Ôi! Quê Xưa
Dương Thiệu Tước & Minh Trang
Ôi! Quê Xưa
nhạc và lời: Dương Thiệu Tước và Minh Trang
Tango Habanera
2/4
Rồi một chiều thu
Tôi về cố-hương,
Nhìn cảnh làng xưa,
Vêt hoang-tàn đìu-hiu gió sương
Nhìn xóm nhà vắng thưa
Nhớ chốn đây năm nao
Chiều-chiều bao người hẹn nhau
đến bên nhịp cầu
Tối-tối quây-quần mơ, đón trăng lên, vui lời trao duyên
Hôm nay chốn đây, thôn-làng quạnh-hiu, người vắng xa
Rồi một chiều thu
Trông về cố-hương
Lòng nặng sầu vương
Thiết-tha niềm thuơng
ĐIỆP KHÚC 1
Trên nếp tranh xưa, kìa bóng khói lam, mờ trong sương chiều
Trên bến cô-liêu, đâu còn quán xưa, đâu còn đò xưa
Gió thu đìu-hiu, bên cầu thanh vắng, ngàn thông reo lắng
Dưới bóng cây xanh, kìa bao nếp tranh, ấp-ủ tâm-tình
ĐIỆP KHÚC 2:
Non nước xa khơi, vui bước giang hồ, xa vắng phương trời
Đâu bóng quê hương, tấc lòng vấn vương, reo nặng sầu thương
Gió thu đìu-hiu, gây niềm thương nhớ, làng xưa quê cũ
Dưới bóng cây xanh, kìa bao nếp tranh, ấp-ủ tâm-tình
TAÌ LIỆU THAM KHAỎ: Ôi! Quê Xưa, nhạc và lời: Dương Thiệu Tước và Minh Trang, AP 14, An Phú ấn hành lần thứ nhất 1952
Bảo Trân + PAD
Ơn Em
Từ Công Phụng
(Capo 1.TIME 2/4)
INTRO: | Bm7 | E | Dm | A | Bm7 | E | Dm | A | E | E
| A | F#m | C#m | Bm
Ơn em thơ dại từ trời, theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
| B | E | D E7 | A
Ơn em dáng mộng mưa vời, theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
| Bm | E7 | Dm | A
Tạ ơn em .. tạ ơn em.
| D | A | F#m | E
Ơn em ngực ngải môi trầm, cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
| Bm | E | D E7 | A
Ơn em hơi thoáng chỗ nằm, dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.
| Bm | E7 | Dm | A
Tạ ơn em .. tạ ơn em.
| F#m | Bm | E7 | A
Ơn em tình như mù lòa, như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
| Bm | E | D E | A
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi, kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
| Bm | E7 | Dm | A
Tạ ơn em .. tạ ơn em
Ơn Nghĩa Sinh Thành
Dương Thiệu Tước
Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Em ơi hãy nhớ năm xưa
Những ngày còn thơ
Công ai nuôi dưỡng.
Công đức sinh thành
Người hỡi đừng quên
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
Trong nguồn chảy ra.
Người ơi, làm người ở trên đời
Nhớ công người sinh dưỡng
Đó mới là hiền nhân.
Vì đâu, anh nên người tài ba
Hãy nhớ công sinh thành
Vì ai, mà có ta?
Uống nước nhớ nguồn
Làm con phải hiếu
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước
Trong nguồn chảy ra...
Ơn Thầy
(học trò)
Đêm khuya thầy chưa ngủ
Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn.
Ơn tình thầy bao la
Bát ngát như rừng hoa
Vì đàn em thân yêu
Vì đàn em thân yêụ
Nghe tiếng thầy còn vang
Nghe giọng nói nghiêm trang
Mà sao lời êm ái
Cao cao vượt núi ngàn.
Ơn tình thầy hôm nay
Em gắng công học chăm
Để đền bao công ơn
Công ơn thầy thầy ơi.
MTP
One More Try
Ngoại Quốc (English)
Từ lúc chúng ta đôi lứa chia đôi đường.
Đã thấy xót xa len lén vào hồn.
Như dáng em đang héo hon sầu.
Nhớ mắt môi em, nhớ nụ cười.
Ngày ấy cớ sao ta mãi giận hờn.
Lúc cách xa cho nhớ nhung hoài.
Vòng tay ấy, từ rất lâu hơi ấm trong mong chờ.
Nụ hôn ấy, từ rất lâu khao khát trên môi hồng.
Trong đêm đen thanh vắng, giữa trời nhớ người.
Em yêu ơi! sao không đến bên ân tình này.
Từ lúc vắng em nên tiếng yêu xa dần.
Hạnh phúc đã bay theo gió khuất trời.
Đường phố tuyết thưa như nhớ thương người.
Niềm sống nhấp nhô chôn dấu tủi hờn.
Ngày ấy cớ sao ta mãi giận hờn.
Mỏi bóng anh đứng trông chờ.
Về đây hỡi! Người dấu yêu xin hãy nguôi dỗi hờn.
Về đây hỡi! Người dấu yêu anh nhớ em vô ngần.
Đôi tay anh mong muốn kéo ghì sát lòng.
Thương yêu ơi! Xin hãy đến thêm một lần thôi.
