Thí nghiệm vi sinh vật học
ThS.Lê Xuân Phương
52
-
Rửa vết bôi bằng cách nghiêng phiến kính, dùng bình xịt cho dòng nước
chảy nhẹ qua vết bôi đến khi nước chảy ra không còn màu nữa
- Dùng giấy thấm khô tiêu bản hoặc hơ nhẹ tiêu bản trên đèn cồn
- Quan sát tiêu bản ở vật kính (x 40) rồi chuyển sang vật kính (x 100)
dùng dầu soi.
III. Quan sát đặc điểm sinh học của các nhóm vi sinh vật :
3.1. Quan sát đặc điểm sinh học của vi khuẩn (Bacteria).
Người ta thường làm tiêu bản giọt ép và giọt treo để quan sát hình thái vi
khuẩn sau khi nuôi cấy chúng ở nhiệt độ 37
0
C sau 24 - 48h
3.2. Quan sát đặc điểm sinh học của xạ khuẩn (Actinomycetes)
Các đặc điểm sinh học đặc trưng cần quan sát
- Hình dạng bào tử
-
Đặc điểm cuống sinh bào tử.
-
Phương thức hình thành chuỗi bào tử
Cách quan sát
- Làm tiêu bản giọt ép với Streptomyces griseus cấy trên thạch nghiêng.
3.3. Quan sát đặc điểm sinh học của nấm mốc (Molds)
Các đặc điểm sinh học đặc trưng cần quan sát:
-
Đặc điểm của sợi nấm: Màu sắc, có vách ngăn hay không có vách ngăn.
-
Đặc điểm của cơ quan sinh sản: hình dạng, cách sắp xếp các bộ phận của
cơ quan sinh sản.
- Hình dạng, cấu tạo, cách sắp xếp của bào tử.
Cách quan sát:
- Làm tiêu bản nấm mốc không nhuộm màu
-
Vẽ hình và nhận xét về hình dạng chung của sợi nấm; vị trí, hình dạng,
cách sắp xếp của bào tử, thể bình, cuống thể bình, cuống bào tử đính của 2 giống
nấm mốc trên.
- Thao tác sử dụng kính hiển vi soi nổi
- Làm tiêu bản nấm mốc nhuộm màu:
3.4. Quan sát đặc điểm sinh học của nấm men (Yeasts)
Những đặc điểm sinh học đặc trưng cần quan sát.
- Hình thái, kích thước tế bào nấm men.
-
Sự nảy chồi của nấm men
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |