Người
Ngoại Quốc
Người, người như ánh sáng phá tan màn đêm
Là tình yêu duy nhất không bao giờ quên
Vì người như tia nắng mai sưởi ấm cõi lòng em
Lạnh giã bỗng chợt tan, tan trong phút giây
Người, người như mưa lũ cuốn đi buồn đau
Là nụ hên say đắm ngất ngây lòng nhau
Rồi người đem cơn gió sang làn tóc cuốn nhẹ bay
Trời đất như cuồng quay lúc bên người
Ôi anh yêu ơi
Em luôn mong sao em gần anh bên anh mãi mãi
Anh mang cho em
Bao nhiêu tình yêu dù đời quanh mình bao gian dối
Khi ta bên nhau
Em quên con tim đã từ lâu xót xa đầy vơi
Chỉ còn tình yêu đắm say
Người, dù cho mưa nắng nắng mưa đổi thay
Thì lòng em vẫn thắm thiết thương nồng say
Vì chiều nào ta đã thầm hứa với trời cao
Tình mãi mãi bền lâu đến muôn đời
Có anh và em đến muôn đời
Người Ấy
(chưa biết)
Ô hay mới gặp chỉ đôi lần mà sao lòng đã thấy bâng khuâng.
Hiên nhà không hẹn mình vẫn đợi, dù người ấy chỉ ngang qua.
Có lần mình ưu tư trước gương mái tóc chải hoài vẫn rối tung,
Tóc mình đang rối vì cơn gió?
Không, bởi mình đang rối lòng.
Gặp nhau người ấy bình thản lạ, còn mình mình cảm thấy nôn nao.
Vừa giận, vừa thương, vừa mắc cỡ,tại mình chứ có tại ai đâu?
Người ấy chỉ là người ấy thôi,
Ngỡ mình như còn bé trong đời,
Cái gì mình mới sang mười bảy, lòng cứ làm sao lúc gặp người
Nhóm Mắt Ngọc trình bày
Hoài Ngọc
Người Bạn Thân Tên Buồn
Đức Huy
INTRO: Em D Em D
Em D
Tôi có người bạn thân người ấy tên là Buồn
C B
Hai đứa quen nhau từ ngày mới lớn
Em D C C
Ngày đó Buồn còn xa lạ không hay đến thăm tôi
Em D C C
Ngày đó còn nhiều mơ mộng nên tôi cũng không thân
Em D
Cho đến ngày tôi biết, ngày biết yêu lần đầu
C B
Ôi những đam mê của thời mới lớn
Em D C C
Tình yêu là trò chơi lạ ai biết đến thương đau về sau
Em D C C
Từ đó buồn thường hay lại hay đến thăm tôi luôn
E G#m A
Buồn ở lại lâu nhất lúc mất người yêu
B E
Buồn rủ thêm cô đơn đến đây chơi mỗi chiều
Am Am G#7 C#m
Buồn luôn có mặt mỗi lần anh nghĩ đến em
D9 A Em
Sợ rằng lần này buồn sẽ ở lại đây mãi
Solo: Em D Em D
Tôi có người bạn thân người ấy tên là buồn
Hai đứa quen nhau từ ngày mất nước
Cuộc sống của người lưu lạc ai không biết đơn côi
Ngồi nhắc mãi về chuyện quê nhà lâu quá vắng tin vui
Ai biết được cuộc sống vật chất dư thừa này
không thiếu nhũng đêm trằn trọc thức giấc
Cuộc sống của người đi được có chắc sướng không anh?
Hỏi những người còn ở lại không muốn ra đi
Buồn thật là day dứt những tháng ngày tha phương
Buồn rủ thêm cô đơn đến đây chơi rất thường
Buồn xin đến trọ nói rằng mình đã quá thân
Sợ rằng lần này Buồn sẽ ở lại đây mãi
Sợ rằng lần này Buồn sẽ ở lại mãi đây
Người Cha Kính Yêu
Xuân Khôi
Nhớ lúc xưa cha tôi ngày đêm vất vả áo cơm vì đàn con
Chúng tôi cơm no áo ấm trời êm đềm bao năm ấu thơ
Nhớ những đêm cha tôi bồng con đến giường chăn gối thật thơm
Giấc mơ con ngày ấy nghe xa gần đêm thao thức cha
Cứ thế lâng lâng bay thời gian vó ngựa cuốn theo đời cha
Cứ thế cha tôi già xuống thương nhìn con khôn lớn
Khi tôi lớn lên
Mẹ tôi thanh xuân khoa hen
Cha lo âu nhớ mãi không ai bên mình
Ôi buồn thay
Ôi dao cắt khi mẹ tôi lìa xa
Nước mắt lắm trong tim đau trăm lần hỡi
Nhớ mỗi đêm cha tôi nằm trơ giấc lạnh gió thu ngoài sân
Cất gối xưa không dùng đến từ khi mẹ phiêu diêu ngoài cõi xa
Bỗng sớm mai cha im nhìn tôi rất lạ
Cánh chim bàng con
Gắn lên vai và bão dông cha giờ đây hài lòng
Ngọc Dung
Người Chơi Độc Huyền
Lê Thương
Blues
Độc độc huyền
Đem giải tiếng điên tiếng khổ tiếng tiền
Cung đàn tối như đêm
Tay quen nắn dây oán miệng ca lời than
Anh mù mở đôi mắt hư đã mòn từ xưa
Trông mãi một phương
Tang tịch tang tang
Những người đi đường dừng lại mà nghe
Tang tịch tang tang
Đứng chực nghe đàn bỏ tiền mà nghe
Không gian xưa nay vẫn đợi chờ tiếng huyền đài
Thoát nợ con người lưu lạc suốt đời
Như đàn ngân đương chơi
Tính tang tính tình
Đứng đó để mà nghe
Tính tang tính tình
Rộng lòng rồi được nghe
Vô số con người ngao ngán trong đời
Không tiền đứng tạm bên đường nghe kể càng thương
Nghe oán tình duyên đôi khi chùi đôi mắt sâu
Người mù gạt mối thương sầu để lòng nhẹ đau
Giọng đàn vi vút tìm quên
Đôi khi tìm trong tiếng ca
Thình lình vài khách không nhà
Ngỏ lòng vị tha than vài ba tiếng lệ rơi
Tham khảo:
1. Giọng hát Mai Lệ Huyền trong băng nhạc Tiếng Thuỳ Dương 2: Kiếp người và tình đời do Châu Kỳ thực hiện trước 1975.
Anthony Trần
Người Cô Ðơn
Trịnh Công Sơn (Bài Viết)
Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Tr C S
Người nghệ sĩ sống trong thời ly loạn là một bất hạnh, vì đường đời lắm chông chênh, mà lòng người thì hẹp hòi, chỉ vo tròn trong đáy giếng cố chấp, chưa biết mở rộng để đón nhận những bao dung, nên luôn vẫn chỉ thấy bằng cái nhìn phiến diện. Chân bước đi mà không biết hướng nào cho tròn thủy vẹn chung, những con đường thì bị đắp ụ, cài chông đặt mình để ngăn bước giặc, cho dù muốn đi thẳng cũng không tài nào vượt qua nổi. Giặc thì có giặc trong giặc ngoài, bốn bề tứ chiến nên biết đâu là bạn đâu là thù, đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà... nên lòng ái quốc làm sao trải rộng mà không bị bước thù dẫm lên, đôi khi gặp được cơ may tìm ra chính nghĩa, thì lại bị gian tà tung hỏa mù để cướp lấy, đành làm kẻ thiệt thua mà biết ai nói điều tâm sự ? Cố tìm chút ánh sáng cuối con đường mơ ước, nhưng vẫn hoài công. Nên anh vẫn luôn thao thức và tự hỏi: Làm sao đi đến với trái tim mọi người... với bạn bè...có tấm lòng đẹp tựa đóa hoa? (*) đấy không phải là một tư tưởng của những người đang thao thức muốn cố gắng làm đẹp cho cuộc đời hay sao, kết hợp tất cả để trở thành anh em phải chăng là một điều hoang tưởng? một điều không thể làm đối với những người đầy tâm huyết ?
Nỗi niềm ấy trong anh, trong tôi và trong lòng mọi người cùng một thế hệ thiếu may mắn, lòng bao dung độ lượng bị đẩy vào con đường phản trắc, để suốt một cuộc đời phải ngậm ngùi trước oan trái thị phi. Biết đến bao giờ mới thấy được mùa xuân vui, để không còn ngồi nhìn những mùa thu qua mà cứ nghe cuộc đời vẫn mãi phủ đầy màu xám tối.
Khó lắm mà vẫn cứ đi, cứ mơ ước chốn đến là một thảm trạng không chỉ dành riêng cho anh, cho tôi mà chung cho mọi người, chấp nhận rủi may để tìm đường thoát hiểm là một can đảm hay liều lĩnh, thì cũng tùy ý niệm của mỗi người, nói lên điều chân để phá trừ tà ngụy cũng có kẻ dèm pha, thì sá gì đâu đối với người đang sống trong màn đêm lại không có một que diêm thắp sáng.
Cái còn lại cho mai sau là sự ghi nhận những qua đi của từng ngày, chuỗi ngày ấy đã cho chúng ta những gì để nhận lấy làm yêu mến, mà anh đã từng ước mơ song dòng đời vẫn cuốn theo từng nỗi buồn thân phận, cứ tiếp diễn như không còn thấy hình bóng của tương lai.