Ông Nỉnh, Ông Nang
Lê Thương
(phổ nhạc từ ca dao năm 1953 theo âm điệu Ngũ Cung Sol La Do Re Mi)
Ông Nỉnh ông Ninh
Ông ra đầu đình
Ông gặp ông Nảng ông Nang
Ông Nảng ông Nang
Ông ra đầu làng
Ông gặp ông Nỉnh ông Ninh
Nang Ninh đầu đình
Và Ninh Nang đầu làng
Và Nang Ninh đầu đình
Và Ninh Nang đầu làng
Cả Nang Ninh làng đình Nang Ninh
Cả Nang Ninh làng đình Nang Ninh làng đình Ninh
Tài liệu tham khảo:
1. Tập "Nhi Đồng Ca" của Lê Thương
2. "Đường Về Dân Ca", sách biên khảo của Phạm Duy
Biển Nhớ
Ông Nội Trợ
Lữ Liên
Nói:
Kính thưa quý-vị,
Ông nội-trợ của chúng tôi, từ ngày vâng lệnh song-thân để khoác áo cưới lên xe hoa về nhà vợ, ông ta đã hãnh-diện với bà con lối xóm là đã trao thân gửi phận cho một bà vợ tài-ba. Trong khi ông ta chỉ có cái tài là đảm-đang công việc tề-gia nội-trợ mà thôi. Nhưng rồi một ngày kia, bà vợ đã mang một cái bầu. Ông ta không thể thay thế bà vợ để làm những công việc của người đàn ông được. Cho nên trong gia đình thường xảy ra những chuyện lục-đục.
Và, kính thưa quý-vị,
Đây, bà vợ trách khéo ông chồng:
Ô chao răng mà chán chồng con gớm!
Hát:
Tôi chán chồng con, thật là tôi chán chồng con!
Ăn rồi lại ngủ biết còn nhờ chi!
Buồn thay cho đấng nam nhi,
Non sông hữu sự mong gì cậy trông!
Kiếp sau quyết chẳng lấy chồng!
Ông nói-trợ nói:
Sao bu mày cứ rầy la tôi hoài? Ở đời này có cái gì sướng bằng chữ nhàn nữa cơ chứ!
Ông nội-trợ ngâm:
Ai ơi! muốn thọ dài lâu,
Ăn nhiều ngủ kỹ không mau (mau) già người.
(Không mau già người, không mau già người.)
Sớm hôm vui sống thảnh-thơi,
Chẳng hơn cứ bịnh tả-tơi suốt đời!
Bu mày đừng có rầy tôi!
Rầy la làm chi, rầy la làm chi.
Bà vợ nói:
Không rầy không la không được!
Người ta nói phải có ăn phải có làm, anh ăn không ngồi rồi, ai mà chịu thấu!
Bà vợ hát:
Có ăn (có ăn) thì phải có làm!
Làm chưa hết việc đã toan ai ơi đi nằm!
Lại còn biện-thuyết chứ lăng-nhăng!
Ông nội-trợ hát:
Biện-thuyết lăng-nhăng?
Thằng tôi biện-thuyết lăng-nhăng?
Bu mày chỉ biết nói sằng nói xiên!
Tôi ngờ bu nó ra điên!
Bà vợ nói:
Anh nói tôi điên?
Anh nói tôi điên?
Anh làm những việc chi anh kể tôi nghe coi một chút coi!
Ông nội-trợ nói:
Ờ thì bu mày cứ thủng-thỉnh rồi tôi sẽ kể cho mà nghe.
Ông nội-trợ hát:
Một ngày hai bữa mà lo xong,
Chứ nhà còn bây giờ mà phải quét từ trong (trong) ra ngoài.
Giặt từ chậu áo mà rời tay
Quay vào mà nồi cám, luộc khoai (khoai) vớt bèo.
Suốt ngày mà vẫn còn kêu!
Mà vẫn còn kêu, suốt ngày mà vẫn còn kêu!
Xét ra mẹ đĩ nhiều điều hơn ai.
Này, đừng chê đây kẻ bất-tài!
Bà vợ nói:
Anh nói anh có tài?
Anh nói anh có tài?
Tài răng, anh ra anh đi làm việc ni việc khác để giúp đỡ vợ con, mà anh ở nhà anh ăn hại vợ con chi rứa hỉ?
Ông nội-trợ nói:
Tôi cũng muốn ra đi nhưng mà thấy bu mày đang bụng mang dạ chửa nên đi không có đành tâm.
Ông nội-trợ hát:
Tôi đi (tôi đi) nhà bắc nhà đông,
Bu mày bụng lớn gánh gồng làm sao ?
Tôi đi (tôi đi), ai kẻ tát ao ?
Vườn khoai, bãi sắn, ai đào ai vun ?
Lỡ khi bu nó đập chum,
Lấy ai tắm-táp bọc-đùm cho con ?
Rồi đây qua những tháng hàn,
Ai người săn-sóc lò than sớm chiều ?
Ai lo cơm lạt muối tiêu ?
Kể sao cho xiết bao nhiêu nỗi buồn!
Còn gì đâu xót cho hơn ?
Ấy ớ bu mày ơi!
Bà vợ nói:
Thôi được rồi anh đi đi!
Để em ở nhà, chừng mô mà em sôi bụng thì em vô nhà-thuơng Từ-Dũ, kệ em!
Ông nội-trợ nói:
Bu mày đã nói như vậy thì tôi cũng đành phải ra đị Nhưng tôi dặn bu mày khi nào tới ngày sinh nở thì ráng làm sao kiếm cho toi lấy một tí con trai, nghe không!
Ông nội-trợ hát:
Bu mày ơi!
Có mà (mà) đẻ tí (tí) con trai nhé!
Có mà (mà) đẻ tí (tí) con trai nhé!
Sau này nó lớn học tài làm nên, ấy nó lớn học tài làm nên.
Họ sinh con gái thời nhiều.
Sinh thằng cu-tí, sinh thằng cu-tí ấy nó được chiều (chiều) được cưng.
Tình tính tang, tang tính tình,
Bu mày rằng, bu mày ơi!
Rằng ráng tí (tí) con trai mà nó giống (giống) như tôi!
BU MÀY ƠI!
Bảo Trần
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |