5
biết nói một cách có hiểu biết, bày tỏ bằng lời nói có hiểu biết); nhìn
NN
của trẻ ở cả
hai phương diện cấu trúc (
NN
được tạo bởi các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
ngữ dụng) và chỉnh thể (thể hiện trong đơn vị giao tiếp). Đồng thời bà cũng khẳng
định rằng PTNN cho trẻ là
PT
từng mặt các đơn vị
NN
nhưng lại phải đạt đến sự tích
hợp các thành tố đó trong một đơn vị giao tiếp chỉnh thể là ngôn bản, lời nói mạch lạc
mà nó biểu hiện ở hai dạng là đối thoại và độc thoại.
Năm 2009, có một cuốn sách nữa chỉ nói về
NN
của trẻ là
The Cambridge
Handbook of Child Language. Trong tác phẩm này,
Bavin Edith L. tuyển chọn các bài
viết riêng lẻ nói về sự thụ đắc
NN
, sự PTNN ban đầu ở trẻ từ giai đoạn tiền
NN
(sự
nhận thức lời nói, từ điệu bộ đến lời nói) cho đến các bài viết về ngữ âm, từ vựng, cú
pháp của trẻ (các âm tiết, hình vị, từ ngữ trong thơ ca; cấu trúc của động từ; các phạm
trù ngữ pháp; sự thụ đắc các câu phức tạp đầu tiên; các phạm vi của câu; sự
PT
của
câu; những điểm chung giữa hình thái học và cú pháp học) rồi ngữ nghĩa, ngữ dụng,
diễn ngôn của trẻ (các phạm trù ngữ nghĩa; sự
PT
về ngữ dụng học; sự PTNN trong
các ngữ cảnh tường thuật) và các sự
PT
khác (song ngữ; sự thụ đắc
NN
kí hiệu; trẻ em
và sự chậm
PT
về
NN
- triệu chứng và nguồn gốc;
NN
của trẻ em tự kỷ; sự pha tạp
NN
).
Sự thụ đắc
NN
tiếp tục được đề cập đến trong
Child Language Acquisition:
Contrasting Theorical Approach (2011)
. Ambridge Ben & Lieven Elena V. M. đã
trình bày về các phạm vi cốt lõi của những nghiên cứu về sự thụ đắc
NN
ở trẻ em như
sự nhận thức, phân đoạn, sản sinh lời nói; cách trẻ học nghĩa của từ (sự tiếp cận về
nguồn gốc, ngữ dụng, liên đới; sự thụ đắc các từ cơ bản; các từ không đúng qui tắc);
các câu đơn giản (sự thụ đắc về ngữ pháp, các phạm trù cú pháp, sự
PT
đầu tiên về cú
pháp, sự giảm dần các lỗi) đến các câu phức tạp (câu bị động, câu hỏi, câu đa mệnh
đề).
Gần đây nhất,
Phùng Quán (2012) trong
phương án 0 tuổi: phát triển ngôn ngữ
từ trong nôi (dành cho trẻ 0 - 6 tuổi) đã dành các bài viết lẻ nói về ý nghĩa của việc
biết chữ, biết đọc sớm (
PT
khả năng chú ý, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí
nhớ,
PT
tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp và bồi dưỡng niềm
6
yêu thích đọc sách); cho trẻ học chữ trong môi trường
NN
(nghe nhiều, nhìn nhiều,
học chữ qua trò chơi, qua việc đọc); nhận thức đặc thù của trẻ (hình thành sự nhạy
cảm, nhận biết sự vật, ghi nhớ ấn tượng, lĩnh hội trong hoàn cảnh, mô phỏng vô thức,
khám phá không chọn lọc); khơi dạy lòng tự tin, tính chủ động,
PT
tính hiếu kì, ham
học hỏi ở trẻ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, các tác phẩm trên phần lớn hoặc là nói đến sự
PTNN ở trẻ tuổi mầm non chiếm phần nhiều (Petrovski A. V., Ka-Hai-Nơ-Dích,
Godwin Diane &
Perkins Margaret,
Peccei Jean Stilwell, Beverly Otto, Bavin Edith L.,
Ambridge Ben & Lieven Elena V. M., Phùng Quán) hoặc là nói đến sự
PT
giáo dục,
tâm lý, nhận thức và có đề cập đến vấn đề PTNN ở trẻ em nói chung (Michael Stubbs,
Hetherington E. Mavis & Paker Ross D., Elliot Stephen N., Will Thomas R. Kratoch,
Cook
Joan Littlefield, Travers John F., Meece Judith L., Oates John & Grayso
Andrew) chứ chưa có tác giả nào quan tâm chuyên nhất đến sự PTNN của trẻ em ở độ
tuổi TH. Tuy vậy, kết quả của những nghiên cứu trên là những tiền đề, cơ sở quan
trọng cho việc nghiên cứu sự PTNN của HSTH.
2.2. Cũng như xu hướng của thế giới, ở Việt Nam, vấn đề
NN
của trẻ em ở lứa
tuổi mẫu giáo nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với lứa tuổi HSTH. Các tác giả nói
đến sự PTNN của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo như
Nguyễn Quang Ninh (1998) với
Tiếng Việt và phát triển lời nói cho trẻ em, Nguyễn Huy Cẩn (2001) với
Từ hoạt động
đến ngôn ngữ trẻ em,
Viện khoa học giáo dục (2001) với
Một số đặc điểm phát triển
của trẻ em từ 0 - 6 tuổi và mục tiêu nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm
non, Nguyễn Xuân Khoa (2004) với
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo, Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Phạm Kim Đức (2005) với
Phương pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, Nguyễn Thị Thanh Hương (2006) với
Tuyển
tập các bài viết về giáo dục mầm non (tập 3), Nguyễn Thị Phương Nga (2006) với
Giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; Lê Thị Hương (2007) với
Tổ chức
hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Bùi Kim Tuyến (2011) với
Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, Đinh Hồng Thái (2011) với
Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non chủ yếu nói về vai trò và vị trí của
NN
7
đối với sự
PT
của trẻ, các giai đoạn PTNN của trẻ (tiền
NN
từ 0 - 1 tuổi,
NN
từ 1 - 6
tuổi); đặc điểm
NN
của từng giai đoạn, từ những âm bập bẹ cho đến việc hoàn thiện
dần việc phát âm, từ những từ đầu tiên cho đến việc
PT
vốn từ, từ những câu đơn giản
cho đến những câu phức tạp; các PP PTNN cho trẻ (rèn ngữ âm, mở rộng vốn từ vựng,
dạy nói đúng ngữ pháp…).
Ngược lại với lứa tuổi mầm non, gần như không có một tác phẩm nào chuyên
biệt nói về việc
PTNN
cho HS ở độ tuổi TH.
NN
của HSTH thường chỉ được nói đến
trong các tác phẩm về tâm lý học
PT
, tâm lý học lứa tuổi hay vấn đề giáo dục TH. Có
thể kể ra đây một số tác phẩm về tâm lý có nói đến
NN
của HSTH như
Một số đặc
điểm sinh lí và tâm lí của học sinh tiểu học ngày nay của
Viện khoa học giáo dục
(2001) đã công bố những kết quả nghiên cứu về sự
PT
sinh lý của HSTH (sự
PT
hình
thái thể lực; sự biến đổi các chức năng sinh tâm lý trong hoạt động học tập; những kết
quả nghiên cứu về sự
PT
tâm lý của HSTH; sự
PT
về trí tuệ…) trong đó có nói đến
vấn đề giao tiếp ở HSTH như vai trò, ảnh hưởng to lớn, nhu cầu của giao tiếp (nhu cầu
thông tin, trao đổi tình cảm, thiết lập mối quan hệ), nội dung giao tiếp (đa dạng, phong
phú: học tập, gia đình, trường lớp…), đối tượng và phạm vi giao tiếp (cha mẹ, bạn học,
anh chị em, giáo viên…).
Chia sẻ với bạn bè của bạn: