——————
CAO-THIÊN ĐÀN (KIÊN GIANG) (1)
Đêm 29 tháng Tư năm Quí Dậu (1933)
*
(Tường Khánh chấp bút.)
THỂ DƯỜNG MẠCH NƯỚC, ĐẠO DƯỜNG TRĂNG
LIÊN LẠC ÁNH BA CHIẾU MỘT VỪNG
TIÊN QUẾ XANH UM, HƠI BÁT NGÁT
NỮ BAN KHUYÊN RÁNG CHUỘNG TINH-THẦN.
Bần Đạo mừng Chư chức sắc Nam-Nữ lưỡng phái. Bần Đạo mừng cho Nữ phái đã được xướng danh rỡ mặt. Nghe thi :
Hèn quê phận gái Đạo Tam Kỳ
Kỉnh Phật, thờ Trời gọi lễ nghi
Tánh hạnh gắng ghi câu Tứ-đức
Tinh-thần nương cậy cửa Tam-qui
Sương giăng trước mắt tuồng danh lợi
Gió thổi ngoài tai, tiếng thị-phi
Thế tục khen chê tình thế tục
Một lòng xu hướng cảnh Từ-bi.
Chư Thiên phong Nam-Nữ nghe bần đạo căn dặn : Khi Đức Mẹ giáng Đàn thì Nam Thiên phong làm lễ tiếp rước, rồi lập ban ra hai bên, để cho Nữ Thiên phong hầu nghe Mẹ dạy . . . . . .
----------------------------------
(1) Trích sao y bài in trong Chuyển Mê Khải Ngộ số 8, trang 31. Bản in do Hội Thánh Minh Chơn Lý, Toà Thánh Trung Ương xuất bản năm Quí Dậu (1933). Chế bản của nhà in Đức Lưu Phương Saigon./-
——————
THÁNH HUẤN
NGÀY 23/ 9 NĂM QUÍ DẬU (11/11/1933)
“ Điều thứ 6 : Thể Liên Tiên Nữ đã hiệp với Nữ Phước Thần ở nơi Tuyết Vân Động, dưỡng Tánh, tu Tâm. BÁCH LINH CƠ SÁM THẦY GIAO CHO ĐẠI ĐẠO BAN HÀNH. Ai có lòng tín ngưỡng, dùng tại gia cũng được. Vì Nữ Phước Thần không còn canh phòng Linh Sám nơi Hiệp Thiên Đài nữa, nên Thầy cho phép giao Chơn dung Nữ Phước Thần cho Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài nhứt định./-
-------------------------------------------
[Trích y điều thứ 6 trong 21 qui Điều Kỹ luật in trong CMKN không số, trang 13. Do Hội Thánh Minh Chơn Lý Toà Thánh Trung Ương xuất bản lần thứ nhứt, Bính Tý niên, 1936]
——————
TAM THẬP TAM THIÊN
*
THỂ ĐẶNG HUYỀN CƠ CẬY TÁNH LINH
LIÊN ĐÀI VỮNG TRẢI BƯỚC TIỀN TRÌNH
TIÊN PHÀM TRỜI CHẴNG CHIA ĐÔI BỰC
NỮ NỮ, NAM NAM CŨNG ĐẠO SINH
*
1- TRỜI MỞ ĐẠO DẠY NGƯỜI THOÁT TỤC
TRỜI nào cho đóng ngục nhốt người
TRỜI cho Người tỉnh biết TRỜI
TRỜI cho người biết đặng người tìm phăng
2- TRỜI khuyên nhủ người tuân theo Đạo
TRỜI khuyên người rán tạo quả Nhơn
TRỜI khuyên Công quả chớ sờn
TRỜI khuyên phải nhớ Bốn Ân chớ sờn
3- TRỜI thường dạy nhớ TRỜI Độc nhứt
TRỜI khuyên người tuyệt dứt Phàm tâm
TRỜI khuyên ráng học, ráng làm
TRỜI khuyên người chớ tin xàm tưởng vơ 4- TRỜI thường dạy biết bờ, biết bến
TRỜI thường khuyên chớ mến bụi hồng
TRỜI khuyên một dạ, một lòng
TRỜI khuyên phải sợ Chí công Luật TRỜI
5- TRỜI sẳn có ngự nơi Tâm đó
TRỜI chẵng cho dứt bỏ Con TRỜI
Bỏ TRỜI là Tánh Phàm Đời
Bỏ TRỜI nên mới dể ngươi Cao Đài
6- TRỜI xem thấy chẵng sai phân tấc
TRỜI là Ngôi Độc Nhứt nơi Tâm
TRỜI khuyên người chớ tưởng lầm
TRỜI khuyên người chớ vọng Tâm vọng cầu
7 - TRỜI cứu khắp toàn Cầu Thế giái
TRỜI nào cho ai cải Lịnh TRỜI
Cãi TRỜI thì vướng lưới TRỜI
Cãi TRỜI phải chịu ĐỜI ĐỜI trầm luân
8- TRỜI đã phú Chơn Thần cho Trẻ
TRỜI nào đâu chia rẽ Ta-Người
TRỜI ban Linh Điển không hai
TRỜI cho có một, một Ngai, một Thần
9- TRỜI đã phú Điển ân cứu Trẻ
TRỜI thương người bê trể công trình
TRỜI thương, TRỜI dạy đinh ninh
TRỜI khuyên sống, thác cũng nhìn Chân thân
10- TRỜI chẳng tạo bánh Luân xa nọ
TRỜI đâu làm chổ trọ cho người
TRỜI Khuyên người phải giúp TRỜI
TRỜI đâu có biểu Ta-Người xa nhau
11- TRỜI thường nhắc Năm Châu vốn Một
TRỜI thường khuyên, thương ruột thịt người
TRỜI rằng người đó là TRỜI
TRỜI khuyên chớ tưởng xa vời cách sông
12- TRỜI đã sắm Chủ Ông săn sóc
TRỜI thường khuyên phải đọc Kinh TRỜI
TRỜI thương, Trời dạy ráo lời
TRỜI khuyên người chớ đành rời rạt Cha
13- TRỜI vốn Một thì Ta cũng Một
TRỜI có đâu miệng thốt sai lời
TRỜI cho xuống kiếp, giúp Trời
TRỜI rằng trọn thảo Đời Đời an vui
14- TRỜI để mắt xét Đời chẵng lọt
TRỜI có đâu sơ sót phân hào
TRỜI tuy vọi vọi rằng cao
TRỜI thương săn sóc trước sau chẵng rời
15- TRỜI ngự tại một Ngôi trong sạch
TRỜI có đâu xa cách mà lầm
TRỜI khuyên Nhứt Đức, Nhứt Tâm
TRỜI soi chẵng khác trăng rằm đêm khuya
16- TRỜI răn chớ lòng chia phe đảng
TRỜI chỉ cho chổ sáng là Trời
TRỜI nêu Đuốc Huệ rạng ngời
TRỜI nêu Đuốc Huệ, nơi nơi phải nhìn
17- TRỜI thương khắp thương sinh lạc bước
TRỜI mới ban Ngọn Đuốc Lý Chơn
TRỜI thương chỉ vạch nẽo trơn
TRỜI khuyên chớ lóng giọng đờn quỉ ma
18- TRỜI đã dạy Người-Ta phải hiệp
TRỜI thường răn bỏ nghiệp đảo lừa
TRỜI khuyên nghiệp quấy phải chừa
TRỜI khuyên biết sớm, biết trưa, biết chiều
19- TRỜI khuyên biết bao nhiêu Lời Ngọc
TRỜI thường khuyên, phải đọc, phải tìm
TRỜI khuyên Trời dạy tất tim
TRỜI khuyên, Trời dạy Cổ Kim một lời
20- TRỜI dạy biết một Trời Chúa Tể
TRỜI khuyên người phải kể lời khuyên
TRỜI khuyên Tâm-Tánh phải bền
TRỜI rằng Tâm-Tánh là nền Chơn Tu
21- TRỜI đã nói Trí-Ngu phân biệt
TRỜI thương người chẵng biết biện phân
TRỜI khuyên, Trời dạy ân cần
TRỜI khuyên, tưởng đến Chơn Thân của người
22- TRỜI đã dạy nhiều lời vàng đá
TRỜI dứt khuyên bản ngã phải chừa
TRỜI khuyên chớ gọi sớm trưa
TRỜI khuyên chớ nuối kiếp Xưa quên Trời
23- TRỜI dạy đạo tuỳ thời biến việc
TRỜI chẵng cho mài miệt buổi trần
TRỜI tay cầm sẳn Luật cân
TRỜI khuyên chớ đợi ăn năng Đại Đồng
24- TRỜI khuyên nhớ Tổ Tông Công Đức
TRỜI đã khuyên nhựt-nhựt mỗi tân
TRỜI răn việc quấy thì đừng
TRỜI răn lưởi mối, miệng lằn chớ nê
25- TRỜI nào đếm câu thề vô dụng
TRỜI sanh người, Trời cũng biết Người
TRỜI khuyên người phải biết Trời
TRỜI khuyên người phải nhớ lời Trời khuyên
26- TRỜI sắm sẳn một Miền Bạch Ngọc
TRỜI dành cho người đọc Kinh Trời TRỜI đâu có dạ phụ người
TRỜI thương những Trẻ tơi bời lăng xăng
27- TRỜI thương Trẻ lựa lần than thở
TRỜI một lòng che chở Con Trời
TRỜI thương Con dại khắp nơi
TRỜI thương Con dại coi Trời như không
28- TRỜI thương Trẻ đứa rồng, đứa rắn
TRỜI thương cho lúc bẳng mực công
TRỜI thương Trời dạy tất lòng
TRỜI thương, Trời mở Lượng Hồng nhủ khuyên
29- TRỜI khuyên chớ đão điên tất dạ
TRỜI khuyên đừng xảo trá qua Trời
TRỜI khuyên chớ cậy già lời
TRỜI khuyên Trời chỉ phải nơi mà về
30- TRỜI trông Trẻ ngày kề Bạch Ngọc
TRỜI mới ban hồng phúc Tam Kỳ
TRỜI khuyên chớ lộn thau-chì
TRỜI khuyên nhìn chổ Trời qui mà về
31- TRỜI đã nói Tiểu Nhi Tạo-hoá
TRỜI nào cho Đạo Tả Môn Bàn
TRỜI thương, Trời dạy, Trời than
TRỜI thương càng lắm, người càng ngổ ngan
32- TRỜI nay chỉ rỏ đàng cội gốc
TRỜI khuyên người, thận độc Chân thân
TRỜI ban mỗi Trẻ đủ Thần
TRỜI cho biết cội, biết căn mà nhìn
33- TRỜI đã chỉ Ngoc-Kinh là “ĐÓ”
TRỜI cũng khuyên biết có, biết không
TRỜI khuyên sống tháct một lòng
TRỜI khuyên phải nhớ Chí Công là TRỜI ./-
-------------------------------------
[Trích Kinh Trung-Thiên 1936, trang 10 – 15. Do Ngọc Hoàng Đại Đế Hội Giáo, Trung-Ương Thánh Tòa (Định-Tường) xuất bản lần thứ nhứt năm Bính Tý (1936). Chế bản của Nhà in Khương-Nguyên Mytho]
——————
HIỆP-THIÊN ĐÀI
Đêm mồng 7 rạng mồng 8 tháng giêng
năm Đinh-Sửu (Du 17 au 18 Fevrier 1937)
*
THỂ BÁU TRỜI XƯA ĐÃ PHÚ GIAO
LIÊN ĐÀN TIÊN THÁNH RƯỚC NGÔI CAO
TIÊN BAN PHẬT THÁNH ĐỒNG DÂNG THỌ
NỮ PHỤNG CHUYỀN ĐAM NGỌC-SẮC TRAO
Bần Đạo xin chào BỬU AN-THIÊN, SƯ THÚC, Chư Thiên-mạng lưỡng phái.
Nầy Bốn trẻ TÚ, KIM, THÀNH, THOẠI
Đã bao phen Thầy gọi bốn Con.
. . . . . . . . . . . . . . .
----------------------------------------------
(Trích Đạo tràng Hiệp Thiên Đài, trang 1. Bản in do Ngọc-Hòang Đại Đế Hội giáo, Trung-Ương Thánh Toà Định Tường xuất bảnlần thứ nhứt , ban hành tháng giêng năm Đinh Sửu (1937)./-
KINH SAÙM HOÁI
THANH TÒNH PHAÅM
SAÙM HOÁI KINH
KINH SÁM HỐI
SÁM : Nghĩa là xét mình, xét những tội lỗi của mình đã phạm tự bấy nay.
HỐI : Nghĩa là ăn-năng cãi-hoá, xin cầu nguyện từ nầy nhẫn sau không tái phạm như thế nữa.
Kinh nầy đã cho ra từ năm Nhâm-Thân (1932), song khi ấy tôi không thể in ra cho nỗi, kịp đến lúc tôi làm Chủ Bút Tờ Đuốc Chơn-Lý, cũng muốn đam ra ấn hành vào tờ ấy, đặng công dụng cho Nhơn sanh thức-tĩnh, biết noi theo Chánh-giáo, mà xét mình trong những lúc Định-Tâm hoặc là dùng nó mà đọc trong những giờ ban khuya thanh vắng, lặng lẽ mà suy gẩm từ câu, từ chữ, phòng nhờ lấy nó làm cây gậy dò đường cho mình biết tội lỗi mà chừa, hay là làm cây Đuốc Huệ rọi đường cho thấy tỏ nẽo Chơn-Chánh mà đi. Tiếc thay, lúc ấy lại vì nhiều duyên cớ khiến cho chậm trễ, vì vậy mà kinh nầy chưa ra đời.
Nay nhơn lúc rảnh, lục soạn những Thánh-ngôn Cơ-bút tự xưa nay, đặng sắp lại cho có thứ lớp, thấy bài kinh nầy hỡi còn nằm trong một tập giấy xưa, trong lòng ngùi-ngùi cãm động, nên chép lại nguyên văn gởi cho anh em, ai là người đồng-chí, coi lấy mà dọn mình cho trong sạch, tưởng cũng là một điều bổ ích vậy.
NHÀ CHUNG, 10 JUIN 1939.
(23 tháng Tư Annam Kỹ Mão)
Thoại-Hà NGUYỄN-HỮU-PHÙNG
Rạch giá Ngày // tháng // năm 1932
KINH SÁM HỐI
THỂ PHÁCH TINH ANH THẬT BÁU TRỜI
LIÊN CUNG UNG ĐÚC TƯỢNG ĐÔI ĐÔI
TIÊN THIÊN KHÍ HOÁ TRONG TRONG TRẮNG
NỮ VỊ NAM BANG GỐC MỘT NGÔI
Kính chào Sư Thúc,
Đệ tử vưng Lịnh Diêu-Trì-Cung đam ban Kinh Sám-hối cho Nhơn-sanh, để phòng ngày sau có người muốn bước chân vào con đường Chơn Lý thì hãy nương theo đây mà tu-tĩnh đặng dọn lấy mình cho trong sạch. Đã dọn mình trong sạch rồi thì mới biết Tu-Tâm, Dưỡng-Tánh rồi thì mới hiễu Chơn-Thân, Chơn-Thần của mình là món gì, bởi đâu mà có có ra đặng làm gì ?. Nếu ai biết rằng, mình nầy, xác nầy phải nhờ có Chơn-thân, Chơn-thần nên mới gọi là Chơn-thể, thì hãy noi theo Kinh nầy, đặng xét mình đặng Định lấy Chơn-tâm, Chơn-tâm đã Định rồi thì Chơn-thân, Chơn-thần, Chơn-thể mới gọi là TRONG SẠCH, khi ấy Chơn-hồn mới có. Khi Chơn-hồn đã có ứng vào Thân, Thần, Thể rồi, khi ấy gọi là CHƠN-NHƠN. Đến khi tới địa vị Chơn-nhơn rồi, còn cần phải giờ phút lo Định-tĩnh mà Tu-tĩnh lấy CHƠN-NGUƠN của mình cho thật hoàn-toàn, phòng đến ngày bước đến thềm Ngọc-Kinh khỏi bị Chư-Thiên, Chư-Thánh, Chư-Thần dòm xét, quở trách mà phải tháo lui.
KINH NẦY QUÍ TRỌNG DƯỜNG THẾ, XIN SƯ-THÚC HÃY TRÂN-TRỌNG VỀ SỰ BAN-HÀNH. NẾU PHẢI NGƯỜI THÌ SƯ-THÚC HÃY BAN RA, BẰNG CHẲNG PHẢI NGƯỜI MÀ SƯ-THÚC KHÔNG CẨN THẬN, THÌ SỰ BAN HÀNH ẤY LỖI VỀ PHẦN SƯ-THÚC.
Đệ tử xin Sư-Thúc an vị đặng chứng cho Đệ-tử chép Kinh trao cho Sư-Thúc.
Đệ tử xin chép THANH TỊNH PHẨM, SÁM HỐI KINH.
SÁM HỐI KINH
THANH-TỊNH PHẨM
MÂY GIĂNG KHUẤT, KHIẾN TRĂNG MỜ TỎ
Mây ngờ trăng giãm chỗ tinh-thần,
Mây rằng, mây phủ khắp từng,
1- Mà mây có biết Thần trăng thể nào ?
Thần trăng vốn ở cao Ngọc-Khuyết,
Thần bao giờ có thiệt, có hư,
Thiệt, hư là tại mây ngờ,
2- Mây ngờ mây mới tưởng mờ được trăng.
Lòng trăng vốn trong ngần vằng vặc
Mây dầu che qua mặt một hồi,
Mựa rằng chậu úp khôn soi,
3- Mãy thu đâu lọt mắt Trời như giăng.
Thầy Chúa-tể mấy từng cao Ngự,
Thầy nào sanh đứa dữ như Con,
Thầy sanh, Thầy phú đủ hồn,
4- Thầy sanh, Thầy dạy chẳng còn sót chi.
Nay Con tĩnh, biết suy, biết nghĩ,
Xác thân vì BA quỉ dỗ dành,
Thầy ôi ! Con dại đã đành,
5- Thầy ôi ! Con dại lạy trình tội xưa.
Con bị quỉ dối lừa gạt gẫm,
Dắt Con vào hố thẩm hang sâu,
Lạy Thầy Con dại van cầu,
6- Lạy Thầy Con dại chực chầu Chí-Tôn.
Con thú thiệt tội Con Thầy xét,
Lạy xin Thầy nhìn biết lấy Con,
Tội Con tội chất dường non,
7- Tội Con dường cát lấp vuông Hằng-hà.
Con dại dột bị BA quỉ giục,
Nên mắc vòng tham-độc hại mòn
Hại Con đến mất Linh-hồn
8- Hại Con THAM MUỐN chẳng còn sót chi.
THAM MUỐN được phân bì với thế
THAM MUỐN sao thân thể cho sang.
TỘI THAM con thiệt dẫy tràn
9- Tội THAM, Con vướng muôn vàn thứ THAM.
Miệng Con nói Con ham phước đức
Mà lòng THAM sẳn chực một bên,
Thầy ôi! Con thiệt yếu hèn,
10- Lòng THAM dại dột tập quen lâu rồi.
Tham cho đến tưởng Trời không thấy,
Tham cho cùng việc quấy nói hay,
Tham giành ruộng đất cò bay,
11- Tham giành tước lộc, khoe hay, khoe tài.
Nhỏ tham nhỏ, xây xài đừng thiếu,
Lớn càng tham đúng điệu mới vừa,
Tội tham rày tới Con chừa,
12- Lạy Thầy tha thứ, sớm trưa chầu Thầy.
Đầu cúi lạy xin bày tội GIẬN
Tội GIẬN nầy còn lấn tội tham,
Thầy ôi! Con lỡ nhúng chàm
13- Thầy ôi! Con mến cỏi Phàm nên mê.
Rày Con nhớ cảnh quê hương cũ
Nhờ ơn Thầy nhắc nhũ bấy lâu,
Dâng hương Con nguyện khấu đầu,
14- Con xin khai tội, trước sau nhờ Thầy.
TÁNH NÓNG NÃY chứa đầy tội GIẬN,
Hình như người chực sẳn chuyện gây,
Trong lòng buồn bực chẳng khuây,
15- Câu-mâu, lỗi phải, la rầy hanh hao.
Lòng bức rức chuyện nào cũng giận
Sớm cùng trưa chẳng thuận với ai,
Lỗi xưa tích cũ nhớ hoài,
16- Chặc lòng chẳng chịu nguôi-ngoai bao giờ.
Cưu giận cũ vẫn-vơ chặc chịa,
Lòng dặn lòng chẳng nghĩa nào quên,
Phải thời gặp dịp thì đền,
17- Mật thoa cửa miệng, gươm rèn đợi cơn.
Cũng có tánh hay hờn, hay mát,
Mà trong lòng ngướu nát như tương,
Thầy ôi! Con dại Thầy thương,
18- Tội hờn, tội GIẬN nhiều trường gớm ghê.
Thầy Đại-độ chở che Con dại,
Mến hồng trần Con phải tội mang,
Hồng trần thiệt chốn lửa than,
19- Vướng trần Con phải giận tràn đầy hông.
Biết sao kể cho cùng tội giận,
Trăm việc chi cũng giận, cũng hờn,
Tại Con tham-muốn phần hơn,
20- Tại Con tham-muốn mà trơn trợt hoài.
THAM thì thâm từ đây Con biết,
GIẬN hết Khôn, Con quyết xin chừa,
Thầy ôi! Con lạy xin thưa
21- Thưa rằng quỉ GIẬN nó lừa gạt Con.
Vì hờn giận, hết khôn, mất trí,
Hoá ngu si nên quỉ phỉnh phờ,
Vô-minh che ám trẻ thơ,
22- Lạy Thầy cứu trẻ đến bờ Giác-mê.
Ba quỉ độc nào dè đến thế,
Khiến cho con bê trể công-trình,
NGU SI nào tại Vô-minh,
23- NGU SI vì bởi không tin lời Thầy.
Đầu cúi lạy Cao-dày lượng cả,
Nới hồng ân hỹ xã tội con,
Con ngu, Con tưởng rằng Khôn,
24- Đã ngu lại dại còn chường đam khoe.
Con ngu dại quá mê sắc tướng,
Nên Con gieo nghiệp-chướng dẫy đầy,
Hết Khôn, hoá dại, hoá ngây,
25- Còn đam Lý-sự đặng gây bướng càng.
Mê sự lý chẳng tường Chơn-lý,
Nên đa mang lủ quỉ ngu si,
Quỉ ma kết lủ núi trì
26.- Lời ngay chẳng lọt cũng vì vọng tâm
Tâm tham vọng, gây ngầm tội lỗi
Quá kiêu căng quên cội kiển xưa,
Mưu mô kết lủ vầy bè
27.- Đặng khoe trí thức, có chê ngạo người
Lòng tập nhiễm theo đòi vật chất,
Nên hóa ra tâm thuật phàm phu,
Tưởng khôn mà thấy càng ngu,
28.- Có ngu mới thấm đứa mù quến ma.
Ngu cho đến cái Ta không biết,
Nhìn nó rằng cái Thiệt của mình
Mê lo cho nó trường sanh,
29- Tham cầu cho nó cao danh, lớn quyền.
Tham muốn được ăn trên ngồi trước,
Trăm việc tham lấn lướt hơn người
Lòng tham được việc thì cười,
30- Tham không vừa ý Đất Trời ngữa nghiêng
Con xét thiệt, con điên, con dại,
Bởi sân-si tham-ái nhiều đời,
Con rày nhìn tội Thầy ôi !
31- Lạy Thầy tha-thứ việc rồi cho con.
Nghiệp hay nói méo tròn quấy phải,
Xét tội nầy thiệt hại chẳng vừa,
Lạy Thầy trẻ dai cúi thưa,
32- Cũng vì căn kiếp lớp xưa di-truyền.
Miệng ăn nói việc hiền hóa dữ,
Hay đồ mưu sanh sự bớt thêm,
Gây cho ra việc thù hiềm,
33- Kế gian, chứng dối thúc kềm nhỏ to.
Tánh chim chuột ăn no bươi phá,
Việc của người vạch lá tìm sâu,
Dò la chấp nối mượn màu,
34- Trắng đen chớp sáng bắt cầu sang sông.
Miệng hiểm độc thêm lòng sâu sắc,
Miệng mở ra, mượn Phật dối Đời,
Bạn bè tin tưởng bằng lời,
35- Tin rồi mắc bẩy, kêu Trời khó kêu.
Kế KHẨU NGHIỆP nhiều điều gian quỉ,
Lo đánh lừa ích kỷ hại nhơn,
Trả vay, nhơn quả chi sờn,
36- Miễn cho phỉ dạ, nghĩa nhơn kể gì.
Miệng thường nói tham-si nghiệp báo,
Lòng cũng lo đừng tạo quả nhơn,
Thầy ôi ! độc lắm hóa lờn,
37- Bởi dây ma chướng nó đờn trong tim.
Con giốc Tu mới tìm Chơn-lý,
Lý vừa phăng thì quỉ phá tan,
Phá Con nghĩ nghị trăm đàng,
38- Bán nghi, bán tín cãi bàn ý riêng.
Ý bàn riêng, quỉ liền xuyên tạc,
Khiến cho con phải lạc đường Chơn,
Khiến Con hay giận hay hờn,
39- Khiến cho KHẨU NGHIỆP quên nhơn, quên nghì Con muốn chi phi-phi, thị-thị,
Mà thị phi rũ-rĩ bên tai,
Đường hư cũng biết lầm sai,
40- Song ai nói đến thì bàyi-bátc luôn.
Con cũng biết Trời non, Đất biển,
Nhờ ơn Thầy Đạo chuyển Kỳ Ba,
Thầy ôi ! Con dại thứ tha,
41- Bởi Con nghiệp chướng quá già lộn xây.
Thầy thương xót cả bầy con dại,
Cho chúng Con trở lại Ngọc-Kinh,
Bởi Con chuộng cái Vô-minh,
42. Bởi Con muôn việc ỷ mình rằng Khôn.
Hễ ý Khôn rốt dồn hóa dai,
Biết vậy rồi cũng lại tự-cao,
Tưởng rằng cuộc thế ảo-bào,
43- Nào hay mượn Đạo, Đạo nào có cho.
Đạo dạy cho phải lo hành Đạo,
Đạo nào cho mượn Đạo, tạo Danh,
Thầy ôi ! con quỉ Thất tình,
44- Vô-minh che khuất Tánh Lành của Con.
Thầy hởi Thầy, thương con khờ dại,
Con từ đây xét lại tội xưa,
Tội xưa, lỗi cũ Con chừa,
45- Dứt dây Tam-độc, mẹo lừa gạt Con.
Ý vô-minh, Đời dồn, kiếp chứa,
Giỏi tập rèn bảy đứa quỉ ma,
Thế thần, nưu kế ta-bà,
46- Tìm phương dắt chủ, cho ra khỏi đàng.
Ra khỏi đàng, mê mang cảnh sắc,
Nắm cương rồi, càng gắt dây cương,
Khớp vàm ngựa phải lạc đường,
47- Bôn ba, gạt vượn quên đường tự nhiên.
Đạo đâu bảo chia quyền lấn thế,
Đạo nào cho phân rẽ Ta-Người,
Vô-minh giục trẻ biếng lười
48- Biếng lười, nên quỉ mượn Trời gạt Con.
Đã gạt Con, lại còn tự phụ,
Khen Con đà thấu đủ huyền-cơ.
Khiến Con quên bến, quên bờ,
49- Quên nhơn-nghĩa trước, theo cơ-hội nầy.
Thầy hỡi Thầy! thơ ngay Con trẻ,
Vì Luân-hồi xiết kể ngàn muôn,
Quỉ khen được trớn đi luôn,
50- Cũng vì cái Ý tưởng Khôn hơn người.
Con nhìn Trời, nhớ Trời không xiết,
Ý níu trì mài miệt vô-minh
Bảy ma giờ khắc đón rình,
51- Xui Con lầm vấp tình hình chứa chan.
Giờ Định-tỉnh Con than thở phận,
Định Tâm-thần rõ trận giặc ma,
Ma nầy nào phải đâu xa,
52- Ma nầy bởi trẻ trộn pha vào mình.
Trộn vào mình rồi tin lại tưởng,
Tin tưởng nhiều xu-hướng càng sâu,
Ý kia, THÂN nọ một màu,
53- Lại thêm Tâm-vọng, trước sau nhuộm nhồi.
THÂN lầm vấp mấy đời nghiệp-chướng,
Cũng vì TÂM vọng-tưởng, vọng-cầu
Ý hay dối trá làm màu,
54- Làm màu Chơn thật vàng, thau ai tường.
Ý dạy tưởng nhiều phương gạt gẫm,
Ngày những đêm sẳn sắm mối manh,
Lừa cơn, phải dịp phui-phanh,
55- Sai THÂN, khiến MIỆNG sứa sanh nhịp nhàng.
Ý hại THÂN, muôn ngàn sự KHỔ,
TÂM-THẦN đều bị nó mà hư,
Khiến quên bờ bến Chơn-như,
56- Khiến nên tư-tưởng, tưởng-tư Phàm-trần.
Lúc Định-Tâm xét THÂN nhiều tội,
Nhiều tội vì chuộng Dối, bỏ Chơn,
Thầy ôi ! Con dại như muông,
57- Mà Con những tưởng Con khôn qua Thầy.
Thầy từng nói ơn Thầy như biển,
Xin thương Con lười biếng dại khờ,
Tu hành ngơ ngáo, ngáo ngơ,
58- Thả ra cuộc thế, dễ khờ hơn ai.
Quì lục dục nhiều bài độc ác,
Xui cho Con biếng nhác trăm bề
Nghe Kinh thì não, thì nề,
59- Nghe đờn thì triếu thì mê quên nhà.
Con đâu muốn lòng ma, miệng Phật,
Mà quỉ ma sẳn chực kề bên,
Hớ hinh liền bị nọc-tên,
60- Nọc tên thiệt độc ăn liền thấu tim.
Con lười biếng quên kềm lòng chặt.
Khiến vậy nên rước giặc vào nhà,
Lạy Thầy lượng cả thứ tha,
61- Con nguyền bỏ nết lơ-là mớ-mê.
Tội Con xét trăm bề tội lỗi,
Vì đua chen với cỏi nhãn-tiền,
Quên nơi cội gốc Thiêng-liêng,
62- Quên lời hứa nguyện ròng chuyên Đạo Thầy.
Mười lời nguyện gió bay cửa sổ,
Mười lời khuyên chẳng cố vào lòng,
Kệ Kinh dẫu đọc như không,
63- Ngoài tuy sốt-sắng mà trong bơ-thờ.
Tánh lười biếng chần chờ khó gỡ,
Mà làm tuồng tở-mở siêng-năng,
Buôn Trời, bán Phật thì hăng,
64- Xét mình sửa lỗi thiệt bần-thần thay.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |