DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT
|
Tên các hình vẽ
|
01
|
Hình M.01A:
| Lý do nghiên cứu của đề tài |
02
|
Hình M.01B:
|
Phương pháp nghiên cứu
|
03
|
Hình M.02:
|
Nội dung nghiên cứu của đề tài
|
04
|
Hình 1.01:
|
Khái quát quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ giữa chức năng ở- PVCC và sản xuất trên thế giới
|
05
|
Hình 1.02A:
|
Thành phố công nghiệp Pu-lo-man và T-li-noa năm 1879
|
06
|
Hình 1.02B:
|
Thành phố công nghiệp Lơ Coóc-Buydiê năm 1942
|
07
|
Hình 1.02C:
|
Thành phố vườn Letch Worth năm 1901
|
08
|
Hình 1.03A:
|
Sơ đồ thành phố vườn Welwyn 1920
|
09
|
Hình 1.03B:
|
Thành phố vườn Ebenezer Howard
|
10
|
Hình 1.03C:
|
Thành phố công nghiệp Tony Garnir
|
11
|
Hình 1.04A:
|
Khu công nghiệp trong thành phố Harlow (Anh)
|
12
|
Hình 1.04B:
|
Khu công nghiệp trong thành phố Steevange (Anh)
|
13
|
Hình 1.05A:
|
Thành phố công nghiệp Runcern (Anh)
|
14
|
Hình 1.05B:
|
Khu công nghiệp trong thành phố Skopie (Nam Tư)
|
15
|
Hình 1.06:
|
Tình hình tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở, phục vụ công cộng và sản xuất ở liên bang Đức.
|
16
|
Hình 1.07:
|
Một số hình ảnh phục vụ công cộng cho công nhân ở các KCN tại liên bang Đức
|
17
|
Hình 1.08:
|
Một số hình ảnh khu vui chơi giải trí ở các KCN tại LB Đức
|
18
|
Hình 1.09,10:
|
Một số hình ảnh các KCN cũ tại TP. Hà Nội
|
19
|
Hình 1.11:
|
Một số hình ảnh về khu nhà ở tập thể và công trình phục vụ công cộng của công nhân các KCN cũ tại Hà Nội
|
20
|
Hình 1.12:
|
Sơ đồ phân bố các KCN của Việt Nam (1986-2003)
|
21
|
Hình 1.13:
|
Sơ đồ phân bố KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc
|
22
|
Hình 1.14:
|
Một số hình ảnh các KCN mới tại thành phố Hà Nội.
|
23
|
Hình 1.15:
|
Sơ đồ phân bố KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
|
24
|
Hình 1.16:
|
Sơ đồ định hướng phát triển không gian TP. Hồ Chí Minh đến 2020
|
25
|
Hình 1.17:
|
Sơ đồ phân bố KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Nam
|
26
|
Hình 1.18:
|
Một số hình ảnh về KCN mới tại vùng kinh tế trọng điểm miền Nam
|
27
|
Hình 1.19:
|
Sơ đồ phân bố vị trí các KCN ở thành phố Hà Nội
|
28
|
Hình 1.20:
|
Thực trạng về nhà ở trọ và các dịch vụ phục vụ cho người lao động các KCN tập trung
|
29
|
Hình 1.21:
|
Một số hình ảnh về nhà ở trọ và dịch vụ phục vụ công nhân các KCN ở miền Nam
|
30
|
Hình 1.22:
|
Nhà ở công nhân các KCN ở miền Bắc và tại Hà Nội
|
31
|
Hình 1.23:
|
Một số hình ảnh về nhà ở và các công trình phục vụ công cộng đã được xây dựng trong các KCN mới ở T.P.HCM
|
32
|
Hình 1.24:
|
Hệ thống công viên, cây xanh và công trình phục vụ công
cộng tại các KCN mới ở Hà Nội
|
33
|
Hình 1.25:
|
Một số hình ảnh về giao thông đi lại hiện nay của người dân lao động các thành phố
|
34
|
Hình 1.26:
|
Nhận xét tình hình tổ chức mối quan hệ giữa khu ở, phục vụ công cộng các KCN mới ở Hà Nội.
|
35
|
Hình 2.01:
|
Con người với chức năng ở, làm việc và sinh hoạt CC.
|
36
|
Hình 2.02:
|
Vai trò của con người đối với quá trình sản xuất CN
|
37
|
Hình 2.03:
|
Mối quan hệ giữa KCN và khu dân cư đô thị
|
38
|
Hình 2.04:
|
KCN nằm kề liền, giao thoa với khu ở, phục vụ công cộng
|
39
|
Hình 2.05:
|
KCN nằm cách xa khu ở, phục vụ công cộng
|
40
|
Hình 2.06:
|
Công nghệ sản xuất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khu ở và nơi làm việc
|
41
|
Hình 2.07:
|
Mối quan hệ không thuận lợi giữa KCN đối với khu ở và khu phục vụ công cộng trong đô thị
|
42
|
Hình 2.08:
|
Mối quan hệ tổng hoà giữa KCN và khu ở
|
43
|
Hình 2.09:
|
Quá trình phát triển công nghiệp và sự phát triển khu ở gắn với KCN
|
44
|
Hình 2.10:
|
Sơ đồ định hướng phát triển không gian TP. Hà Nội đến năm 2020
|
45
|
Hình 2.11:
|
Vị trí địa điểm xây dựng KCN tác động đến khu dân cư
|
46
|
Hình 2.12:
|
Bố trí KCN so với khu dân cư
|
47
|
Hình 2.13:
|
Cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ, xuất thân của lao động tại các KCN ở Việt Nam
|
48
|
Hình 2.14:
|
Giới tính và lực lượng lao động tại các KCN ở Hà Nội
|
49
|
Hình 2.15:
|
Quá trình phát triển cấu trúc gia đình đối với nhu cầu nhà ở và công trình phục vụ công cộng
|
50
|
Hình 2.16:
|
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà ở công nhân KCN tại Hà Nội.
|
51
|
Hình 2.17:
|
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng công trình phục vụ công cộng cho công nhân các KCN tại Hà Nội.
|
52
|
Hình 3.01:
|
Sơ đồ bố trí công nghiệp trong thành phố
|
53
|
Hình 3.02:
|
Sơ đồ bố trí KCN và khu ở, phục vụ công cộng trong T.P
|
54
|
Hình 3.03:
|
Mô hình tổ chức mối quan hệ giữa khu ở, khu phục vụ công cộng với KCN
|
55
|
Hình 3.04:
|
Sơ đồ bố trí khu ở, phục vụ công cộng so với KCN
|
56
|
Hình 3.05:
|
Tổ chức không gian giữa khu ở, phục vụ công cộng và KCN theo phương ngang
|
57
|
Hình 3.06:
|
Tổ chức không gian giữa khu ở, phục vụ công cộng và KCN theo phương thẳng đứng
|
58
|
Hình 3.07:
|
Tổ chức khu ở, phục vụ công cộng kề liền, đan xen với KCN
|
59
|
Hình 3.08:
|
Tổ chức khu ở, khu phục vụ công cộng tách rời KCN nhưng có liên hệ mật thiết với nhau
|
60
|
Hình 3.09:
|
Sơ đồ cung cấp điện, cấp nước và thoát nước khu nhà ở gắn với KCN tại Hà Nội
|
61
|
Hình 3.10:
|
Cơ cấu tổ chức cảnh quan giữa khu ở với KCN
|
62
|
Hình 3.11:
|
Phát triển mở rộng KCN và mối quan hệ với khu ở
|
63
|
Hình 3.12:
|
Quy hoạch tổ chức không gian cụm KCN vừa và nhỏ tại các làng nghề thành phố Hà Nội
|
64
|
Hình 3.13:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Sài Đồng B - Hà Nội
|
65
|
Hình 3.14:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Đài Tư - Hà Nội
|
66
|
Hình 3.15:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Sài Đồng A - Hà Nội
|
67
|
Hình 3.16:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Bắc Thăng Long
|
68
|
Hình 3.17:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Nam Thăng Long
|
69
|
Hình 3.18:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Đông Anh - Hà Nội
|
70
|
Hình 3.19:
|
Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Nội Bài - Sóc Sơn
|
71
|
Hình 3.20:
|
Một số loại hình nhà ở công nhân KCN tại Hà Nội theo từng giai đoạn phát triển
|
72
|
Hình 3.21:
|
Nhà ở nhiều tầng cho công nhân các KCN tại Hà Nội
|
73
|
Hình 3.22:
|
Nhà ở cao tầng cho công nhân các KCN tại Hà Nội
|
74
|
Hình 3.23:
|
Nhà ở kiểu khối ghép cho công nhân các KCN tại Hà Nội
|
75
|
Hình 3.24:
|
Nhà ở biệt thự cho công nhân các KCN tại Hà Nội
|
76
|
Hình 3.25:
|
Lựa chọn vật liệu xây dựng và giải pháp thi công nhà ở cho công nhân các KCN
|
77
|
Hình 3.26:
|
Các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép nhà ở công nhân các KCN tại Hà Nội
|
78
|
Hình 3.27:
|
Các giải pháp lắp ghép cấu kiện cho căn hộ nhà ở công nhân các KCN ở Hà Nội.
|
79
|
Hình 3.28:
|
Sơ đồ bố trí nhà ở công nhân gắn với KCN tại HN
|
80
|
Hình 3.29:
|
Đề xuất một số giải pháp cải tạo, mở rộng căn hộ ở trong khu nhà ở công nhân các KCN ở Hà Nội
|
81
|
Hình 3.30:
|
Giải pháp bố trí khu phục vụ công cộng bên trong ngôi nhà ở
|
82
|
Hình 3.31:
|
Giải pháp bố trí khu phục vụ công cộng trong cụm nhà ở
|
83
|
Hình 3.32:
|
Giải pháp bố trí khu phục vụ công cộng trong khu nhà ở
|
84
|
Hình 3.33:
|
Các giải pháp quy hoạch công trình phục vụ công cộng trong khu nhà ở công nhân KCN tại Hà Nội
|
84
|
Hình 3.34:
|
Sơ đồ quy hoạch tổng thể khu vực quận Long Biên- Hà Nội
|
85
|
Hình 3.35:
|
Sơ đồ phân khu chức năng KCN Sài Đồng B - Hà Nội.
|
86
|
Hình 3.36:
|
Quy hoạch tổng thể khu nhà ở công nhân KCN Sài Đồng B giai đoạn hình thành
|
87
|
Hình 3.37:
|
Phối cảnh tổng thể khu nhà ở công nhân KCN Sài Đồng B giai đoạn hình thành
|
88
|
Hình 3.38:
|
Quy hoạch tổng thể khu nhà ở công nhân KCN Sài Đồng B giai đoạn ổn định
|
89
|
Hình 3.39:
|
Phối cảnh tổng thể khu nhà ở công nhân KCN Sài Đồng B giai đoạn ổn định
|
90
|
Hình 3.40:
|
Quy hoạch tổng thể khu nhà ở công nhân KCN Sài Đồng B giai đoạn phát triển
|
91
|
Hình 3.41:
|
Phối cảnh tổng thể khu nhà ở công nhân KCN Sài Đồng B giai đoạn phát triển
|
MỞ ĐẦU
01. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.
Quá trình phát triển, khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực thu hút sức lao động dồi dào của địa phương và các vùng nông thôn lân cận. Sự tập trung đông lao động tại một khu vực dẫn đến nảy sinh nhu cầu về ăn, ở, sinh hoạt đời sống và văn hoá tinh thần. Vấn đề này nếu không được quan tâm chu đáo sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cân bằng xã hội, bền vững của đô thị, đời sống tinh thần của người lao động và điều kiện phát triển của KCN.
Theo kế hoạch dự kiến đến năm 2010 sẽ thu hút 70 - 80 vạn lao động làm việc trong các KCN, như vậy số lượng lao động trong các KCN ngày càng tăng lên. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện có 75% trong tổng số người lao động tại các KCN chưa có chỗ ở ổn định, người lao động phải thuê những căn nhà cấp IV tạm bợ với diện tích chật hẹp, tiện nghi sinh hoạt, an ninh trật tự và môi trường hết sức thấp kém, không đảm bảo đời sống và sức khoẻ, ảnh hưởng đến năng suất hiệu quả lao động. Một số các loại hình nhà ở cho thuê và dịch vụ phục vụ công nhân hình thành tự phát vượt ra ngoài sự quản lý của chính quyền địa phương, phát sinh ra các tiêu cực xã hội, ảnh hưởng xấu tới một lực lượng lớn thanh niên đang độ tuổi làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Ngoài ra, còn phải kể đến lượng lao động này sau khi xây dựng gia đình họ sẽ sinh con, nhu cầu về nhà ở lại tăng lên. Khi đó cần thiết phải tổ chức hệ thống công trình công cộng để phục vụ cho người lao động và con em họ như: nhà trẻ, trường học, trạm y tế, dịch vụ công cộng, không gian vui chơi giao tiếp, nghỉ ngơi...
Với tình hình bức xúc kể trên, chúng ta phải giải quyết như thế nào về vấn đề tổ chức khu ở, khu phục vụ công cộng với việc thiết kế xây dựng các KCN. Tạo điều kiện cho người lao động có chỗ ăn, ở ổn định, có dịch vụ phục vụ các yếu phẩm hàng ngày cho công nhân, giải quyết một phần nhu cầu đời sống văn hoá cho họ là một vấn đề mà cần sự quan tâm của toàn xã hội, của các nhà quản lý, nhà đầu tư và các nhà kiến trúc - quy hoạch.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển KCN của một số tác giả như:
- Nguyễn Hữu Tài “Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc bố trí và tổ chức không gian KCN trong thành phố” Luận án tiến sĩ kiến trúc năm 1977.
- Nguyễn Hữu Dũng “Tổ chức các công trình phục vụ sản xuất trong KCN” Luận án tiến sĩ kiến trúc năm 1982.
- Ngô Thế Thi “Tổ chức môi trường lao động trong các điều kiện Việt Nam” luận án tiến sĩ khoa học năm 1987; “ Khả năng thành lập và phương pháp quy hoạch KCX ở Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học mã số B91.16.05/1993.
- Chế Đình Hoàng “ Cải tạo và hoàn thiện các khu tập trung công nghiệp ở Hà Nội theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2010” Luận án tiến sĩ kiến trúc năm 1996.
- Thiều Văn Hoan “ Hình thành khu sản xuất của tổ hợp công - dân cư ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ kiến trúc năm 1992.
- Phạm Đình Tuyển “ Quy hoạch KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng XNCN” Nhà Xuất bản Xây dựng năm 2001.
- Nguyễn Xuân Hinh “Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” Luận án tiến sĩ kiến trúc năm 2003.
Ngoài các đề tài nêu trên còn có một số đề tài khác, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở, phục vụ công cộng và sản xuất của KCN, nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu có tính khoa học và tổng quát cũng như đưa ra giải pháp tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở, phục vụ công cộng và sản suất trong quá trình quy hoạch xây dựng KCN ở Hà Nội giúp cho các nhà thiết kế và quản lý tổ chức hài hoà các chức năng ở, phục vụ công cộng và nghỉ ngơi cho người lao động là việc làm cần thiết và cấp bách. (hình: M. 01A)
02. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Phân tích ý nghĩa kinh tế - xã hội của mối quan hệ giữa nhu cầu ăn, ở và làm việc của con người cũng như tầm quan trọng của việc bảo đảm điều kiện sống của người lao động trong quá trình phát triển sản xuất, phát triển công nghiệp.
- Phân tích những cơ sở khoa học để tổ chức đồng bộ mối quan hệ giữa sự phát triển KCN và khu ở, phục vụ công cộng cho công nhân trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức mối quan hệ về quy hoạch, kiến trúc giữa KCN và khu ở, phục vụ công cộng cũng như các chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và đồng bộ KCN trên cơ sở không ngừng nâng cao điều kiện sống của người lao động trong các KCN.
- Kiến nghị quy trình làm quy hoạch KCN có gắn với quy hoạch khu ở, phục vụ công cộng của công nhân.
03. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích tình hình phát triển các KCN trên thế giới và trong nước cũng như xu hướng phát triển KCN ở Hà Nội với việc tổ chức chức năng ở, phục vụ công cộng.
- Phân tích hệ thống cơ sở khoa học trong việc tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở, phục vụ công cộng và sản xuất trong các KCN ở Hà Nội.
- Các giải pháp tổ chức mối quan hệ giữa KCN với khu ở, phục vụ công cộng và các giải pháp quy hoạch khu ở, khu phục vụ công cộng gắn với KCN.
- Đề xuất các chính sách về nhà ở và công trình phục vụ công cộng cho công nhân các KCN.
- Đề xuất ví dụ nghiên cứu cho việc thiết kế quy hoạch, xây dựng KCN ở thành phố Hà Nội để minh hoạ cho hướng nghiên cứu của đề tài. (hình: M.02)
04. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu đề xuất một số cơ sở khoa học và giải pháp tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở, phục vụ công cộng và sản xuất trong quá trình quy hoạch xây dựng KCN mới.
- Tập trung vào tổ chức cơ sở hạ tầng xã hội bên ngoài gắn với các KCN tập trung (không kể đến các KCN có đặc thù riêng như khu công nghệ cao, khu kỹ thuật cao…) tại thành phố Hà Nội.
- Địa bàn nghiên cứu tại thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |