3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
Nguyên nhân: Do nước ta có vùng núi, cao ngyên, đồng bằng
Đai – độ cao
|
Đặc điểm
khí hậu
|
Các loại
đất chính
|
Các hệ sinh thái chính
|
Ý nghĩa
kinh tế
|
Nhiệt đới gió mùa
(miền Bắc: 600-700m, miền Nam: 900-1000m)
|
Nhiệt đới, TB trên 250C, độ ẩm từ khô đến ẩm ướt
|
Phù sa,
pheralit
|
Các hệ sinh thái nhiệt đới: thường xanh, nữa rụng lá, nhiệt đới khô
|
Nông nghiệp nhiệt đới, rừng
|
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền bắc: 600,700-2600; miền nam: 900-2600m)
|
Mát mẻ, TB dước 250C
|
-Dưới 1700m: Pheralit có
Mùn.
- Trên 1700m: Đất mùn
|
- Cận nhiệt đới lá rộng, lá kim.
- Rừng phát triển kém. Xuất hiện rêu, địa I.
|
Cây CN, rau, dược liệu, rừng, du lịch.
|
Ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m)
|
Ôn đới TB <150C, mùa đông < 50C
|
Đất mùa thô
|
Ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam
|
Rừng, dược liệu, du lịch
|
4. Các miền địa lí tự nhiên
Tên miền
|
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
|
Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ
|
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
|
Phạm vi
|
Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng SH
|
Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã
|
Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.
|
Địa hình
|
- Chủ yếu là đồi núi thấp., hướng núi vòng cung, nhiều thung lũng sông lớn. đồng bằng mở rông.
- Địa hình bờ biển đa dạng
|
Cao nhất nước, đủ 3 đai cao, hướng tây bắc- đông nam nhiều sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng thu hẹp.
-Ven biển: Cồn cát, đầm phá, bãi tắm
|
Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên
Đồng bằng nam bộ thấp, phẳng và mở rộng
|
Khoáng sản
|
Giàu khoáng sản: than, sắt,…
|
Đất hiếm, sắt, crôm, titan, thiếc, Apatit, VLXD.
|
Dầu khí trữ lượng lớn, bôxit ở Tây Nguyên
|
Khí hậu
|
Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng mưa nhiều
|
Gió mùa đông bắc suy yếu và biến tình. BTB có gió phơn
|
Phân thành mùa mưa và mùa khô
|
Sông ngòi
|
Dày đặc chảy theo hướng TBĐN, vòng cung
|
Có độ dốc lớn, chảy theo hướng tây đông là chủ yếu
|
Sông ở NTB ngắn dốc
|
Sinh vật
|
Nhiệt đới và á nhiệt đới
|
Có đủ của 3 đai
|
Nhiệt đới, cận xích đạo
|
Thuận lợi
|
- Sự đa dạng về sinh vật, cây trồng, nguyên liệu cho công nghiệp.
- Phát triển KT biển
|
- Chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, nông- lâm kết hợp.
- Nhiều ngyên liệu cho công nghiệ.
- Phát triển KT biển
|
- Sinh vật đa dạng, phát triển nền nông nghiêp nhiệt đới.
- Nhiều nguyên liệu cho CN
|
Khó khăn
|
Thời tiết thất thường, sương muối, dong chảy không ổn định
|
Bão, lũ, trượt đất, hạn hán
|
Xói mòn ở vùng núi, ngập lụt ở ĐB, thiều nước vào mùa khô.
|
Bài 14 - SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng
- Vai trò của rừng:
+ Về kinh tế: cung cấp gỗ, làm dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái
+ Về môi trường: Chống xói mòn đất; tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt; điều hòa khí quyển...
- Thực trạng: Rừng của nước ta đang được phục hồi. Chất lượng rừng bị giảm sút: S rừng giàu giảm.
- Nguyên nhân: Chặt phá, mở rộng S nông nghiệp, chiến tranh, nạn du canh du cư,…
- Biện pháp bảo vệ rừng:
+ Rừng phòng hộ: Bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật.
+ Rừng sản xuất: duy trì diện tích, chất lượng, phát triển hoàn cảnh rừng và độ phí của đất.
b. Đa dạng sinh học
- Suy giảm đa dạng sinh học : Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao. Nhưng đang bị suy giảm.
- Nguyên nhân: do khai thác quá mức và ô nhiễn môi trường.
- Biên pháp bảo vệ
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động thực vật có nguy cơ bị tiệt chủng.
+ Qui định khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a. Hiện trạng sử dụng đất
-Sự suy giảm: Năm 2005: nước ta có 9,4triệu ha đất nông nghiệp (bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1ha). Nhưng đang bị suy giảm về S và chất lượng.
- Nguyên nhân: Do chuyển mục đích sử dụng, thoái hóa đất do sử dụng không khoa học, nước biển dâng,…
- Biện pháp bảo vệ:
+ Vùng đồi núi: Chống sói mòn, phát triển thủy lợi, ruộng bậc thang, cải tạo đất hoang đồi núi trọc, định canh địng cư.
+ Đất nông nghiệp: tăng cường quản lí, mở rộng diện tích, thâm canh, nâng cao hệ quả sử dụng đất; chống bạc màu, chống nhiễm phèn, mặn.
3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
TNguyên
|
Tình hình sử dụng
|
Các biện pháp bảo vệ
|
Nước
|
- Lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô, ô nhiễm nước.
- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng.
|
Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo cân bằng nguồn nước
|
Khoáng
sản
|
Có nhiều mỏ KS nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó quản lí
|
Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí
|
Du
lịch
|
Ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch làm cảnh quan du lịch dị suy thoái
|
Bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch
|
Khí hậu
|
Khí thải gây hiệu ứng nhà kính -> biến đổ khí khậu, lỗ thủng tầng odon,
|
Hạn chế các chất thải
|
Biển
|
Ô nhiễm biển, cạn kiệt tài nguyên biển
|
Các biện pháp chống ô nhiễm, khai thác có kế hoạch
|
BÀI 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Bảo vệ môi trường:
Có 2 vấn đề Môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: làm gia tăng bão lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu,…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường nước, không khí, Ô nhiễm đất.
* Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người.
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Loại
thiên tai
|
T gian
xẩy ra
|
Nơi hay xẩy ra
|
Hậu quả
|
Biện pháp phòng chống
|
Bão
|
Tháng
6-11
|
Bắc trung bộ
|
Gió mạnh, mưa lớn, sóng lớn, nước dâng,..
|
Dự báo, thông tin, phòng chống, củng cố công trình đê biển, trồng rừng,..
|
Ngập lụt
|
Mùa mưa
|
Các đồng bằng, hạ lưu các con sông
|
Ảnh hưởng đến sản xuất và SH
|
Đắp đê, XD hệ thống thoát nước, thoát lũ,…
|
Lũ quét
|
Mùa mưa
|
Lưu vực sông suối ở miền núi
|
Thiệt hại về người, phá hũy các công trình,
|
Dự báo, bảo vệ rừng đầu nguồn, quy hoạch khu dân cư hợp lí,..
|
Hạn hán
|
Mùa khô
|
- Miền Bắc: Các thung lũng khuất gió.
- Tây Nguyên, Nam bộ
|
Thiếu nước, cháy rừng
|
Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí
|
-Động đất
- Mưa đá
|
Mùa hè
|
- Tây Bắc
- Cục bộ
|
-Đổ vỡ các công trình
-Thiệt hại mùa màng
|
- Dự báo, XD các công trình đúng kĩ thuật.
- Dự báo, phòng trách
|
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Duy trì các hệ sinh thái, quá trình sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
- Đảm bảo sự giàu có về nguồn gen.
- Sử dụng hợp lí và bảo vệ TNTN.
- Kiểm soát, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường sống.
- Ổn định dân số.
Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
1.Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
a. Đông dân
- DS nước ta là 84156 nghìn người (năm 2006), ngoài ra còn khoảng 3,2 triệu người sống ở nước ngoài.
- Nguyên nhân : do bùng nổ dân số trong những năm giữa thế kỉ 20.
b. Nhiều thành phần dân tộc
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a. Dân số còn tăng nhanh: mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng nhanh nhưng có xu hướng giảm dần (Năm 2005 là 1,32%)
b. Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự biến đổi về cơ cấu nhóm tuổi.
- Nhóm tuổi từ 0 -14 giảm, nhóm tuổi từ 15 -59 và trên 6o tăng.
-Năm 2005 : độ tuổi 0 – 14 (27%) , độ tuổi từ 60 trở lên (9%).
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
a. Giữa ĐB với trung du, miền núi
Đồng bằng tập trung 75% dân số, miền núi chiếm 25% dân số. VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2; Vùng Tây Bắc 69 người/km2.
b. Giữa thành thị và nông thôn
Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số. Tuy nhiên có xu hướng tỉ lệ dân số thành thị ngày càng tăng.
4. Nguyên nhân, hậu quả của tăng dân số nhanh và phân bố chưa hợp lí
a. nguyên nhân :
- Dân số tăng nhanh do nhu cầu nhân lực trong thời kì đầu thế kỉ 20, sự thiếu hiểu biết về dân số, tư tưởng phong kiến…
- Phân bố chưa hợp lí do : Có sự khác nhau về địa hình, khí hậu, vị trí giữa các vùng, hạ tầng, sự phân bố công nghiệp, lịch sử định cư,…
b. Hậu quả
- Gây sửc ép lên nguồn tài nguyên, môi trường ; thất nghiệp, kìm hảm tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống…
- Vùng đồng bằng đông đúc, gây sức ép lên tài nguyên môi trường ; vùng trung du và miền núi thiếu nhân lực để phát triển KT- XH.
5. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta.
- Hạn chế tốc độ tăng dân số tự nhiên.
- Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
- Xây dựng chính sách để đáp ứng xu thế đô thị hóa.
- Xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo nghế.
- Phát triển công nghiệp ở nông thôn, vùng núi.
Bài 17. LAO ĐỘNG VÀ VLỆC LÀM
. Nguồn lao động
a) Mặt mạnh
+ Nguồn lao động rất dồi dào42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (2005). Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động.
+ Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
+ Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
b) Hạn chế
- Nhiều lao động chưa qua đào tạo
- Lực lượng lao động có trình độ cao, lành nghề còn ít.
2. Cơ cấu lao động
a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm và thấp.
Nguyên nhân: Do xu hướng CNH, cơ cấu KT có sự chuyển dịch từ khu vực 1 sang khu vực 2 và 3.
b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
- Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước.
- Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước cao, khu vực Nhà nước ít biến động, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.
Nguyên nhân: Do chủ trương đa dạng hóa các thành phần KT, thu hút đầu tư nước ngoài, nhu cầu phát triển KT thị trường theo định hướng XHCN.
c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
Phần lớn lao động ở nông thôn.Tuy nhiên tỉ trọng lao động nông thôn giảm, ở khu vực thành thị tăng.
Nguyên nhân:
- Là nước nông nghiệp nhưng đang trong quá trình CNH.
- Ở thành thị điều kiện sống, học tập và làm việc tốt, là trung tâm KT văn hóa,… ở nông thôn điều kiện KT – XH chậm phát triển.
d. Hạn chế về lao động
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
a) Vấn đề việc làm
- Việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta. Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta cần giải quyết gần 1 triệu việc làm.
Nguyên nhân: Do dân số đông, tăng nhanh, trong khi nền KT chưa phát triển.
b) Hướng giải quyết việc làm
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
- Đa dạng hóa các loại hình sản xuất.
-Thu hút đầu tư nước ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo
- Xuát khẩu lao động
Bài 18. ĐÔ THỊ HOÁ
1. Đặc điểm
a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỉ III (TCN) nước ta đã có đô thị đầu tiên, thời Pháp thuộc có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,… thời kì 1954- 1975 ở Miến Bắc đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, Miến Nam đô thị hóa phục vụ chiến tranh. Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.Vậy quá trình đô thị hoá chậm.
- Trình độ đô thị hóa,thấp thể hiện:
+ Tỉ lệ dân đô thị thấp.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng: Năm 1990: 19,5%, đến năm 2005 tăng lên 26,9% => tốc độ tăng chậm.
c)Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Số lượng đô thị nhiều (689 đô thị)
- Số thành phố lớn còn ít
- Số lượng các đô thị tập trung ở Trung du &MN Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng
- Số lượng dân thành thị tập trung ở ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.
d. Các nguyên nhân
- Tốc độ tăng dân số nhanh.
- Quá trình CNH diễn ra chậm
- Hạ tầng đô thị chậm phát triển
- Điều kiện phát triển đô thị và mật độ dân số các vùng khác nhau.
Поделитесь с Вашими друзьями: |