18.1 Nội dung 1: Điều tra, khảo sát hiện trạng canh tác, xử lý sau thu hoạch và hệ thống phân phối đối với một số loại rau chính ở Đồng Nai.
18.1.1 Chuyên đề: Khảo sát hiện trạng canh tác, tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân bón và phân tích hiện trạng ô nhiễm đất trồng, nước tưới rau tại tỉnh Đồng Nai
+) Khảo sát hiện trạng canh tác, tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón trên rau ở tỉnh Đồng Nai
Điều tra ngẫu nhiên 90 phiếu tại các vùng sản xuất rau chính của tỉnh gồm 3 vùng sản xuất: TP Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ (30 phiếu/vùng).
Nội dung điều tra
- Thông tin chung về hộ sản xuất
- Chủng loại rau trồng: Rau ăn lá; rau ăn quả, rau thuỷ sinh, rau ăn củ và rau gia vị
- Diện tích của mỗi loại rau (ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn)
- Kỹ thuật bón phân cho rau: Phân hữu cơ, phân vô cơ loại phân sử dụng, thời điểm bón, liều lượng, cách bón
- Tình hình nước tưới và tưới nước: nước mặt (ao, hồ, sông, suối,…), nước ngầm, nước thải,…cách thức tưới nước
- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh:
+ Các loại sâu bệnh phổ biến, hiệu quả phòng trừ
+ Thời gian sử dụng thuốc, giai đoạn nào cần phun, số lần phun, liều lượng phun, thời điểm, thời gian cách ly (thuốc hóa học, sinh học)
+ Ghi nhận loại thuốc phòng trừ, đối tượng phòng trừ
+ Quan sát ghi nhận nơi để các vỏ thuốc, từ đó có thêm được thông tin về loại thuốc, tên hoạt chất, thuốc đã được sử dụng.
- Khảo sát đất đai: loại đất, độ dốc, độ dầy tầng canh tác, nguồn gốc sử dụng đất trước khi trồng rau
- Năng lực tiêu thụ rau: giá bán rau tại các thời điểm, hình thức bán, sản lượng khi bán.
Phương pháp điều tra
- Điều tra theo mẫu phiếu soạn sẵn
- Điều tra thông tin nông hộ theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) Phiếu điều tra được triển khai theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Thu thập thêm thông tin thông qua việc thảo luận với cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, hội nông dân, phòng kinh tế, người thu mua, người sản xuất
- Thu thập số liệu về khí hậu, thời tiết, đất đai, phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến năng suất trên địa bàn tỉnh.
- Khảo sát trực tiếp những hộ trồng rau nhằm thu thập thông tin từ nhà vườn, đồng thời tiếp cận các đại lý, các điểm cung cấp thuốc BVTV trong vùng để có thông tin thêm về lượng, loại thuốc tiêu thụ và thời điểm trong năm
- Thu thập thông tin chung: họ tên chủ hộ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ việc thu mua, tồn trữ, bảo quản hay vận chuyển sản phẩm.
- Điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực tế qua phiếu điều tra soạn sẵn bằng cách phỏng vấn người thu mua, vận chuyển, bán sỉ và lẻ
+) Phân tích hiện trạng ô nhiễm đất trồng, nước tưới rau tại tỉnh Đồng Nai
Mẫu thu thập đại diện cho vùng sản xuất thuộc TP Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ, mỗi vùng lấy 3 điểm đại diện trên hai đối tượng là đất và nước, tổng số mẫu thu thập là 18 mẫu (2 đối tượng (đất, nước) x 3 vùng x 3 điểm = 18 mẫu)
Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Mẫu đất:
Hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali trao đổi, hàm lượng mùn, pH H2O, CEC.
Kim loại nặng: Hàm lượng Arsen (As); Kẽm (Zn); Cadimi (Cd); Đồng (Cu); Chì (Pb)
+ Mẫu nước:
Kim loại nặng: Hàm lượng thuỷ ngân (Hg); Cadimi (Cd); Arsen (As); Chì (Pb)
Vi sinh vật: Samonella, Coliform, E coli.
Cách lấy mẫu
+ Đối với mẫu nước: lấy 05 lít nước/mẫu tại các điểm đại diện của vùng trồng rau mẫu được gửi đi phân tích tại các trung tâm phân tích có uy tín hoặc các nơi có điều kiện tương tự
+ Đối với mẫu đất: Lấy 05kg đất/mẫu tại các vườn trồng rau đại diện cho khu vực trên mỗi vườn, đất được lấy tại nhiều điểm ngẫu nhiên trên vườn từ tầng canh tác rau.
Nơi phân tích: Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc Trung tâm Phân tích Hóa sinh thuộc trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh hoặc nơi có điều kiện tương tự.
18.1.2 Chuyên đề: Khảo sát tình hình xử lý sau thu hoạch và hệ thống phân phối rau trên phương diện an toàn thực phẩm
Điều tra 40 phiếu ngẫu nhiên tại chợ tiêu thụ, thương lái và người tiêu dùng
+ Nội dung
Thu thập thông tin chung: họ tên chủ hộ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ việc thu mua, tồn trữ, bảo quản hay vận chuyển sản phẩm.
Thu hoạch: chỉ số thu hoạch, vệ sinh dụng cụ, có làm sạch và phân loại sản phẩm, nguồn nước và hóa chất sử dụng khi làm sạch và xử lý sản phẩm, dụng cụ.
Thu thập thông tin từ các cơ sở thu mua, đóng gói,
Hệ thống kênh tiêu thụ, phân phối, vận chuyển
An toàn lao động và vệ sinh, sức khỏe đối với người lao động, mức độ hiểu biết về kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng của sản xuất đối với môi trường
Phân tích vệ sinh an toàn thực phẩm 5 loại rau chính được tiêu thụ tại Đồng Nai, thu thập và phân tích mẫu rau được chia thành 2 đợt: Mùa mưa và mùa khô
Các loại rau được dự kiến thu thập tại 3 chợ tập trung khu đông dân cư ở tỉnh Đồng Nai bao gồm: Cải, đậu, cà rốt, dưa leo, cà chua
Tổng số mẫu thu thập 5 loại rau chính x 3 điểm thu thập x 2đợt = 30 mẫu
Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Vi sinh: Samonella, Coliform, E coli
+ Hàm lượng kim loại nặng: Arsen (As); chì (Pb), thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd)
+ Dư lượng Nitrat (NO3)
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: nhóm carbamat, cúc tổng hợp, lân hữu cơ
Cách lấy mẫu
Mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên khoảng 2kg mỗi loại mẫu 5 loại rau đại diện: Cải, đậu, cà rốt, dưa leo, cà chua được bày bán ở chợ để kiểm tra các chỉ tiêu trên.
+ Phương pháp
Điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực tế qua phiếu điều tra soạn sẵn bằng cách phỏng vấn người thu mua, vận chuyển, bán sỉ và lẻ …. Về các vấn đề xử lý và tồn trữ sau thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối,….so với tiêu chuẩn rau an toàn để đánh giá và đề ra các giải pháp thực hiện tiếp theo.
Nơi phân tích: Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc Trung tâm Phân tích Hóa sinh thuộc trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh hoặc nơi có điều kiện tương tự.
+ Số liệu được xử lý theo chương trình Excel để phân tích, đánh giá dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrate, kim loại nặng, nhiễm vi sinh, so sánh với tiêu chuẩn rau an toàn, đề ra các giải pháp khắc phục.
18.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với một số nhóm rau chính ở Đồng Nai
18.2.1 Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với một số nhóm rau chính ở Đồng Nai
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với nhóm rau ăn lá
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian xử lý 3 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý anolyte, nồng độ 20%
Xử lý anolyte, nồng độ 60%
Xử lý anolyte, nồng độ 80%
Xử lý anolyte, nồng độ 100%
Thí nghiệm được thực hiện trên 2loại rau cải (cải xanh, cải ngọt). Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những rau bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm, 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau được xử lý dung dịch anolyte trong thời gian 3 phút, sau đó cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với nhóm rau ăn quả
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian xử lý 6 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý anolyte, nồng độ 20%
Xử lý anolyte, nồng độ 60%
Xử lý anolyte, nồng độ 80%
Xử lý anolyte, nồng độ 100%
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn quả: dưa leo và đậu rau, quả được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau ăn quả cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau được xử lý dung dịch anolyte trong thời gian 6 phút. Mỗi nghiệm thức cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
18.2.2 Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ozone đối với một số nhóm rau chính ở Đồng Nai
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ozone đối với nhóm rau ăn lá
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian xử lý 3 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý ozone nồng độ 0,5ppm
Xử lý ozone nồng độ 1ppm
Xử lý ozone nồng độ 2ppm
Xử lý ozone nồng độ 3ppm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2loại rau cải (cải xanh, cải ngọt). Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những rau bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm, 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau được xử lý dung dịch ozone trong thời gian 3 phút, sau đó cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ozone đối với nhóm rau ăn quả
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian xử lý 3 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý ozone nồng độ 0,5ppm
Xử lý ozone nồng độ 1ppm
Xử lý ozone nồng độ 2ppm
Xử lý ozone nồng độ 3ppm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn quả: dưa leo và đậu rau, quả được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau ăn quả cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau được xử lý dung dịch ozone trong thời gian 6 phút, Mỗi nghiệm thức cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
18.2.3 Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đến an toàn thực phẩm của một số nhóm rau ở Đồng Nai
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đối với nhóm rau ăn lá
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 6 nghiệm thức với một số chất tiệt trùng, 4 lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Đối chứng không xử lý
Anolyte thời gian xử lý 3 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 3
O3 thời gian xử lý 3 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 4
KMnO4 nồng độ 1ppm trong thời gian 5 phút
Dung dịch axit ascorbic 0,1% trong 5 phút
Dung dịch muối NaCl 1% trong thời gian 5 phút
Thí nghiệm được thực hiện trên 2loại rau cải (cải xanh, cải ngọt). Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những rau bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm, 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau được cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đối với nhóm rau ăn quả
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 6 nghiệm thức với một số chất tiệt trùng, 4 lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Đối chứng không xử lý
Anolyte thời gian xử lý 6 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 3
O3 thời gian xử lý 6 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 4
KMnO4 nồng độ 1ppm trong thời gian 5 phút
Dung dịch axit boric 1% trong 5 phút
Dung dịch muối NaCl 1% trong thời gian 5 phút
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn quả: dưa leo và đậu rau, quả được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau ăn quả cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Mỗi nghiệm thức cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
18.3 Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp bảo quản nhằm kéo dài thời gian tồn trữ rau sau thu hoạch.
18.3.1 Chuyên đề: Nghiên cứu khả năng kéo dài thời gian bảo quản một số loại rau ăn quả ở nhiệt độ thường bằng chitosan
Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố trên 2 loại rau ăn quả (dưa leo, khổ qua) với 6 nghiệm thức ở các nồng độ (0,05; 0,1; 0,2; 0,3; 0,5% và không xử lý), bốn lần lặp lại. Rau được nhúng đều màng chitosan trên bề mặt. Để khô, bảo quản ở nhiệt độ thường.
Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Biến đổi độ chắc (kg/cm2), độ axit (%), độ Brix (%)
- Biến đổi hàm lượng vitamin C và đánh giá cảm quan sau thời gian bảo quản.
Xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC, so sánh bằng phép thử LSD
18.3.2 Chuyên đề: Nghiên cứu khả năng kéo dài thời gian bảo quản một số loại rau ăn lá ở nhiệt độ thấp bằng màng không ăn được
Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiêm, gồm 4 nghiệm thức là các loại màng bao, 4 lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm
Màng PE đục lỗ
Màng HDPE
Màng PP
Không bao gói (đối chứng)
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn lá (rau muống, rau cải xanh), mỗi thí nghiệm trên một loại rau, để rau trong điều kiện nhiệt độ trong ngăn rau tủ lạnh.
Rau được thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát ở độ chín thu hoạch, sơ chế loại bỏ lá già, cắt gốc, rau thu hoạch ngẫu nhiên tại ruộng theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm thu 3 mẫu, sau đó hỗn hợp mẫu lại cho ra một mẫu cho thí nghiệm, 1kg/mẫu/nghiệm thức/lần lặp.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
Xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC, so sánh bằng phép thử LSD
18.3.3 Chuyên đề: Nghiên cứu hiệu quả hạn chế nấm bệnh sau thu hoạch trên rau ăn củ từ chất chiết tỏi
Thí nghiệm bố trí được chia thành 2 lô
Lô 1: Đối chứng không xử lý
Lô 2: Xử lý bằng chất chiết từ củ tỏi nồng độ 10.000ppm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt), mỗi thí nghiệm trên một loại rau, để rau trong điều kiện nhiệt độ thường. 10kg rau củ/lô thí nghiệm, 4 lần lặp lại.
Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những củ bị tổn thương, hư hỏng, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm.
Tỏi được đập dập, giã nhỏ, chiết lấy nước cốt, pha với nước cất thành dung dịch có nồng độ 10.000ppm để tiến hành thí nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Biến đổi độ chắc (kg/cm2), độ axit (%), độ Brix (%)
- Biến đổi hàm lượng vitamin C và đánh giá cảm quan sau thời gian bảo quản.
Xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC, so sánh bằng phép thử LSD
18.4 Nội dung 4: Thực nghiệm kết quả ở quy mô nông hộ, tổng hợp quy trình và chuyển giao kỹ thuật
18.4.1 Thực nghiệm kết quả ở quy mô nông hộ, tổng hợp quy trình xử lý và bảo quản rau sau thu hoạch
Từ kết quả thực hiện các chuyên đề, ứng dụng kết quả ở quy mô nông hộ. Bao gồm các nội dung
-
Thực nghiệm kết quả xử lý anolyte trên một số nhóm rau ở Đồng Nai
-
Thực nghiệm kết quả xử lý ozone trên một số nhóm rau ở Đồng Nai
-
Thực nghiệm kết quả sử dụng màng bảo quản Chitosan trên rau ăn quả
-
Thực nghiệm kết quả sử dụng màng bao gói không ăn được trên rau ăn lá
-
Thực nghiệm kết quả hạn chế nấm bệnh trên rau ăn củ từ chất chiết tỏi
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các chuyên đề đã thực hiện, ứng dụng thực nghiệm kết quả chuyên đề với quy mô hộ dân, kết hợp tổng hợp từ tài liệu. Từ đó xây dựng quy trình tổng hợp xử lý sau thu hoạch đối với một số loại rau ở Đồng Nai nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Quy trình bao gồm:
- Biện pháp thu hoạch:
- Biện pháp xử lý rau sau thu hoạch.
- Biện pháp tồn trữ rau sau thu hoạch.
- Biện pháp đóng gói, vận chuyển
18.4.2 Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
Thực hiện tập huấn tại thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ
- Mục tiêu: Trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xử lý rau nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kéo dài thời gian tồn trữ rau
- Quy mô: tổ chức 3 buổi tập huấn, lớp học tổ chức trong ngày
- Nội dung: Các biện pháp xử lý rau an toàn và tồn trữ rau cho người sản xuất, thương lái và người tiêu dùng.
- Số lượng người tham gia: 40 người/lớp với tổng số người tham gia là 120 người
- Địa điểm: Khu vực tập trung dân cư, khu vực trồng rau
- Thành phần: Người sản xuất, người tiêu dùng, cán bộ địa phương, cán bộ tham gia dự án
- Phương pháp: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, kết quả nghiên cứu của đề tài các mẫu rau minh hoạ, tài liệu tập huấn được biên soạn và cung cấp. Thảo luận chung và giải đáp thắc mắc, tổng kết lớp học.
|