2.2. Các bước chế tạo môi trường dinh dưỡng:
1. Pha chế:
+
Cân,
đong thật chính xác từng thành phần môi trường và pha chế theo
đúng trình tự hướng dẫn trong tài liệu.
+ Môi trường lỏng: Cân, đong các cất rồi cho hoà tan vào nước.
+ Môi trường đặc:
Cân agar rồi ngâm vào nước
Cân hoá chất rồi hoà tan trong nước.
Thí nghiệm vi sinh vật học
ThS.Lê Xuân Phương
34
Vớt agar ra, vắt khô, bỏ vào xoong môi trường để đun.
2. Làm trong môi trường:
Việc làm trong môi trường sẽ giúp ta dễ dàng quan sát sự phát triển của vi
sinh vật. Có thể làm bằng một trong các cách sau:
+ Cách 1: Lọc bằng bông, vải thưa hay giấy lọc
+ Cách 2: Lọc bằng lòng trắng trứng gà.
Cứ 1 lít môi trường dùng lòng trắng của 1 quả trứng.
Lấy lòng trắng trứng + lượng nước bằng lượng lòng trắng đánh
tan cho sủi bọt.
Đỗ hỗn hợp trứng và nước trên vào môi trường.
Trộn đều, đun sôi 10 - 15 phút.
Để lắng rồi mới lọc.
3.
Điều chỉnh độ pH của môi trường:
+
Muốn điều chỉnh độ pH của môi trường người ta dùng HCl 10 % hay
NaCl 10 %. Ngoài ra có thể dùng một số hoá chất khác như: H
3
PO
4
, H
2
SO
4
,
KOH, NaHCO
3
, Na
2
CO
3
...
+
Muốn kiểm tra độ pH của môi trường ta nên dùng máy đo pH (pH -
metre). Phương pháp này nhanh nhạy và cho độ chính xác cao. Trong phòng thí
nghiệm có thể dùng chỉ thị màu xanh bromotomol hay giấy quỳ để đo pH.
Phương pháp này tiện lợi, nhanh nhưng không cho độ chính xác cao.
4. Phân phối môi trường vào dụng cụ:
Người ta thường phân phối môi trường vào ống nghiệm, đĩa pêtri, bình
tam giác. Trình tự phân phối gồm các bước sau:
+ Môi trường cần được đun cho hoá chất lỏng rồi đổ qua phễu thuỷ tinh
vào các dụng cụ.
+ Tay trái giữ dụng cụ chứa môi trường.
+ Tay phải kẹp nút bông và kéo ra.
+ Nhanh tay rót môi trường vào dụng cụ và đậy nút bông lại.
* Chú ý:
Đối với ống nghiệm: Nếu dùng môi trường làm thạch nghiêng thì
lượng môi trường cần được phân phối chiếm 1/4 thể tích của ống
nghiệm.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |