Thầy hỡi Thầy ! thơ ngây con dại,
Vì luân-hồi mãi mãi không hay,
Tưởng theo thới-thế quơ chài,
65- Nào hay trên nóc có Thầy cầm cân.
Thầy ôi Thầy ! muôn phần xin thứ,
Con nhìn Con, tội dữ tràn-trề,
Quá nghe đờn quỉ hóa mê,
66- Tham theo sắc tướng, quên nghe lời Thầy.
Kinh Thiệp-Khuyết dạy bày cặn kẻ,
Đạo Luân-thường gốc rễ Nhơn-sanh,
Nghĩa Nhơn, Trung Hiếu mối manh
67- Dạy cho khắng-khít giữ mình chớ sai.
Con nào nhớ những bài dạy ấy,
Bởi Ý Con bác cạy khéo khôn,
Ý con với TRÍ một phồn,
68- Ý sao, TRÍ vậy, LÝ tuôn trộn trà.
LÝ trộn vào liền sa Tả-Đạo,
Tả-đạo làm điên-đão thị-phi
Sang giàu hiếm kẻ tôn-ti,
69- Chỉ hưu làm ngựa, nói gì cũng xong.
Con dại dột theo vòng LÝ-TRÍ
Bởi ham mê ích-kỹ, tự cao,
Quên câu thế sự ảo-bào,
70- Đeo theo vật-chất, dồi dào Phàm thân.
Theo vật-chất kiếp trần đau khổ,
Mà cũng theo đến chỗ, đến nơi,
Dầu làm phong hóa tàn-tồi,
71- Miễn cho vinh mặt một hồi cũng ưng.
Ba sáu răng, đóng trăn cái lưởi,
Thầy biết Con tội bởi miệng mồm
Thấy ôi ! miệng khít như nơm
72- Cũng vì cái Ý chực hờm mở phanh.
LƯỞI biết chi rằng hành, rằng tỏi,
LƯỞI biết chi rằng giỏi, rằng khôn,
Cũng vì LÝ-TRÍ dập dồn,
73- Ý thêm bày biện, hại mòn cái THÂN.
Xác thân nầy vẫn cần với thế,
Lý-trí kia với ý vô hình,
May phần một lúc khoe vinh,
74- Chẳng may thì để thân hình chịu nhơ.
Thầy ôi Thầy ! Con khờ Con dại,
Biết làm sao trở lại Ngọc-kinh,
Trần-gian thiệt chốn bùn sình,
75- Trần-gian thiệt vốn hôi tanh trăm bề.
Chốn trần-gian khéo khoe náo nhiệt,
Hại THẦN-HỒN mài-miệt mẫn mê,
Bạc vàng, nhà cửa, ngựa xe,
76- Phấn giồi sắc lịch khuất che Linh-hồn.
Nay Con xét biết khôn đã muộn,
Biết muộn rồi thiệt uổng THÂN-DANH,
THÂN nầy vốn cũa TRỜI sanh,
77- TRỜI nào sanh KHỔ đặng hành phạt THÂN !
THÂN miễng cưỡng dọn chưng khoe khoét
Làm ra tuồng loè-loẹt hợm đời,
Hom lờ tay kẹt than ôi ! 78- Đạp gai gai lể kêu Trời cứu Thân.
Nghĩ biết thân, an-năng đã muộn,
Có xác người, đeo tướng lười-ươi,
Uổng đời, uổng kiếp đành rồi,
79- Hồi đầu chịu tội Cha Trời thứ dung.
Con chí nguyện sửa lòng thanh-tịnh,
Quyết về đường Chơn-Chánh bản sơ,
Tội xưa lỗi cũ Con chừa,
80- Trăm năm như nhán, dây dưa hại đời.
Đầu cúi lạy bày lời Sám-hối,
Xét Con rồi, Con hỏi lấy Con,
Nguyền rằng biển cạn, non mòn, 81- Chẳng còn đeo đuổi theo chưn Luân-hồi./-
Kính Sư-thúc,
Đây là Đệ-tử chép phẩm Kinh Thanh Tịnh Sám-hối đặng cho người học Đạo NƯƠNG THEO ĐÓ MÀ SỬA MÌNH CHO TRONG SẠCH Người học Đạo cần phải thuộc Kinh nầy cho nhuần, phòng gặp những lúc ĐỘNG-NGÔN-THỊ-THÍNH-HÀNH-TRỤ-TOẠ-NGOẠ coi có phạm nhằm một câu nào không ? Nếu biết có phạm thì TỨC KHẮC PHẢI SỬA MÌNH
KHI ĐÃ BIẾT PHẠM VÀ ĐÃ BIẾT SỬA RỒI THÌ TRONG GIỜ ẤY PHẢI ĐẾN NƠI THIÊN BÀN MÀ CẦU NGUYỆN XIN SÁM HỐI TỘI LỖI ẤY. NHƯ VẬY GỌI LÀ TỰ TÂM SÁM HỐI. Sám hối vụ cho mình tự biết lấy tội lỗi mình, VÌ MÌNH ĐÃ XÉT MÌNH RỒI, nên đến trước Thiên bàn mà đọc Sám-hối. Ấy là Tu vậy đó. Aáy là SỬA MÌNH vậy đó. Nếu lâu ngày mà mình tự xét, kiếm tội lỗi của mình, thấy càng ngày càng ít, ấy là mình đã gần TRONG SẠCH vậy. Mình đã được TRONG SẠCH, khi ấy TÂM TÁNH thiêng-liêng của Trởi ban phú mới có thể ứng vào cho mình mà hiệp nhứt với võ-trụ.
ĐÂY LÀ PHẨM KINH THỨ NHỨT dạy sơ lược mà thôi, CÒN PHẨM THỨ HAI NỮA để chỉ cho những vị nào Tâm-Tánh đã trong sạch rồi, nương lấy nó mà ĐỊNH-THẦN cho rõ CHƠN-THÂN, CHƠN-THỂ, CHƠN-HỒN của mình.
Kính Sư-Túc,
Kinh là một vật báu của Trời mở Đạo, dạy Đạo, từ Ngôi, từ Bực, từ Lớp. Đã có nhiều Kinh ra đời rồi, nhưng mà đời dùng nó đặng làm một món hàng để thủ lợi, chớ nào có trọng kinh sách chi đâu ! Đệ tử cúi đầu xin Sư Thúc hãy cẩn thận trong sự ban hành Kinh Sách, vì có một khóm con buôn, dùng nó làm một món hàng đắc, để bán buôn, hóa ra Đệ tử chép Kinh, Sư Thúc ban hành Kinh, mà lủ con buôn tu hành giả dối cứ việc ngồi thủ lợi, thì tội ấy về ai ?
Đệ-tử xin kiếu.
THỂ LIÊN TIÊN NỮ
-------------------------------------------
(Sao y quyển THANH TỊNH PHẨM – SÁM HỐI KINH Của Cựu Thiên Sư NGUYỄN HỮU PHÙNG (thời Nhị Tiểu) ấn hành năm 1939. Chế bản của Nhà in ÁNH SÁNG Mỹ Tho.)
——————
TUYẾT LÝ TẦM MAI DỊ
VÂN TRUNG KIẾN HỮU NAN
ĐẠO QUI BÁN CỬU SỐ
CÔ LIỄU THỬ TÂM TRÀNG
*
Mừng Chư vị, xin Chư vị bình thân.
Ngày nay dương trần mừng được có ngày Xuân. Dương trần biết mừng ngày Xuân, song dương trần chẳng biết ngày Xuân nầy bởi đâu mà ra, đặng mà mừng. Thương thay !! Dương trần chỉ biết sự mừng giây lát, mà quên cái thảm ngày ngày, kiếp kiếp.
Người dương trần ấy là ai ? Aáy cũng đều là người của Đức Chí Tôn, cũng đều là con của Đại Từ Phụ. Mà lạ thay, cũng đồng là người dương trần ấy, mà có người lại biết cái sự sống của mình bởi đâu mà có, cái sự mừng của mình ngày Xuân nầy, bởi đâu mà ra. Người nào nếu nhớ tưởng đến mà ra công tìm kiếm cái gốc của sự mình sống, của sự mình mừng, thì người Đời cho là Điên, vì chê rằng chẳng biết đua chen tranh lấn sự sống, sự mừng theo thói đời, đặng lưu truyền lại cho mình cái sự thảm khốc, bi ai đời đời, kiếp kiếp.
Bởi Dương trần có hai hạng người như thế, nên Đức Chí Tôn mở Đạo ngày nay, đặng phổ độ người Dương trần.
Ai có thật tâm muốn tìm cái gốc của sự mình sống, mình vui, mình mừng, thì theo về với Đạo. Còn ai mãng đua chen sự sống, sự mừng, sự vui của Đời,
đặng tranh giành cái ác nghiệp về sau, thì chịu lấy, dầu cho có mượn danh của Đức Chí Tôn cũng là vô ích.
Trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy, cũng có Tam Tiểu thời kỳ Phổ Độ ở trong, nghĩa là :
1- ĐỨC CHÍ TÔN lúc mới Khai Đạo, thì mở Đại lượng, Đại bi, đặng truyền rao sự Bác Ái, dầu cho ai, ĐỨC CHÍ TÔN cũng thâu dụng. Ấy là ĐỆ NHỨT TIỂU THỜI KỲ đó.
2- Ngay như bây giờ, NGƯỜI thâu dụng đã được nhiều rồi, nên NGƯỜI phải lọc lừa lại, đặng gạn bớt những kẻ nhờ danh Đạo mà còn phản đạo, lập ngoại giáo, phá Chơn lý, dầu bề trong, dầu bề ngoài, đều bị sa thải. Có sa thải mới lọc lừa được, mà sự sa thải ấy rất nên mầu-nhiệm, dầu cho ai cũng chẳng rõ thấu. Chớ tưởng khi Trời được, mà phải mắc lưới Trời.
Nhưng mà ĐỨC CHÍ TÔN cũng để cho đủ ngày giờ, cho những kẻ vì lòng vật-dục, lo bề ích kỹ, vì Tánh kiêu-ngạo, tính việc khoe khoang, vì tranh đua vật chất mà quên lo tu-dưỡng tinh-thần.
Những người ấy, cũng bời chẳng dằn được cái Tánh Tham, Sân, Si mà ra, nên cũng có kẻ rủi ro đã bị sa thải mà không hay, nên không chừa. Cũng có đứa đã biết, mà không chịu cãi-hoá. Bởi vậy, nên ĐỨC CHÍ TÔN phải để đủ ngày giờ đặng dạy bảo, chỉ vẽ những người ấy thêm cho cặn kẽ, kỹ lưỡng, đặng rõ mà theo về Chơn-lý. Ấy là sự công bình của Đạo. Ấy chánh là ĐỆ NHỊ TIỂU THỜI NGÀY NAY ĐÓ.
Trong thời kỳ nầy rất nên tranh giành rắc rối, muôn phần cay đắng cho người nào ra cầm mối Đạo cho được vững vàng.
Bởi rất công-bình, nên Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ, Đức Chí Tôn phải làm như vậy mà gạn đục, lóng trong, cho rõ lòng ai đã được Nhứt Tâm, đặng NGƯỜI đem qua ĐỆ TAM TIỀU THỜI KỲ.
Những người đã được gọi Nhứt-Tâm trong thời kỳ nầy, còn sẽ bị gạn lại trong Đệ Tam Tiểu Thời kỳ nữa. Cũng như những người đã được gọi Nhứt Tâm trong Đệ Nhứt Tiểu Thời Kỳ chớ tưởng rằng là chắc, mà phải còn bị gạn lại trong Đệ Nhị Tiểu Thời vậy.
Thương thay !! Lúc nầy có người đã gần chấm đậu hoặc là đã chấm đậu trong Đệ Nhị Tiểu Thời Kỳ rồi, cũng còn sẽ bị gạn lại đặng sa thải chẳng biết bao nhiêu.
Nói đến đây, Bần Đạo rất đau lòng. Thương thay !! Thương thay !!
Trong Đệ Nhứt Tiểu Thời Kỳ, Đức Chí Tôn hiệp cùng Tứ Thánh, định Khai Đạo và thâu dụng người làm đầu cho toàn vẹn, trọn đủ TÀI-ĐỨC, phòng qua Nhâm Thân, sẽ chuyển Đạo qua Đệ Nhị Tiểu thời kỳ, chẳng dè những người ấy thấy mình đã được thâu dụng, làm lớn rồi, lần lần canh cãi Thánh Ý, chẳng bao lâu lại dụng Phàm Tâm mà hành Đạo theo ý riêng.
Bởi vậy, nên Kỹ Tỵ (1) Đức Chí Tôn phải lập tức day cán bút, đặng gìn giữ mối Đạo cho được vững. Song Đức Chí Tôn cũng trông mong cho những người ấy hồi tâm. Mà thương thay !! Càng ngày càng lộng cả gan dám rước quỉ vào Tâm thêm hoài.
Vì vậy, nên Tân-Vì (2) Đức Chí Tôn phải Minh Chơn-Lý cho rõ phân Tà Chánh, trông cho nhơn tâm thức tĩnh, kẽo sa vào lưới quỉ không hay mà uổng công-trình.
Trãi Tân Vì, sang Nhâm Thân (3)qua Quí Dậu (4) chẳng phải không đủ ngày giờ, mà thương thay, chỉ thấy một ít số người biết ăn-năng, song những người hồi tâm trong thời kỳ nầy, đều kẻ nơi chót lưởi, người ngoài đầu môi đó thôi.
Cười thay cho những người đã gọi là trí-thức, mà quên hẳn cả gốc nguồn. Tội nầy sánh với tội những người ở thời kỳ trước, lại càng bội tam, bội tứ.
Ngọc-sắc đã phê rằng : MẬU DẦN SẼ LẬP TAM- TIỂU-THỜI KỲ CHO TRỌN TAM KỲ PHỔ-ĐỘ.
Tự ý nơi các vị Thiên phong, muốn giúp Trời hành Đạo đặng chuộc lỗi xưa hay là học Đạo nơi chót lưởi đầu môi, để cho Đức Chí Tôn còn sẽ phải chuyển Đạo nơi khác.
Bần Đạo lố một chút bí mật Thiên-cơ cho các Thiên phong biết, mặc ý các vị liệu định./-
---------------------
(1) : 1929 – (2) : 1931 – (3) : 1932 – (4) : 1933 - THĂNG -
---------------------------------------
Trích sao y bài in trong Chuyển Mê Khải Ngộ không số , trang 24 - 28. do Hội Thánh Minh Chơn Lý, Toà Thánh Trung Ương xuất bản lần I, năm Giáp Tuất ( 1934 ). Chế bản của nhà in KHÉO F. VAN.VOVAN Bến Tre..
Rất tiếc, các bài in trong quyển Chuyển mê Khải ngộ không số (còn gọi là số 10) đều không in xuất xứ Đàn cơ (Ngày giờ và địa điểm)
——————
Đặc biệt, bước sang Tam Tiểu Thời kỳ, Ngôi Chị có giáng bút hai bài do Ngài Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài (Ngọc Chơn Long) tiếp bút tại Làng Tân Lý Đông (Mỹ Tho). Chúng` tôi xin lượt trích ra đây để quí Chức sắc tiện tham khào và tu học. Nội dung bài thứ nhất, khuyên nhủ quí Chức sắc Định Tường. Nội dung bài thứ hai khuyên nhủ bà Huyền Chơn, ĐĐ Tam Tôn chấp bút ngày 27/1 Mậu Dần (1938) thì đến ngày 8/4 Mậu Dần (1938) có bài Thầy giáng bút xữ bà Huyền Chơn. Chúng tôi xin chép 2 bài nói trên ra đây như sau :
VÔ-VI HIỆP-THIÊN ĐÀI
Ngày 27 tháng giêng, năm 1938 ( 5 giờ Chiều)
THỂ sắc quang minh tại chí thành
LIÊN tòa thiên cỗ biểu thinh danh
TIÊN phàm do tại, mê – cùng tĩnh
NỮ hạnh toàn tùng, Đạo phát minh.
Bần Đạo chào Đạo Huynh, chào Chư Thiên Mạng. Bần Đạo vì lòng bác ái nên phải đến đây phân tỏ đôi lời cho Chư Thiên phong Nam, Nữ tự xét :
Nghe Bần Đạo cho thi đây mà hiểu lấy :
1.- ĐỜI CÙN TẬN TAM KỲ ĐẠO MỞ
Vì lòng Thầy chẳng nỡ bỏ qua
Đã rằng con có một Cha
Tâm đồng, ý hiệp mới hòa, mới nên
2.- Các Anh Lớn vì quên minh thệ
Trọng xác phàm chẳng kể Thiêng Liêng
Không tuân Đạo Luật chơn truyền
Làm cho đến đỗi , Thầy phiền chẳng vui
3.- Bần Đạo cũng nhiều khi khuyên nhủ
Anh chị sao nết cũ không chừa
Lưới Trời lộng lộng tuy thưa
Maõy lông không lọt, đảo lừa được sao !
4.- Bần Đạo thấy xiết bao than thở
Cúi Lạy Thầy rộng mở ơn mưa
Từ đây biết lỗi phải chừa
Hết lòng theo Đạo, nết xưa đừng làm
5.- Lời phân tỏ, Nữ Nam hai phái
Ráng ăn năn, suy xét lỗi lầm
Thì Thầy có chỗ chế châm
Bằng không Thầy giữ Luật cầm vô tư
6.- Kìa những kẻ nhàn cư bất thiện
Thừa dịp nầy kiếm chuyện gạt người
Em xin nhắn nhủ đôi lời
Muốn cho biết Đạo, biết Trời phải tuân./.
Xin Đạo huynh gởi ra Trung ương - THĂNG – -------------------------------------------------
[ Trích Đuốc Chơn Lý số 32, trang 52 do Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý, Toà Thánh Đinh Tường ấn hành lần thứ nhứt năm 1938]
—————————d&c—————————
VÔ-VI HIỆP-THIÊN ĐÀI
Ngày 8 tháng 4 Annam 1938 (6 giờ sáng)
THỂ sắc quang minh chiếu Thánh Tòa
LIÊN Đài nghe Lịnh, thiết rồi tha
TIÊN ban nhẹ gót, Thiên Đài giáng
NỮ hạnh HUYỀN CHƠN nghịch bất hòa.
Nầy Em, rán nghe lời Chị khuyên đây mà tự hối, nghe Em.
1.- Em chớ khá buông lời chống chỏi
E cho em khó khỏi Luật Thầy
Hàng Long giáng thế là đây
Sao em còn nghịch, Lịnh Thầy vậy em ?
2.- Lời Chị nói cho Em thức tĩnh
Nào phải nào phờ phỉnh ai đâu
Tại em chưa rõ đuôi đầu
Vậy nên Chị nhắc trước, sau em tường
3.- Toaø Thánh sửa Định Tường hai chữ
Là thưởng răn phân xử tỏ tường
Em đừng cậy sức cao cường
Mà em dạn nói, theo phường lã lơi
4.- Em phải biết khi Trời chẳng dễ
Luật Công bình đâu dễ bỏ qua
Em nghe theo lũ mỵ tà
Quến rù giành giựt, người ta theo mình
5.- Khuyên em khá ráng nhìn cho kỹ
Kể từ hồi Vô thỉ tới nay
Mấy năm đặng một hội nầy
Nếu em ngỗ nghịch, ắt Thầy khó dung
6.- Vì Chị thấy em không rõ thấu
Nên giáng đàn chỉ bảo em tường
Chớ khoe tài học văn chương
Lòng không Đạo đức, nghĩa phương chút nào
7.- Tu như vậy làm sao đắc quûa
E cho em phải đọa Luân hồi
Cạn lời Chị tỏ khúc nôi
Khuyên em ráng nhớ, bỏ trôi lụy mình
8.- Nhờ Đức Mẹ xin đình sắc chỉ
Đặng cho em suy nghĩ hồi tâm
Biết rằng Luật Đạo Thầy cầm
Sao em lại dám khi thầm vậy em ?
9.- Vì lòng Chị thương em khó nhọc
Mấy năm dư lo học, lo hành
Nay vì cơ Đạo biến sanh
Tại em chưa rõ, cãi canh nên lầm
10.- Chị xin Mẹ chế châm, đình đãi
Đặng tỏ lời quấy - phải em nghe
Em ôi ! khuyên ráng dặt dè
Phải coi, phải xét, mọi bề cho xong./-
- THĂNG –
-------------------------------------------------------
[Trích Đuốc Chơn Lý số 33, trang 33. Toà Thánh Định Tường ấn hành lần thứ nhứt Mùa Thu 1938.
Riêng bài Thầy xử Ba Huyền Chơn, quí vị muốn tham khảo xin xem Đuốc Chơn Lý số 33, trang 47 – 48.]
—————————d&c—————————
Ảnh :Mộ phần Bà VÕ THI CHỈNH (1892 – 1930 )
( Ngôi Chị -THỂ LIÊN TIÊN NỮ)
An táng tại ẤP AN THUẬN – Xã HOÀ BÌNH
Huyện CHỢ MỚI - Tỉnh AN GIANG
—————————d&c—————————
MỤC LỤC
TUYỂN TẬP THỂ LIÊN TIÊN NỮ
STT
|
TIÊU ĐỀ
|
TRANG
|
01
|
LỜI ĐẦU GIỚI THIỆU
|
041
|
02
|
LƯỢC SỬ BÀ VÕ-THỊ-CHỈNH (1892 - 08/02/âl 1930)
(THỂ LIÊN TIÊN NỮ – TUYẾT VÂN ĐẠO CÔ - NỮ PHƯỚC THẦN)
|
063
|
03
|
BÁCH LINH CƠÔ SÁM - THỂ LIÊN TIÊN NỮ
|
1141
|
04
|
BÀI KHỂ THỦ LỊCH TRẦN :
TÔI NAY VÕ TẬI, QUÊ Ở LONG XUYÊN Vì bước truân chuyên, theo về Rạch Giá
|
153
|
05
|
THÁNH CHIẾU : PHỤNG NGỌC HƯ CUNG PHÙ MẠNG TRUYỀN
Tiên Nữ Thể Liên, qui thính ngọc
|
174
|
06
|
NGỌC-LỊNH :
Phụng Ngọc Hư Cung Ngọc Lịnh, hứa gởi cho chức sắc Thiên phong: NAY MỪNG THẤY THỂ LIÊN TIÊN NỮ
Được gia phong đến bực Phước Thần
|
1186
|
07
|
BÁCH LINH CƠ SÁM
Đêm 23 tháng giêng năm Tân Vì (1931)
|
197
|
08
|
CAO-THIÊN ĐÀN (Rạch Giá)
Đêm 4 tháng 6 Nhuần Canh Ngũ (1930) MỪNG THẤY KỲ PHÙNG CHỊU NHẬP MÔN
Mừng cho lớn nhỏ hiệp vuông tròn
|
431
|
09
|
CAO-THIÊN ĐÀN RẠCH GIÁ
Ngày mồng 1 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
KINH KÍNH LẠY ĐỨC CHÍ-TÔN
|
452
|
10
|
CAO-THIÊN ĐÀN RẠCH GIÁ
Ngày mồng 1 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
KINH KÍNH LẠY ĐỨC DIÊU TRÌ
|
464
|
11
|
CAO-THIÊN ĐÀN RẠCH GIÁ
Ngày mồng 4 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
KINH KÍNH LẠY ĐỨC ĐẠO-TỔ LÃO QUÂN
|
485
|
12
|
CAO-THIÊN ĐÀN RẠCH GIÁ
Ngày mồng 4 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
KINH KÍNH LẠY ĐỨC PHẬT TỔ NHƯ-LAI
|
496
|
13
|
CAO-THIÊN ĐÀN RẠCH GIÁ
Ngày mồng 4 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
KINH KÍNH LẠY ĐỨC QUAN-ÂM
KIỀN THIỀN VỌNG BÁI LẠC GIÀ
|
47
|
14
|
CAO THIÊN ĐÀN RẠCH GIÁ
Ngày mồng 4 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
KINH KÍNH LẠY ĐỨC VĂN TUYÊNC QUAN-AÂM
KIEÀN THIEÀN VOÏNG BAÙI LAÏC GIAØ
|
5148
|
15
|
Ngày 15 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
THỂ TẤT TỪ BI NGUYỆN PHÁT TÂM
LIÊN ĐÀI NHỰT DẠ BÁI LÔI ÂM CAO THIÊN ĐÀN (KIÊN GIANG) Đêm 20 tháng 7 năm Canh Nguõ (1930)
NAÀY NĂM MƯÔØI CHÍN TRĂM BA
Giáng cơ để vận nôm na ít lời
|
5249
|
16
|
CAO THIÊN ĐÀN (KIÊN GIANG) Đêm 20 tháng 7 năm Canh Ngũ (1930)
NẦY NĂM MƯỜI CHÍN TRĂM BA
Giáng cơ để vận nôm na ít lờiKIÊN GIANG, (25 Sept. 1930)
Ñêm 23 – 24 tháng 7 năm Canh Nguõ
Quy Y chánh nghĩa về nương E đường lầm lạc, phải nương có người
|
534
|
17
|
KIÊN GIANG, (25 Sept. 1930)
Đêm 23 – 24 tháng 7 năm Canh Ngũ
Quy Y chánh nghĩa về nương E đường lầm lạc, phải nương có ngườiCAO THIÊN ĐÀN KIÊN GIANG
Đêm 28 tháng 7 Canh Ngủ (20/9/1930)
GIAÛI THUYEÁT ÑAÏO PHAÄT
|
57
58
|
18
|
CAO THIÊN ĐÀN KIÊN GIANG
Đêm 28 tháng 7 Canh Ngủ (20/9/1930)
GIẢI THUYẾT ĐẠO PHẬTCAO THIÊN ĐÀN (Kiên Giang)
Ngaøy 22 Septembre 1930
GIAÛI THUYEÁT ÑAÏO LAÕO
|
6264
|
19
|
CAO THIÊN ĐÀN (Kiên Giang)
Ngaøy 22 Septembre 1930
GIẢI THUYẾT ĐẠO LÃO
CAO THIÊN ĐÀN (Kiên Giang)
Đêm 7 tháng 1 Annam Tân Vì (1931)
GIAÛI THUYEÁT ÑAÏO NHO
|
679
|
20
|
CAO THIÊN ĐÀN (Kiên Giang)
Đêm 7 tháng 1 Annam Tân Vì (1931)
GIẢI THUYẾT ĐẠO NHONGAØY 17 THAÙNG 9 NAÊM TAÂN VÌ (1931)
THEÅ ñöùc nhö göông chieáu coûi Trôøi
LIEÂN chaàu naêm saéc raïng nôi nôi
|
7273
|
21
|
KINH KÍNH LẠY ĐỨC DA-TÔ GIÁO CHỦ
Ngày 24 tháng 2 năm Tân Vì (1931)
THỂ LÒNG TRỜI-ĐẤT ĐỨC SANH THÀNH
LIÊN BÚT VUI TRUYỀN ĐỦ KỆ KINHNGAØY 10-4-1932 D.LÒCH
TREÂN RÖÏC RÔÛ HÖÔNG ÑEØN SOI KHAÉP
Döôùi thieàn Taâm chænh laäp ban teà
|
764
|
22
|
Ngày 17 Tháng 9 Năm Tân Vì (1931)
THỂ đức như gương chiếu cỏi Trời
LIÊN chầu năm sắc rạng nơi nơi KIÊN GIANG, le 17 Octobre 1932 THAÄP THUÛ LIEÂN HUÔØN
|
776
|
23
|
Ngày 10-4-1932 D.lịch
TRÊN RỰC RỞ HƯƠNG ĐÈN SOI KHẮP
Dưới thiền Tâm chỉnh lập ban tềCAO-THIEÂN ÑAØN (KIEÂN GIANG)
Ñeâm 29 thaùng Tö naêm Quí Daäu (1933)
Heøn queâ phaän gaùi Ñaïo Tam Kyø
Kænh Phaät, thôø Trôøi goïi leã nghi
|
7880
|
24
|
KIÊN GIANG, le 17 Octobre 1932 THẬP THỦ LIÊN HUỜNTHAÙNH HUAÁN NGAØY 23/ 9 NAÊM QUÍ DAÄU (11/11/1933)
Ñieàu thöù 6 : Theå Lieân Tieân Nöõ ñaõ hieäp . . . .
|
8081
|
25
|
CAO-THIÊN ĐÀN (KIÊN GIANG)
Đêm 29 tháng Tư năm Quí Dậu (1933)
Hèn quê phận gái Đạo Tam Kỳ
Kỉnh Phật, thờ Trời gọi lễ nghiTAM THAÄP TAM THIEÂN
TRÔØI MÔÛ ÑAÏO DAÏY NGÖÔØI THOAÙT TUÏC
TRÔØI naøo cho ñoùng nguïc nhoát ngöôøi
|
841
|
26
26
|
THÁNH HUẤN
Ngày 23/ 9 năm Quí Dậu (11/11/1933) “ Điều thứ 6 : Thể Liên Tiên Nữ đã hiệp với HIEÄP-THIEÂN ÑAØI
Ñeâm moàng 7 raïng moàng 8 thaùng gieâng naêm Ñinh-Söûu
(Du 17 au 18 Fevrier 1937)
Naày Boán treû TUÙ, KIM, THAØNH, THOAÏI
Ñaõ bao phen Thaày goïi boán Con.
|
85
87
|
27
27
|
TAM THẬP TAM THIÊN
TRỜI MỞ ĐẠO DẠY NGƯỜI THOÁT TỤC
TRỜI nào cho đóng ngục nhốt ngườiSAÙM HOÁI KINH
(THANH-TÒNH PHAÅM)
MAÂY GIAÊNG KHUAÁT, KHIEÁN TRAÊNG MÔØ TOÛ
Maây ngôø traêng giaõm choã tinh-thaàn,
|
85
91
|
28
28
|
SÁM HỐI KINH
(THANH-TỊNH PHẨM)
MÂY GIĂNG KHUẤT, KHIẾN TRĂNG MỜ TỎ
Mây ngờ trăng giãm chỗ tinh-thần,
TUYEÁT LYÙ TAÀM MAI DÒ
VAÂN TRUNG KIEÁN HÖÕU NAN
ÑAÏO QUI BAÙN (1) CÖÛU SOÁ
COÂ LIEÃU THÖÛ TAÂM TRAØNG
|
92
105
|
2929
|
TUYẾT LÝ TẦM MAI DỊ
VÂN TRUNG KIẾN HỮU NANMUÏC LUÏC
|
110110
|
30
|
VÔ-VI HIỆP-THIÊN ĐÀI Ngày 27 tháng giêng, năm 1938 (5 giờ Chiều)
THỂ sắc quang minh tại chí thành
LIÊN tòa thiên cỗ biểu thinh danh
|
112
|
31
|
VÔ-VI HIỆP-THIÊN ĐÀI
Ngày 8 tháng 4 Annam 1938 (6 giờ sáng)
THỂ sắc quang minh chiếu Thánh Tòa
LIÊN Đài nghe Lịnh, thiết rồi tha…
|
114
|
32
|
MỤC LỤC
|
118-122
|
* *
CHỦ TRƯƠNG
HỘI THÁNH CAO-ĐÀI CHƠN-LÝ
THỰC HIỆN
Giáo sư – Quyền Trung Thiên Sư NGỌC-THÀNH-THANH
ĐỐI CHIẾU VÀ SỬA BẢN IN
Trung Thiên Sư TRUNG-CẦM-SƯ
Quyền Bắc Thiên Sư THÁI-ĐIỀN-THANH
Thực hiện xong và nộp bản lưu tại Tàng thư Hiệp Thiên Đài
Tháng 11 năm Mậu Tý (2008).
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |