|
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
|
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Tên tiếng Anh: ECONOMICS OF INTERNATIONAL INTEGRATION
Mã số môn học: INE301
Ngành đào tạo: Kinh tế Quốc tế; Trình độ đào tạo: Đại học
-
Thông tin chung về môn học
Loại môn học
|
Số tín chỉ: 03
| -
Đại cương
-
Khối ngành
-
Cơ sở ngành
-
Ngành
-
Chuyên ngành
| -
Lý thuyết:2
-
Thực hành/ Thảo luận: 0,5
-
Tiểu luận/ Bài tập: 0,5
|
2. Điều kiện tham gia môn học
Môn học trước
|
Kinh tế học quốc tế
|
Các yêu cầu khác
|
Sinh viên cần có kỹ năng anh văn chuyên ngành cơ bản để tiếp cận các thuật ngữ của môn học
|
3. Mô tả môn học
Môn học kinh tế học hội nhập quốc tế là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức ngành thuộc chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế. Môn học thảo luận hai chủ đề về thương mại quốc tế, nhấn mạnh xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra hiện nay. Chủ đề thứ nhất tập trung nghiên cứucác vấn đề cơ bản về hệ thống thương mại đa phương.Liên quan đến hệ thống thương mại đa phương với vai trò thiết lập hệ thống qui tắc cho các chính sách thương mại, môn học giới thiệu về WTO và phân tích một số nguyên tắc cơ bản của WTO qua các tình huống cụ thể, giới thiệu một số qui định cơ bản liên quan đến ba trụ cột chính trong các hiệp định của WTO là GATT, GATS và TRIPS. Chủ đề thứ hai đề cập đến các liên kết kinh tế khu vực trong mối liên quan đến hệ thống thương mại đa phương, nhấn mạnh đến các cấp độ liên kết khu vực, theo đó sẽ tập trung phân tích các tác động của các cấp độ liên kết theo các mô hình lý thuyết và các minh họa thực tế.
4. Tài liệu phục vụ môn học
Giáo trình hoặc tài liệu tham khảo chính
| -
Miroslav N. Jovanovic, Economics of international integration, NXB Edward Elgar, 2006
-
Bernard M Hoekman, Michel M Kostecki, The political economy of the world trading system, NXB Oxford, 2009
-
Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Công An Nhân Dân Hà Nội, 2012
(Các giáo trình hiện tại có thể được bộ môn cung cấp bằng file pdf)
|
Tài liệu tham khảo khác
| -
Robert Carbaugh , International economics, NXB Cengage learning, 2013
-
Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, Melittz, International economics- Theory and policy, NXB Perason, 2012
(Sinh viên có thể tiếp cận các giáo trình tại thư viện)
|
Các loại học liệu khác
|
http://europa.eu
http://www.unctad.org
http://www.worldbank.org
http://www.adb.org
http://www.wto.org
http://www.weforum.org
http://www.mutrap.org.vn
|
5. Mục tiêu môn học
Mục tiêu tổng quát
|
Mục tiêu cụ thể
|
G1. Sinh viên giải thích được các lý thuyết cơ bản liên quan đến hệ thống thương mại đa phương và hội nhập kinh tế khu vực
|
G1.1. Sinh viên nhận biết được khái niệm, giải thích được các chức năng và vai trò của hệ thông thương mại đa phương, giải thích được chức năng là thị trường trao đổi chính sách thương mại; nhận biết được các thách thức của hệ thống thương mại đa phương.
G1.2. Sinh viên nhận biết và giải thích về lịch sử hình thành, cấu trúc và cơ chế ra quyết định của WTO; giải thích được các nguyên tắc của WTO trên cơ sở lý thuyết về chức năng của hệ thống thương mại đa phương; giải thích cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; nhận biết các qui định cơ bản của WTO về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ; nhận biết mối liên hệ giữa WTO và các chủ thể phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác.
G1.3. Sinh viên nhận biết và giải thích được mối liên hệ giữa các hội nhập khu vực và hệ thống thương mại đa phương; phân biệt một số định nghĩa liên quan đến hội nhập; giải thích được các động lực thúc đẩy hội nhập; nhận biết được các liên kết tại các khu vực hiện nay.
G1.4. Sinh viên giải thíchđược các tác động của các cấp độ liên kết khu vực
|
G2. Sinh viên thực hành được các bài tập và thảo luận về các nội dung của môn học
|
Sinh viên áp dụng cơ sở lý thuyết vào giải quyết các bài tập
|
G3. Dựa trên các lý thuyết đã học, sinh viên phân tích được các vấn đề cơ bản liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế
|
Sinh viên tiến hành làm việc nhóm, cá nhân(thảo luận, thuyết trình, phân tích) các đề tài về hội nhập quốc tế được yêu cầu trong môn học
|
6. Kế hoạch giảng dạy chi tiết
Nội dung
|
Thời lượng
|
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG (MULTILATERAL TRADING SYSTEM)
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.2. Các xu thế phát triển
1.3. Khái niệm, chức năng và vai trò của hệ thống thương mại đa phương
1.4. Phân tích chức năng của hệ thống thương mại đa phương từ góc nhìn kinh tế học
1.5.Các thách thức của hệ thống thương mại đa phương
|
10 tiết
|
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
2.1. Giới thiệu về WTO
2.1.1. Khái quát lịch sử WTO
2.1.2. Cấu trúc của WTO
2.1.3. Cơ chế ra quyết định
2.2. WTO trong mối liên hệ với các chủ thể phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác
2.3. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của WTO và các tình huống minh họa
2.4. Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp và thi hành luật lệ
2.5. Giới thiệu một số qui định của WTO và các tình huống minh họa
|
10 tiết
|
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾKHU VỰC (REGIONAL INTEGRATION)
3.1. Cơ sở thực tiễn
3.2. Các làn sóng hội nhập khu vực
3.3. Hội nhập khu vực trong mối liên hệ với hệ thống thương mại đa phương
3.4. Một số định nghĩa
3.5. Các động lực thúc đẩy hội nhập khu vực
3.6. Các hình thức của hội nhập kinh tế khu vực
3.7. Các liên kết chủ yếu tại các khu vực hiện nay
|
10 tiết
|
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
4.1. Liên minh thuế quan (Customs Union) và khu vực thương mại tự do (FTA)
4.1.1. Phân tích các tác động
4.1.2. Các đối tác tối ưu của liên minh thuế quan
4.1.3. Một số lưu ý đối với FTA
4.2. Thị trường chung (Common market)
4.2.1. Tác động của sự di chuyển vốn
4.2.2. Tác động của sự di chuyển lao động
4.3. Liên minh kinh tế (Economic Union)
4.3.1. Hội nhập về tiền tệ (monetary integration)
4.3.2. Hội nhập về tài khóa (fiscal integration)
4.3.3. Chính sách công nghiệp (industrial policy)
4.3.4. Chính sách nông nghiệp (agricultural policy)
4.4. Minh họa thực tế
|
15 tiết
|
7. Phương thức đánh giá môn học
Thành phần đánh giá
|
Phương thức đánh giá
|
Tỷ lệ (%)
|
A1. Đánh giá quá trình
|
A1.1. Chuyên cần
|
5%
|
A1.2. Thảo luận nhóm
|
10%
|
A1.3. Bài tập
|
10%
|
A1.4. Kiểm tra viết
|
15%
|
A2. Đánh giá cuối kỳ
|
A2.1. Thi viết
|
60%
|
8. Các quy định chung cho môn học
Sinh viên cần phải chuyên cần tham dự các buổi học tại lớp
Sinh viên cần phải đọc tài liệu trước khi đến lớp
9. Bộ môn/ Khoa phụ trách môn học: Bộ môn Thương mại và Tài chính Quốc tế - Khoa Kinh tế Quốc tế
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |