a.
Sách Pháp uyển châu lâm (法苑珠林) - do ngài Đạo Thế soạn vào đời Đường, được xếp vào tập 53 của
Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, kinh số 2122, cả thảy có 100 quyển. Nội dung đoạn này không trích nguyên văn mà lấy ý từ trong quyển 81 của sách, bắt đầu từ dòng 10, trang 888, tờ c.
người sống vào thời tuổi thọ chỉ được mười năm, cũng suốt đời thọ trì Năm giới, thực hành Mười điều lành, thì phước báo của cả hai người này đều giống như nhau, không khác.
Làm việc ác cuối đời được kết quả tốt đẹp
Ví như có người làm việc ác nhưng cuối đời lại được hưởng kết quả tốt đẹp, ấy là vì nghiệp quả của việc ác đã làm trong đời này còn chưa chín muồi, mà nghiệp quả của những việc thiện đã làm trong đời trước lại chín muồi trước. Xưa có một người trong 7 đời đều làm việc giết dê, không đọa vào ba đường dữ. Nhưng sau đó rồi thì tất cả những tội giết hại đã tạo ấy đều dần dần phải chịu quả báo thường bồi, không sót một trường hợp nào.1
Thông thường, khi thấy có những người làm việc ác mà được hưởng phước báo thì nên hiểu là như vậy.
Làm việc thiện cuối đời chịu kết quả xấu ác
Có người suốt đời thường làm việc thiện, nhưng cuối đời phải gánh chịu những kết cục bi thảm, ấy là vì nghiệp quả của những việc thiện đã làm trong đời này còn chưa chín muồi, mà nghiệp quả của những việc ác đã làm trong đời trước lại chín muồi. Hơn nữa, tuy thấy có vẻ như đang chịu quả xấu mà thật ra chẳng phải quả xấu. Như xưa kia có chú bé chăn trâu, một hôm hái hoa dâng cúng Phật, trở về giữa đường bị trâu húc chết, thần thức lập tức sinh lên cảnh trời Đao-lợi.2 Lại có một con khỉ nhìn thấy vị tăng, sinh tâm hoan hỷ, liền đến gần mượn lấy áo cà-sa thử khoác lên thân, ngay lúc ấy bất ngờ sẩy chân ngã xuống vực sâu mà chết, thần thức lập tức sinh lên cõi trời.3
Xem trong Đại tạng nhất lãm - 大藏一覽. (Chú giải của soạn giả)
Trích từ kinh Thí dụ - 譬喻經. (Chú giải của soạn giả)
Xem trong sách Kinh luật dị tướng - 經律異相. (Chú giải của soạn giả)
Nói tóm lại, nếu do làm việc thiện mà phải bỏ mạng, chưa hẳn đã là không được quả báo tốt lành, chỉ là trong nhất thời mắt thịt của người phàm không thể thấy biết mà thôi.
Thân an vui, tâm không vui
Người phàm tục tu phước, trong đời này mọi việc đều được như ý, có thể gọi là thân được an vui. Tuy nhiên, không học pháp xuất thế, chưa thoát khỏi luân hồi, rốt lại trong tâm vẫn không tránh khỏi mối lo rơi vào ba đường dữ.
Tâm an vui, thân không vui
Bậc chứng quả A-la-hán đã chấm dứt không còn phải tái sinh, có thể xem như vĩnh viễn thoát ba đường dữ, ra khỏi sáu cõi luân hồi, có thể gọi là tâm được an vui. Tuy vậy, ví như trước đây không thường tu phước thì sẽ không nhận được sự cúng dường như ý muốn.
Bố thí lớn lao, phước báo nhỏ
Kinh Bát-nhã dạy rằng: “Nếu vị Bồ Tát chỉ buông xả tài bảo trân quý nhưng không phát tâm cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh, thì dù tu tập trải qua số kiếp nhiều như cát sông Hằng cũng chỉ được phước báo rất ít.”1
Bố thí nhỏ nhoi, phước báo lớn lao
Kinh Bát-nhã cũng dạy rằng: “Nếu vị Bồ Tát trong khi thực hành bố thí có thể hồi hướng cầu quả Vô thượng Bồ-đề để cứu độ tất cả chúng sinh trong mười phương, thì cho dù việc bố thí có nhỏ nhoi cũng vẫn được phước đức vô lượng.”2 Đối với vị Bồ
Ở đây phước báo thật ra không phải là ít, nhưng ý muốn nói rằng nếu so với vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ-đề
(cầu quả Phật để cứu độ tất cả chúng sinh) thì phước báo của vị này là ít. (Chú giải của soạn giả)
Hai đoạn trên đây có hàm ý tương đồng với các đoạn “Bố thí nhiều được phước ít”
Tát này, từ lúc phát tâm cho đến khi thành tựu quả Phật, tâm địa không có gì tăng thêm, mà ruộng phước cũng không có gì tăng thêm, vì vốn đã viên mãn.
Gặp hoàn cảnh thuận lợi, chính là lúc nên tu phước
Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, nên tự suy nghĩ như thế này: “Nhà ta nay được giàu có, nhất định là đời trước đã thường tu hạnh bố thí, nên đời này lại càng phải cứu người giúp vật nhiều hơn nữa. Thân thể ta không có bệnh tật, nhất định là đời trước đã thường tu tập từ bi, nên đời này lại càng phải tránh sự giết hại và phóng sinh nhiều hơn nữa.” Cũng giống như khi đã thắp lên một ngọn đèn sáng, cần phải tiếp tục châm thêm dầu thì mới có thể duy trì ánh sáng.
Gặp hoàn cảnh trái nghịch vẫn có thể tu phước
Khi gặp hoàn cảnh trái nghịch, nên tự suy nghĩ như thế này: “Ta nay gặp cảnh khốn khổ tai ách này, đều là do nghiệp đời trước chiêu cảm mà có, nếu vui lòng nhận chịu ắt là đền trả hết được nợ nần xưa kia.” Cũng chẳng riêng việc ấy, nếu mình gặp cảnh nghèo túng khốn cùng, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được giàu sang sung túc; nếu mình phải chịu nhiều bệnh khổ, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được khỏe mạnh an ổn; nếu mình thường gặp cảnh đấu tranh giành giật, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được hòa hợp an vui; nếu tự mình ngu si hôn ám, thường nguyện cho tất cả mọi người đều được trí tuệ sáng suốt; nếu tự mình không được trọn đủ các giác quan, thường cầu mong cho tất cả mọi người đều được thân tướng tốt đẹp.
Mỗi khi gặp một hoàn cảnh hoạn nạn nào đó, liền nguyện trong đời vị lai sẽ cứu độ cho người gặp hoạn nạn như thế. Như vậy chẳng phải là ngay nơi phiền não tức hiện Bồ-đề, độc dược hóa thành cam lộ đó sao? Nếu người không biết tu phước thì ắt là ngược lại.
Người khác làm việc thiện, ta có thể được phước
Khi người khác làm việc thiện chưa thành tựu mà mình tùy theo để khuyến khích, thúc đẩy, đó gọi là khuyến khích được phước. Khi người khác làm việc thiện đã thành tựu, mình cũng tùy theo mà vui mừng hoan hỷ, đó gọi là tùy hỷ được phước. Thường ngợi khen xưng tán điều thiện, khiến người khác bắt chước làm theo, đó gọi là tán thán được phước. Suy cho cùng thì khắp cả trên trời dưới đất, từ xưa đến nay, hết thảy các điều thiện trong thiên hạ đều có thể tạo phước cho ta.
Cho nên, Bồ Tát Phổ Hiền phát khởi 10 nguyện lớn thì nguyện thứ 5 chính là “tùy hỷ công đức”. Trên từ vô lượng phước báo nhiều đời nhiều kiếp của chư Phật, Bồ Tát; dưới cho đến chỉ một việc thiện nhỏ nhoi của bất kỳ chúng sinh nào trong sáu cõi luân hồi, khi mình biết được thì đối với tất cả đều phát tâm tán thán, tùy hỷ. Làm được như thế rồi thì bao nhiêu phước báo trong tận cùng hư không, rộng khắp pháp giới, đâu đâu cũng có thể trở thành phước báo của mình, mà tự thân mình cũng được như Bồ Tát Phổ Hiền không khác.
Người khác làm việc xấu ác, ta có thể được phước
Khi người khác làm việc ác chưa thành mà mình gắng sức khuyên bảo, khiến người ấy ngưng lại, ắt mình sẽ được phước. Khi người khác làm việc ác đã xong, mình thấy vậy sinh tâm buồn lo, không vui, ắt cũng sẽ được phước. Khi việc ác chưa truyền rộng, mình cố gắng tìm mọi phương cách để chặn đứng, ngăn cản, ắt sẽ được phước. Nếu việc ác đã lan truyền, nên lấy đó làm bài học để răn ngừa, cảnh giác không phạm vào, ắt cũng sẽ được phước.
Nếu việc xấu ác làm hại đến mình mà có thể nhẫn nhục chịu đựng, ắt sẽ được phước. Nếu việc xấu ác làm hại đến người khác mà mình có thể khuyên người nhẫn nhục chịu đựng, ắt
cũng sẽ được phước.
Trưng dẫn sự tích
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |