UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
T RƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
C HƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: Sư phạm Ngữ văn
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn (Language Teacher Training)
Loại hình đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHQB ngày tháng năm
của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình)
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Ngữ văn thuộc khối ngành Sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học Ngữ văn và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về kiến thức
Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Ngữ văn và khoa học giáo dục. Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn học dân gian, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học Ngữ văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Văn hoá học...
1.2.2. Về kỹ năng
Có kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học Ngữ văn; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Sinh viên có năng lực tự chủ, tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ theo yêu cầu của bản thân và xã hội; có trách nhiệm đối với bản thân cũng như cộng đồng.
2. Chuẩn đầu ra
Sau khi hoàn thành xong chương trình, sinh viên ĐHSP Ngữ văn có khả năng: nghiên cứu khoa học chuyên ngành Văn học, Ngôn ngữ, không ngừng nâng cao kỹ năng sư phạm và trình độ chuyên môn để giảng dạy tốt môn Ngữ văn ở trường THPT và các cơ sở đào tạo khác tương đương; có khả năng sư phạm về trình bày và diễn đạt, tổ chức và làm việc theo nhóm hiệu quả; có hiểu biết về nhà trường, môi trường và xã hội. Có thể làm cán bộ theo dõi và quản lý chuyên môn cho Sở GD- ĐT, Phòng GD- ĐT và các cơ quan chuyên môn tương đương; hoặc làm công tác nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ tại các viện, các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội khác có nhu cầu sử dụng (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hoá, văn học, ngôn ngữ...)
Sử dụng được các công cụ bổ trợ (Tin học Trình độ B) và Ngoại ngữ (Tiếng Anh bậc 3 khung 6 bậc tương đương với B1) cho nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn.
3. Thời gian đào tạo: 4 năm
4. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 135 tín chỉ (chưa kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất)
5. Đối tượng tuyển sinh
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, được quy định tại Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư 57.
7. Thang điểm
Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, được quy định tại Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư 57.
8. Nội dung chương trình
8.1. Kiến thức chung 27 Tín chỉ
(Chưa kể phần kiến thức về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
TT
|
Tên học phần
|
Số TC
| -
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
|
5
| -
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
| -
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
3
| -
|
Pháp luật đại cương
|
2
| -
|
Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành
|
2
| -
|
Lịch sử văn minh thế giới
|
2
| -
|
Ngoại ngữ (chọn Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)
|
7
| -
|
Tin học
|
2
| -
|
Giáo dục thể chất (không tính)
|
4TC
| -
|
Giáo dục quốc phòng(không tính)
|
8TC
|
|
Tổng số tín chỉ toàn khối
|
25
|
8.2. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 31 Tín chỉ
-
|
Tâm lý học
|
3
| -
|
Giáo dục học
|
3
| -
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
2
| -
|
Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 1
|
3
| -
|
Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn 2
|
3
| -
|
Phát triển chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông
|
2
| -
|
Phát triển năng lực dạy học Ngữ văn
|
2
| -
|
Đánh giá trong dạy học Ngữ văn
|
2
| -
|
Thực hành dạy học
|
3
| -
|
Kiến tập sư phạm
|
2
| -
|
Thực tập sư phạm
|
6
|
|
Tổng số tín chỉ toàn khối
|
31
|
8.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 79 Tín chỉ
|
Học phần bắt buộc
|
64
|
|
Kiến thức cơ sở
|
8
| -
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
2
| -
|
Mỹ học đại cương
|
2
| -
|
Dẫn luận ngôn ngữ học
|
2
| -
|
Lược khảo về chữ Hán, chữ Nôm
|
2
|
|
Kiến thức chuyên ngành
|
56
| -
|
Nguyên lý lý luận văn học
|
2
| -
|
Tác phẩm văn học và thể loại văn học
|
2
| -
|
Tiến trình văn học
|
2
| -
|
Văn học dân gian Việt Nam
|
3
| -
|
Văn học Việt Nam Trung đại I (thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII)
|
3
| -
|
Văn học Việt Nam Trung đại II (từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX)
|
3
| -
|
Văn học Việt Nam hiện đại I (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930)
|
2
| -
|
Văn học Việt Nam hiện đại II (từ 1930 đến 1945)
|
3
| -
|
Văn học Việt Nam hiện đại III (từ 1945 đến 1975)
|
3
| -
|
Văn học Việt Nam hiện đại IV (từ 1975 đến nay)
|
2
| -
|
Văn học Trung Quốc
|
3
| -
|
Văn học Ấn Độ - Nhật Bản
|
3
| -
|
Văn học Nga
|
2
| -
|
Văn học phương Tây 1
|
3
| -
|
Văn học phương Tây 2
|
3
| -
|
Ngữ âm Tiếng Việt
|
2
| -
|
Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt
|
2
| -
|
Ngữ pháp tiếng Việt
|
3
| -
|
Văn bản tiếng Việt
|
2
| -
|
Phong cách học tiếng Việt
|
2
| -
|
Ngữ dụng học
|
2
| -
|
Văn bản Hán Nôm
|
3
| -
|
Thực tế chuyên môn
|
1
|
|
Tổng
|
64
|
|
Học phần tự chọn
|
27
| -
|
Ngữ pháp chức năng
|
2
| -
|
Từ Hán Việt với việc giảng dạy Ngữ văn ở THPT
|
2
| -
|
Văn học nước ngoài ở nhà trường THPT
|
2
| -
|
Tiếng Việt ở trường phổ thông
|
2
| -
|
Hoạt động giao tiếp và giao tiếp tiếng Việt
|
2
| -
|
Thi pháp học
|
2
| -
|
Thi pháp thơ Đường
|
2
| -
|
Thi pháp tiểu thuyết phương Tây
|
2
| -
|
Tiếp nhận văn học
|
2
| -
|
Đặc trưng truyện ngắn Anh Mỹ
|
2
| -
|
Khóa luận TN hoặc các học phần thay thế KLTN
|
7
|
|
Văn học VN và thế giới– những tác giả, tác phẩm tiêu biểu
|
4
|
|
Ngôn ngữ và văn chương
|
3
|
|
Tổng
|
27
|
|
Tổng số tín chỉ toàn khối
|
91
|
|
TỔNG SỐ TÍN CHỈ TOÀN KHÓA
|
135
|
|
Tổng số tín chỉ bắt buộc
|
120
|
|
Tổng số tín chỉ tự chọn (chọn 15/27 tín chỉ)
|
15
|
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |