BÀN VỀ QUAN NIỆM “NGOÀI ĐẠO TRUNG THỨ KHÔNG CÓ LẼ SUỐT THÔNG”1
Đức Khổng tử nói rằng: “Đạo của ta chỉ một mối mà suốt thông tất cả.” Đó chính là đạo lý căn bản một đời của Khổng tử, cũng là chỗ đạo lý căn bản được truyền lại qua bao đời thánh hiền kể từ vua Nghiêu, vua Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công... Nhan Hồi từ chỗ “học rộng khắp văn chương, tóm gọn theo lễ nghĩa” mà sau mới hiểu ra được lời dạy “một mối suốt thông” của thầy, cho nên mới bùi ngùi mà cảm thán.2 Ngoài Nhan Hồi ra, những người được truyền thụ chỗ thấu suốt này bất quá chỉ có được Tăng tử với Tử Cống mà thôi.
Nguyên lý “một mối suốt thông” của Khổng tử hàm ý đâu đâu cũng là đạo. Vì thế mà khi ngài đứng nơi ven sông trên thượng nguồn đã từng cảm thán: “Chảy mãi như thế này sao!” Khi ngài dạy cho môn đệ thường nói: “Ta chẳng có điều gì không dạy cho các ông.” Thật ra, đức Khổng tử nói câu “một mối suốt thông” lại chính vì muốn chỉ rõ việc ngay trước mắt cho những kẻ đã bước ra đường lại không biết lối đi, đã ăn món ngon lại không biết mùi vị. Môn đệ thảy đều không hiểu được ý nghĩa ấy, nên mới đưa ra câu hỏi: “Thế là thế nào?” Tăng tử là người đã trực nhận, lại cũng dùng phương pháp chỉ thẳng ngay trước mắt mà dạy cho những người kia rằng: “Đạo của thầy ta, chỉ hai chữ trung thứ là gồm đủ.”3
Ví như có người đặt câu hỏi rằng: “Biển giống như thế nào?” Có người khác liền mang một chén nước biển đưa cho người ấy, nói rằng: “Đây chính là nước biển.” Nếu như lại cho rằng
Nguyên văn là “trung thứ chi ngoại vô nhất quán” (忠恕之外無一貫).
Theo sách Luận ngữ (論語) thì Mạnh tử đã nói về đạo của thầy mình (Khổng tử) là: “Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu.” - 仰之彌高,鑽之彌堅,瞻之在前,忽焉在後. - Ngẩng trông càng thấy cao, thử thách càng thấy cứng, thoạt thấy phía trước, bỗng hiện phía sau.
Nguyên văn trong Luận ngữ (論 語): Khổng tử nói: “Trò Sâm này, đạo của ta chỉ một điều suốt thông tất
cả.” Tăng tử đáp: “Dạ.” Khổng tử đi ra ngoài. Môn nhân đều không hiểu, hỏi Tăng tử: “Thế là thế nào?” Tăng tử đáp: “Đạo của thầy ta, chỉ hai chữ trung thứ là gồm đủ.” - 子曰:參乎!吾道一以貫之。曾子 曰:唯 。子出。門人問曰:何謂也?曾子曰:夫子之道,忠恕而已矣。(Tử viết: Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi. Tăng tử viết:Duy. Tử xuất. Môn nhân vấn viết:Hà vị dã? Tăng tử viết: Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ.)
ngoài chén nước biển ấy không còn có biển lớn mênh mông, thì quả thật chỉ là người ngu si nói chuyện sằng bậy. Ngày nay có những học giả cứ mở miệng là nói: “Ngoài đạo trung thứ, không có lẽ suốt thông nào cả.” Như vậy có khác gì với kẻ ngu si vừa nói trên?
BÀN VỀ CÂU “UNG1 DÃ KHẢ SỬ NAM DIỆN”
Mấy chữ “khả sử nam diện” (可使南面 - có thể quay mặt về hướng nam) được sách Tứ thư chương cú tập chú (四書章句集 註) giải thích là “vị thế của bậc nhân quân”. Dựa theo đó mà xưa nay vẫn cho rằng, vì Trọng Cung là người khoan dung độ lượng, chân thật mà cẩn trọng, có được khí độ của bậc quân vương, nên đức Khổng tử mới nhận xét như thế.2
Nhưng xét lại tự thấy cách hiểu như vậy có chỗ chưa thỏa đáng. “Nhân quân” là danh hiệu để xưng bậc thiên tử của chư hầu. Trọng Cung tuy hiền đức nhưng vai vế vẫn là hàng đệ tử của Khổng tử. Một người luôn hết mực “tôn quân” như Khổng tử, lẽ nào lại đặt đệ tử mình lên vị trí bậc thiên tử của chư hầu? Lại thử hỏi, nếu thế thì phải đặt thiên tử nhà Chu với vua nước Lỗ là Lỗ Định công đương thời ở vào địa vị nào?
Xét rằng từ xưa đến nay, bất kỳ ai đã được bổ làm quan chức dù lớn hay nhỏ, đã được một thân vinh hiển, ắt người nào cũng cần phải quay mặt về nam để soi xét việc của dân. Cho nên, ý của Khổng tử ở đây cần được hiểu là, bất kỳ quan viên chức sắc nào dự vào hàng cầm quyền cai trị dân thì đều “có thể quay mặt về hướng nam” cả, mà Trọng Cung là một trong số đó.
Ung là tên của Trọng Cung, một môn đệ của Khổng tử.
Nguyên văn trong sách Luận ngữ: 子曰:雍也可使南面。 - Tử viết: Ung dã, khả sử nam diện. (Trò Ung có
thể làm người quay mặt về hướng nam.)
BÀN VỀ CÂU “CHẤP TIÊN CHI SĨ”1
Trong cách dùng ngày xưa, hai chữ sĩ (士) và sự (事) có thể thay thế cho nhau. Trong sách Chu thư, thiên Khang cáo có câu: “Kiến sĩ ư Chu” (見士於周) lại có nghĩa là “Thấy sự việc ở nước Chu”. Theo lẽ ấy mà xét thì cụm từ “chấp tiên chi sĩ” (執鞭之士) ắt phải được hiểu là “việc cầm roi đánh xe” chứ không phải là “kẻ sĩ cầm roi đánh xe”.
Nếu như hiểu chữ sĩ trong cụm từ đó là kẻ sĩ, tức người quân tử, thì như đức Khổng tử đã có dạy rất rõ rằng: “Ở ẩn tại nhà không đáng là kẻ sĩ.”2 Ở ẩn tại nhà mình, không đóng góp tài trí cho nhân quần xã hội, còn “không đáng là kẻ sĩ”, huống hồ lại đi cầm roi đánh xe hầu hạ người khác?
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |