1. Lời nói đầu (Introduction)
Bao gồm các nội dung sau:
1.1. Về tính cấp thiết của đề tài (Rationale)
Học viên phải làm rõ được trong đề cương:
- Lý do học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu này?
+ Đâu là tính vấn đề của đề tài ?
+ Đề tài có cần thiết phải nghiên cứu không?
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo?
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (Aims and Objectives)
- Mục đích của đề tài nghiên cứu là gì?
- Trên cơ sở đó nhiệm vụ đặt ra đối với luận án như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (Scope of study)
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là gì?
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là vấn đề nghiên cứu của đề tài (thường thể hiện trên tên gọi của đề tài, ví dụ:
Nghiên cứu X/Khảo sát Y
X/Y chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nghiên cứu phải phù hợp với vấn đề nghiên cứu và quy mô của một luận án thạc sỹ (không gian và thời gian)?
+ Phạm vi nghiên cứu phải nêu được các vấn đề cụ thể mà đề tài dự định khảo sát
+ Phạm vi nghiên cứu phải xác định các vấn đề có liên quan đến đề tài, nhưng tác giả quyết định không nghiên cứu, khảo sát những vấn đề này và quyết định đặt ra khỏi phạm vi nghiên cứu
1.4. Câu hỏi nghiên cứu (Research Questions)
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là câu hỏi về các vấn đề mà đề tài sẽ phải trả lời.
- Câu hỏi nghiên cứu phải liên quan, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Câu hỏi nghiên cứu phải có tính khả thi.
Lưu ý: Câu hỏi nghiên cứu sẽ định hướng loại hình nghiên cứu của đề tài như: miêu tả, so sánh, hành động, dự báo, thăm dò, giải thích và sử dụng thông tin định tính hay định lượng.
1.5. Định nghĩa thuật ngữ (Definition of Terms) (nếu có)
Định nghĩa thuật ngữ phải đảm bảo nội hàm và ngoại diên liên quan trực tiếp đến đối tượng và vấn đề nghiên cứu.
1.6. Tầm quan trọng/Ý nghĩa của việc nghiên cứu (Significance/Justification of the study)
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa và ích lợi và tạo ra khác biệt gì cho hiện tình nghiên cứu và đối tượng liên quan sẽ thụ hưởng kết quả (trong hoạt động nghiên cứu, lý luận và thực tiễn dạy học)
2. Cơ sở lý luận và Tổng quan nghiên cứu (Literature Review and Theoretical background)
2.1. Cơ sở lý luận (Theoretical Background)
Đề tài phải nêu được các khái niệm cần yếu có liên quan, trong đó phải nêu được định nghĩa tác nghiệp của đề tài (Working Definition) về đối tượng nghiên cứu, và xác lập một khung lý thuyết/miêu tả chọn lọc từ những lý luận/mô hình của các nghiên cứu liên quan
2.1. Tổng quan nghiên cứu (Literature Review)
- Học viên trình bày một cách tổng quát được những tài liệu học viên đã nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước và quốc tế.
- Học viên phải nêu được những vấn đề đã được giải quyết trong những tài liệu nêu trên đối với vấn đề nghiên cứu và những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo đối với câu hỏi nghiên cứu do học viên đặt ra
- Lưu ý: tổng quan tình hình nghiên cứu không phải là sự liệt kê tài liệu, các tài liệu nghiên cứu không phải chỉ là là giáo trình, sách giáo khoa.
- Tổng quan nghiên cứu phải nêu được bức tranh chung về lịch sử và hiện tình nghiên cứu, trong đó xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài đang nằm ở đâu.
3. Phương pháp nghiên cứu (Research Methods)
Học viên phải trình bày được:
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu (Methodology)
- Nêu cách tiếp cận định tính hay định lượng hay kết hợp cả hai và nêu loại hình nghiên cứu (miêu tả, thăm dò, giải thích ...)
- Phương pháp/thủ pháp (method) thu thập dữ liệu nào được sử dụng, tại sao.
- Trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu được sử dụng (lí do chọn phương pháp luận, phương pháp, kế hoạch (plan) nghiên cứu).
3.2. Đối tượng khảo sát/nghiệm thể (Selected subject/Informants: dùng cho phiếu điều tra, phỏng vấn) là đối tượng cung cấp thông tin điều tra, khảo sát
3.3. Xác định mẫu, cách chọn mẫu (Sampling)
+ Thế nào là một mẫu nghiên cứu của đề tài
+ Loại mẫu: ngẫu nhiên, hệ thống hay phân tầng
+ Kích cỡ mẫu/số lượng khách thể/đối tượng khảo sát (Sample size)/ Population): bao nhiêu mẫu/nghiệm thể ?
3.4. Thu thập dữ liệu (Data collection)
- Công cụ thu thập dữ liệu: phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, khảo nghiệm, các phần mềm (nếu có)
- Nguồn số liệu được sử dụng: lấy từ đâu? mức độ khả thi?
- Cách thức mã hóa dữ liệu (Coding): Nêu cách mã hóa dữ liệu (Coding Scheme) của chính tác giả hay sử dụng của tác giả khác
Lưu ý: Dữ liệu (Data) không phải là Tài liệu (Material for reference)
3.5. Xử lý/Phân tích dữ liệu (Data analysis)
Độ tin cậy/nhất quán và độ chính xác (Reliability and validity)
Phân tích độ tin cậy/nhất quán (Reliability) /độ chính xác (Validity) của việc thu thập và phân tích dữ liệu.
- Độ tin cậy/nhất quán: các thuật ngữ, khái niệm, thang đo sử dụng trong quá trình thực hiện và báo cáo luận án phải là cách hiểu nhất quán của chính tác giả và giữa tác giả và đối tượng cung cấp thông tin/nghiệm thể
- Độ chính xác: Cách hỏi, câu chữ của câu hỏi, cách quan sát phải nhằm đạt được thông tin chính xác về đối tượng miêu tả, nghiên cứu, tránh tình trạng đối tượng khảo sát/nghiệm thể hiểu sai và cung cấp thông tin sai lệch về đối tượng nghiên cứu/mẫu khảo sát
4. Điểm hạn chế của đề tài (Limitation of the study):
- Hạn chế của phương pháp sử dụng
- Hạn chế của kích cỡ của khối dữ liệu
- Hạn chế của cách chọn mẫu
- Hạn chế về những vấn đề chưa được giải quyết
- Hạn chế về qui mô nghiên cứu
5. Kết cấu của luận án (Organisation of the study): Học viên dự kiến kết cấu của luận án cho phù hợp với tên đề tài, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, gồm có những chương nào và nội dung sẽ trình bày trong chương.
6. Kế hoạch nghiên cứu (Timeline of the study)
Nêu tiến độ thực hiện đề tài gồm nội dung các công việc cần thực hiện và thời gian dự kiến hoàn thành
7. Tài liệu tham khảo (References)
Chỉ những tài liệu có tham khảo và trích dẫn trong đề cương mới được liệt kê ở mục này.
Những tác giả, công trình được trích dẫn và nêu ở các phần trước đó của đề cương như Tổng quan nghiên cứu, Cơ sở lý luận, Phương pháp nghiên cứu … phải được liệt kê trong mục Tài liệu tham khảo.
|