Tôi còn nhớ một buổi chiều anh đi lang thang trong tuyệt vọng, ngỡ tưởng không còn nỗi xót xa nào có thể cào xé tim gan hơn thế, không còn niềm đắng cay nào thấm sâu trong tâm thức đớn đau vô bờ ấy, kể từ khi anh mở mắt chào đời. Thảm trạng anh đã chứng kiến nó còn nằm rất xa ngoài tưởng tượng của một con người, nhưng anh phải nén lòng cảm xúc, để tạo nên cảm hứng cho một ghi nhận phũ phàng, một nhận diện cả cái trạng huống ngoải tầm tay với, một thực tế bị che phủ bởi ma quái, bởi bóng tối kinh hoàng, làm chứng tích cho một đoạn lịch sử đen. Cho nên thực ảo vẫn mãi là chốn nơi mập mờ để đánh lừa lý trí. Ðấy là lý do đưa đến sự phân hóa trùng trùng cho đến hôm nay.
Màu chiều hôm ấy rất ảm đạm, không phải thời tiết xấu vì trời xuân của Huế, dầu có gió heo mây của ngày cuối đông, nhưng cũng có chút nắng vàng ươm màu bông cải, có chút se lạnh, nhưng cũng có chút ấm áp của ngàn hoa tỏa hương đơm sắc, còn có cơ hội cho mấy o nữ sinh khoe áo len đan, khoe nón bài thơ và màu guốc đẹp...
Bãi Dâu là xứ bông Huệ, người ta còn có kỹ thuật hãm lại để cho Huệ nở đúng ngày, theo ý muốn có thể là ngày rằm hay mồng một... vì những ngày nầy, người Huế thường hay mua Huệ để đi Chùa cúng Phật đầu năm. Hoa mai hoa đào thì chỉ chưng trong nhà, cho nên cũng không cần phải chọn ngày. Thường thì cảnh sinh hoạt của Huế vào những ngày cận tết là chợ hoa, phía bên trên đầu cầu Tràng Tiền, nơi góc chợ Ðông Ba, là nơi em đi theo mẹ mua vài cành hoa...
Buổi chiều mà anh đã thấy, có lẽ màu hư linh phủ trùm bầu trời cố đô, để chúng ta không còn nhìn cảnh nhộn nhịp của một ngày tết đến. Mà chỉ thấy người người nhốn nháo, lệ đẫm mi cay... để đến nỗi anh phải cưu mang một màu chiều ảm đạm, để chỉ thấy những tang tóc, mà anh đã ghi lại với tất cả chân thành, nhưng không tránh khỏi những mâu thuẩn để sau nầy phải chuốc họa vào thân. (nhưng vì như cổ nhân đã nói: Thấy việc trái không nói là bất nhân, thấy việc phải không làm là bất nghĩa).
Vì Bãi Dâu chiều hôm ấy, không còn những người ươm Huệ, hãm hoa để chờ đến ngày đúng Tết, mà Bãi Dâu nhuốm màu tang thương phảng phất mùi tử khí... nên anh đã thấy: Chiều đi lên Bãi Dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em!(*).
Khi người "anh em bên tê" vào đặt câu hỏi: Ai đã đào hố hầm để chôn vùi thân xác anh em? Thì anh lại không trả lời được, vì tất cả diễn ra trong bóng đêm, họ dùng bóng đêm để phủ lấp tất cả những tội ác, thì làm sao anh nhìn thấy, làm sao tôi nhìn thấy? Vì vậy mà anh em không nhận nhau, để rồi một lần nữa họ lại xô anh vào con đường cô đơn. Sau đó tôi có dịp gặp và hỏi anh việc trả lời những câu hỏi của họ, thì anh cho biết đã trả lời bằng một bài "tự bạch"! Nhưng "tiếng hát từ ánh sáng" cũng không cứu vãn được tình trạng, vì chưa đạt chỉ tiêu, nên anh vẫn tiếp tục sống trong cô đơn và sự ruồng rẫy.
Anh em không nhận nhau là một điều bất hạnh (kể cả những người bạn của thuở học sinh, những người anh em từ bên tê trở về, họ cũng không còn nhận anh nữa, có lẽ hiện tại anh chỉ là người cù bất cù bơ, còn họ thì đã làm nên danh phận!).
Nhưng mỉa mai ấy cũng là một cơ hội để chứng nhận rằng anh không phải là "người bên tê", thì con đường cô đơn âu cũng là một niềm an ủi. Tôi mừng cho niềm an ủi của anh! Tuy nhiên anh vẫn tỏ ra độ lượng với đời, nên anh vẫn luôn chọn sự hòa đồng, tìm đến bao dung: Mỗi ngày tôi chọn một đường đi, đường đến anh em, đường đến bạn bè...(*)
Bây giờ thì anh đã trở về trong lòng dân tộc, quê hương đã ấp ủ anh nên sẽ không còn cô đơn như những ngày tao loạn !
Ðan Hà
danha_tran@nexgo.de
(*) trích những bản nhạc của TCS.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |