|
 Câu chuyện cuối năM
|
trang | 1/3 | Chuyển đổi dữ liệu | 30.10.2017 | Kích | 1.95 Mb. | | #249 |
|
CÂU CHUYỆN CUỐI NĂM
Trải qua bao cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
**********************************
Có người đã nói : Chúng ta sinh lầm thế kỷ - Đúng hay sai tùy theo suy nghĩ của mỗi người. Trên thực tế, chúng ta sinh vào thời loạn, thời binh lửa và người trai thời chiến tranh là làm tròn bổn phận : tòng quân bảo vệ Tổ Quốc, khi đất nước của mình bị một nước khác xâm lăng - Đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách ...
Mùa hè 1972, CSBV đã mỡ cuộc tấn công quy mô vào ba vi trí trên lãnh thổ VNCH : Vượt vỹ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Tri, mặt trận Cao Nguyên đánh vào tỉnh Kontum, vượt biên giới Việt-Miên đánh vào tỉnh Bình Long ... Sau khi Cộng quân được đẩy lùi từ ba mặt trận này, quân số của QLVNCH hao hụt nặng, Chính phủ ra sắc lệnh tổng động viên ... Thế cho nên tài nguyên sỹ quan năm 1972 có đến 12 khóa, không những thế, tính từ khóa 3/72 trở lên, mỗi khóa chia làm đôi - một nữa thụ huấn tại trường Bộ binh Thủ Đức và nữa kia thụ huấn tại trường Hạ Sỹ Quan Đồng Đế ... Dĩ nhiên, khóa 4/72 cũng vậy ... Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ đề cập đến khóa 4/72 Thủ Đức - khóa Kiên Trì - tên đặt cho khóa khi ra trường ... Tôi chỉ viết tổng quát, không đi vào chi tiết, cho nên ngày tháng và con số không chính xác, mục đích sẽ dẫn đến phần tổng kết của khóa trong vòng một năm qua - năm 2016 ... Bài này không phải là : sơ lược tiểu sử của khóa bởi vì HT Trần Nguyên Long và HT Đặng Xuân Thu đã làm việc này rồi ...
Khóa Kiên Trì gồm hầu hết những thanh niên đang học năm thứ nhất tại các trường Đại học toàn Quốc, sinh năm 1952, một ít sinh 1953 và 1954, ngoài ra còn số ít khác có số tuổi cao hơn ... Sau khi trình diện tại nơi cư ngụ, toàn bộ chuyển về Trung tâm 3 nhập ngũ, sau đó chuyển thẳng vào trường Bộ binh Thủ Đức khoảng cuối tháng bảy hay đầu tháng tám năm 1972. Tổng số lúc ban đầu trên một ngàn, sau đó có một số anh chuyển qua Hải quân, CTCT và VBQG. Sau khi gắn alpha, khoảng trên một trăm bạn chuyển qua không quân học lớp Phi hành, trong thời gian đi chiến dịch có vài ba anh hy sinh, cuối khóa có một số bạn ra trường sớm, đặc biệt có một Huynh trưởng bị thương trong lúc còn trong quân trường và được giải ngũ. Tổng số tốt nghiệp thiếu tá lỗ là 775. Khóa được huấn luyện chỉ có 6 tháng, chính thức ra trường vào ngày 27 tháng Một năm 1973, nhưng vì đi chiến dịch cho nên kéo dài mãi đến cuối tháng 5 năm 1973 mới ra lò. Tân Chuẩn úy được chia về các ngành : quân cụ, quân nhu, truyền tin, công binh, quân y, pháo binh, thiết giáp, không phi hành ... về hầu hết những đơn vị tác chiến : ND, TQLC, BĐQ, LĐ 81, Nha kỹ thuật, các SĐ BB : 1, 2, 3, 7, 9, 21, 22, 23 ... các Tiểu Khu và đặc biệt, một số eng chuyển qua ngành Cảnh Sát, nỡ liền một mai quá đã ... Chúng ta ăn cơm lính chưa đã thì rả ngũ, Huynh nào còn cầm cự đến 30 tháng Tư năm 1975 thì cũng chưa đầy 3 năm ... Thời gian ngắn ngủi như thế, không có thống kê nào để biết có bao nhiêu HT đã hy sinh ... Sau biến cố Tháng 4 năm 1975, anh em chạy tứ loạn, người may mắn rời quê vào thời điểm này, người không may mắn ở lại bị tù tội bị phân biệt kêu trời không thấu ... Sau khi tĩnh hồn, có một ít anh em vượt biên, có người đến được bờ tự do, có người nuôi cá ngoài biển khơi, cũng có người chết mất xác trên rừng ... mấy chục năm sau, một số đông vượt biên cùng vợ con bằng máy bay ... /.
Bốn năm gần đây, gôm lại có khoảng chưa đầy hai trăm, toàn là ông già trên 60, rõ ràng sau bốn mươi mấy năm, khóa Kiên Trì chỉ còn 1/5 ... Nhưng mà ông Trời cứ trêu ngươi, trong đám xuân xanh ấy, đâu có phải hoàn toàn khỏe mạnh chứ, trật duột hết trơn, hơn nữa đâu có ở chung giống như thời còn trong quân trường. Châu Úc hơn mươi anh; Châu Âu năm ba anh; Châu Mỹ thì khá chút nhưng mà ở tiểu bang này vài trự, tiểu bang kia dăm ba lão, tiểu bang nọ gần chục, không kể vài ba chàng ngự lâm đang ở Canada ... Việt Nam khá hơn, lẩn quẩn nơi Sai Gòn còn nhiều và có thể phê pháo hàng tuần, lâu lâu họp mặt tại Phan thiết, có bửa bay ra miền Trung, có hôm chạy xuống miền Tây, hôm thì hưởng tuần trăng mật trên Đalat ... Có những buổi họp mặt - năm ba anh, chín mười lão, có khi đến vài chục mạng, kể ra cũng vui vào cái tuổi tàn thu ... Eng mô còn sức dẽo dai thì ta chơi tour du lịch, không chừng có phòng nhì phòng ba ...
Từ ngày bác Đỗ Thanh Giang đi theo tổ tiên, chúng ta mất đi ông bạn già và mất luôn câu chuyện hàng tháng, cái vụ này thì phải do ban Điều Hành à nghe, mỗi tháng không thấy các Ngài " bố cáo " anh em thèm nè ... Cũng cần nhắc lại - Giang và Sơn là hai HT đã dày công gây dựng nên " cớ sự này " cho mãi đến ngày hôm nay ... Cuộc đời trất lất léo, thử hỏi : giang là sông, sơn là núi - hai thứ này hợp nhau thành Giang Sơn gấm vóc, là Tổ Quốc mà Tổ Tiên đã để lại, âu cũng là cái duyên của anh em Kiên Trì ...
Tết năm rồi, tức là đầu năm nay, bà con bên Nội chuẩn bị ăn tất niên, đùng một cái Nguyễn Phúc Hà bỏ cuộc chơi, anh em đành ngưng lo hậu sự cho bác ấy, tôi và Hà là bạn thân từ thời hai đứa rị mọ nơi quân trường, bạn ấy ra đi làm tôi chới với một thời gian, mất một lão chuyên quản cáo thuốc Nôm và cũng là sự mất mát đối với đại đội 22 nói riêng, toàn khóa nói chung ...
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |
|
|